QCVN 02:2022/BXD quy định về Số liệu điều kiện tự nhiên dùng trong xây dựng như thế nào? Số liệu khí hậu Việt Nam dùng trong xây dựng ra sao?

QCVN 02:2022/BXD quy định về Số liệu điều kiện tự nhiên dùng trong xây dựng như thế nào? Số liệu khí hậu Việt Nam dùng trong xây dưng ra sao? Câu hỏi của bạn T.A ở Hà Nội

QCVN 02:2022/BXD quy định về số liệu điều kiện tự nhiên dùng trong xây dựng như thế nào?

Căn cứ theo QCVN 02:2022/BXD ban hành kèm theo Thông tư 02/2022/TT-BXD quy định số liệu điều kiện tự nhiên dùng trong xây dựng

Theo đó, Quy chuẩn kỹ thuật QCVN 02:2022/BXD quy định các số liệu điều kiện tự nhiên áp dụng trong việc lập, thẩm định, phê duyệt các hoạt động xây dựng bao gồm lập quy hoạch xây dựng, lập dự án đầu tư xây dựng công trình, thiết kế xây dựng công trình, thi công xây dựng công trình, giám sát thi công xây dựng công trình, quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình tại Việt Nam.

- Trong một số trường hợp riêng biệt, cho phép sử dụng số liệu gió, động đất và các số liệu điều kiện tự nhiên khác dùng trong xây dựng được cung cấp bởi cơ quan chuyên môn nhà nước có thẩm quyền như:

+ Viện Khoa học khí tượng thủy văn và biến đổi khí hậu hoặc Tổng cục khí tượng thủy văn - Bộ Tài nguyên và Môi trường, Viện Vật lý địa cầu - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam... đối với một số công trình cụ thể khi có luận chứng, nêu rõ các cơ sở khoa học của các số liệu áp dụng, gửi Bộ Xây dựng.

QCVN 02:2022/BXD quy định về Số liệu điều kiện tự nhiên dùng trong xây dựng như thế nào? Số liệu khí hậu Việt Nam dùng trong xây dựng ra sao?

QCVN 02:2022/BXD quy định về Số liệu điều kiện tự nhiên dùng trong xây dựng như thế nào? Số liệu khí hậu Việt Nam dùng trong xây dựng ra sao? (Hình từ Internet)

Số liệu đặc điểm khí hậu Việt Nam dùng trong xây dựng ra sao?

Căn cứ tại Mục 2 QCVN 02:2022/BXD ban hành kèm theo Thông tư 02/2022/TT-BXD quy định về số liệu đặc điểm khí hậu Việt Nam dùng trong xây dựng như sau:

(1) Về mùa khí hậu

Việt Nam thuộc vùng khí hậu nhiệt đới ẩm, gió mùa. Lãnh thổ Việt Nam được chia làm 2 miền Bắc và Nam với khí hậu khác biệt:

- Miền Bắc (từ 16 độ vĩ bắc, ngang với đèo Hải Vân, trở ra phía bắc): Có mùa đông lạnh. Vùng đồng bằng tháng lạnh có nhiệt độ trung bình từ 10 ºC đến 15 ºC.

- Miền Nam (từ 16 độ vĩ bắc, ngang với đèo Hải Vân, trở vào phía nam): Không có mùa đông lạnh. Vùng đồng bằng quanh năm nóng và chia ra 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa từ tháng 5 tới tháng 10, mùa khô từ tháng 11 tới tháng 4.

(2) Nắng, nhiệt độ không khí, bức xạ mặt trời

- Nắng: Trên toàn lãnh thổ, thời gian nắng dài. Số giờ nắng trung bình trong một năm: Miền Bắc nhỏ hơn 2 000 h, miền Nam lớn hơn 2 000 h.

- Nhiệt độ không khí: Miền Bắc có nhiệt độ trung bình hàng năm phổ biến dưới 24 ºC; miền Nam có nhiệt độ trung bình hàng năm phổ biến từ 24 ºC đến 28 ºC.

- Bức xạ mặt trời: Lượng bức xạ dồi dào. Tổng xạ trung bình hàng năm tại miền Bắc lớn hơn 586 kJ/cm2; tại miền Nam nhỏ hơn 586 kJ/c m2.

(3) Độ ẩm của không khí và các mùa thời tiết

Trên toàn lãnh thổ, độ ẩm tương đối của không khí quanh năm cao: từ 76 % đến 88 %. Tại một số nơi, trong khoảng thời gian nhất định có thể có sự thay đổi lớn về độ ẩm không khí do ảnh hưởng của một số hiện tượng thời tiết đặc biệt.

- Thời kỳ mưa phùn, lạnh ẩm: Ở miền Bắc, vào thời kỳ gió mùa mùa đông (gió mùa Đông Bắc) thường có mưa phùn ẩm ướt, độ ẩm tương đối của không khí cao, có lúc bão hòa. Tuy nhiên, có một số thời điểm có gió mùa đông bắc kèm thời tiết hanh khô với độ ẩm thấp xảy ra trong một vài ngày đến vài tuần.

- Thời tiết nồm ẩm: Tại vùng phía đông miền Bắc và ven biển miền Trung, vào khoảng thời gian cuối mùa đông, đầu mùa xuân (từ tháng 2 đến tháng 4) thường có thời tiết nồm ẩm, không khí có nhiệt độ t ừ 20 ºC đến 25 ºC và độ ẩm tương đối rất lớn, trên 95 %, có lúc bão hòa.

- Thời tiết khô nóng: Tại các vùng trũng khuất phía đông dãy núi Trường Sơn và các thung lũng vùng Tây Bắc về mùa hè có gió khô nóng thổi theo hướng tây, tây bắc, tây nam với thời gian hoạt động từ 10 ngày đến 30 ngày trong năm.

Thời tiết trở nên khô nóng, nhiệt độ trên 35 ºC và độ ẩm tương đối dưới 55%.

(4) Mưa, tuyết

Trên toàn lãnh thổ, lượng mưa và thời gian mưa hàng năm tương đối lớn, trung bình t ừ 1 100 mm đến 4 800 mm và từ 100 ngày đến 223 ngày. Mưa phân bố không đều và tập trung vào các tháng mưa. Nhiều trận mưa có cường độ lớn, nhiều đợt mưa liên tục, kéo dài, gây lũ lụt.

Trên toàn lãnh thổ không có tuyết trừ một đôi lần trong năm và ở một vài ngọn núi cao phía Bắc.

(5) Phân vùng khí hậu xây dựng

Lãnh thổ Việt Nam được phân chia thành 7 vùng khí hậu xây dựng:

- Vùng Tây Bắc (vùng I);

- Vùng trung du - miền núi Việt Bắc và Đông Bắc (vùng II);

- Vùng đồng bằng Bắc Bộ (vùng III);

- Vùng Bắc Trung Bộ (vùng IV);

- Vùng Nam Trung Bộ (vùng V);

- Vùng Tây Nguyên (vùng VI);

- Vùng Nam Bộ (Vùng VII).

CHÚ THÍCH: Đây là phiên bản thu nhỏ của bản đồ tỷ lệ 1:1.000.000 do Viện Khoa học khí tượng thủy văn và biến đổi khí hậu - Bộ Tài nguyên và Môi trường lập và cung cấp.

Đặc điểm của các vùng khí hậu xây dựng Việt Nam được quy định như thế nào?

Tại tiểu mục 2.5 Mục 2 QCVN 02:2022/BXD ban hành kèm theo Thông tư 02/2022/TT-BXD quy định đặc điểm của các vùng khí hậu xây dựng Việt Nam như sau:

- Vùng I - Vùng Tây Bắc: Được tách bởi dãy núi Hoàng Liên Sơn với đường ranh giới nằm ở sườn đông dọc theo đường đẳng trị chỉ số cán cân nhiệt CCN1,I= -350 cal/phút (gọi tắt là đường đẳng trị CCN1,I). Dãy núi này cũng là ranh giới phân chia ảnh hưởng của thời tiết “khô lạnh” và thời tiết “nồm ẩm” của thời kỳ mùa xuân giữa 2 vùng núi của Bắc Bộ. Do ảnh hưởng khác nhau của 2 hiện tượng này đã dẫn đến sự khác nhau về mức độ nóng, lạnh trong một thời kỳ dài của nửa đầu năm. Đây là các yếu tố tác động nhất định đến các giải pháp kiến trúc. Tuy nhiên, do độ cao trung bình khá lớn nên đặc điểm khí hậu cơ bản của vùng này vẫn là vùng có mùa đông lạnh với giải pháp chống lạnh chiếm ưu thế. Đây là vùng tồn tại đồng thời cả 3 vành đai khí hậu theo độ cao. Khí hậu của vùng núi Tây Bắc được giới hạn về phía nam bởi vùng núi thuộc phía Tây tỉnh Hòa Bình, do tác động trực tiếp của không khí cực đới sau khi qua Đồng bằng Bắc Bộ trên phần lớn tỉnh Hòa Bình, đã mang vào đây những đặc điểm cơ bản của khí hậu vùng phía đông và vùng đồng bằng Bắc Bộ với sự tồn tại của mùa “nồm ẩm” và nhiệt độ thấp trong mùa đông.

- Vùng II - Vùng trung du - miền núi Việt Bắc và Đông Bắc: Đây là vùng thuộc phía Đông Hoàng Liên Sơn, được tách bởi đường đẳng trị CCN1,I= -350 cal/phút kết hợp với đường đẳng trị CCNVII= 600 cal/phút. Đây là vùng có mùa đông lạnh nhất so với cả nước, mặc dù thực tế vẫn có nhiệt độ rất thấp trên các vùng núi cao của Tây Bắc song trên cùng độ cao thì nhiệt độ ở vùng này cao hơn đáng kể. Trên cùng một đai cao, biện pháp chống lạnh ở Đông Bắc là quan trọng nhất. Là vùng núi nên khí hậu phân hóa mạnh mẽ theo độ cao địa hình, trong vùng tồn tại cả 3 vành đai khí hậu.

- Vùng III - Vùng Đồng bằng Bắc Bộ: Đây là vùng có mức độ lạnh về mùa đông kém hơn so với vùng Đông Bắc nhưng cao hơn so với vùng Tây Bắc và Bắc Trung Bộ. Nó được giới hạn bởi các đường đẳng trị CCN1,I = -350 cal/phút và ∆CCNnăm = 1 000 cal/phút về phía bắc và tây. Nó được tách khỏi Bắc Trung Bộ bởi ảnh hưởng của thời tiết khô nóng do ảnh hưởng của gió tây khô nóng (gió Lào), được phân định bằng chỉ số nhiệt ẩm tương đương CSAIV-VII lớn hơn 2 và CSAVII lớn hơn 2, số ngày “khô nóng” cả năm nhỏ hơn 10. Đây là vùng có mùa hè nóng và ẩm nhưng hầu như không có ảnh hưởng của gió tây khô nóng. Trong toàn vùng, khí hậu khá đồng nhất, chịu ảnh hưởng mạnh của bão và các đặc trưng khác của biển.

- Vùng IV - Vùng Bắc Trung Bộ: Được giới hạn về phía Nam bởi đường ranh giới miền, đặc trưng bởi sự giảm yếu dần của mức độ lạnh về mùa đông, chịu ảnh hưởng mạnh của thời tiết khô nóng trong thời kỳ xuân-hè. Đây là vùng có sự khác biệt đáng kể về mùa mưa - ẩm so với vùng Đồng bằng Bắc Bộ, CSAIV-VII nhỏ hơn 2 và CSAVII nhỏ hơn 2. Địa hình không đồng nhất, tồn tại cả ảnh hưởng của độ cao địa hình, chủ yếu là vành đai khí hậu núi thấp và một phần không lớn thuộc vành đai khí hậu núi giữa. Hầu hết phần này nằm ở phần đông của dãy Trường Sơn, đón gió mùa đông bắc và gió biển, song cũng có một số khu vực thung lũng và núi thấp nằm khuất sau các khối núi cao hơn ở phía Đông nên có một số đặc điểm của khí hậu phía tây như khu vực cực tây của Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế. Khu vực Bắc Trung Bộ là khu vực chịu tác động lớn bởi hiện tượng gió tây khô nóng từ tháng 4 đến tháng 9 hàng năm, gây ra điều kiện thời tiết khắc nghiệt khô và nóng. Trong thời kỳ hoạt động của gió tây khô nóng, độ ẩm thấp nhất có thể xuống đến 30 % và nhiệt độ cao nhất có thể lên tới 43 ºC. Ngược lại, trong các tháng cuối năm (từ tháng 10 đến tháng 12), do ảnh hưởng của gió mùa đông bắc và nhiễu động trên biển, khu vực này thường xuất hiện mưa lớn dồn dập.

- Vùng V - Vùng Nam Trung Bộ: Được tách khỏi đồng bằng Nam Bộ chủ yếu do tác động của thời tiết khô nóng, trên cơ sở các chỉ tiêu về ẩm (CSA > 2) và số ngày có thời tiết khô nóng (NKN > 10). Khí hậu ở vùng này không thật sự đồng nhất, có sự phân hóa theo độ cao. Phần lớn các khu vực núi thuộc vành đai khí hậu núi thấp, một phần nhỏ thuộc vành đai núi giữa và toàn bộ chúng đều nằm ở mặt phía đông. Ranh giới phía tây được phân chủ yếu dựa vào đường CCN1,0= 0 cal/phút và phần phía nam là đường phân giới mức độ ảnh hưởng của gió tây khô nóng (số ngày khô nóng do gió Lào gây ra lớn hơn 10 ngày). Là khu vực phân giới sự khác biệt của mùa mưa, mức độ ẩm do hệ quả khác nhau của gió mùa Tây Nam. Đường ranh giới này nằm ở khoảng giữa 2 tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận, gần như tách hẳn Bình Thuận sang vùng khí hậu Nam Bộ.

- Vùng VI - Vùng Tây Nguyên: Được tách bởi đường đẳng trị ∆CCNnăm = 700 cal/phút, CCN1,I = 0. Không khí cực đới về mùa đông nhưng vẫn tồn tại mùa đông khá lạnh trên nhiều khu vực (CCNI < 0 cal/phút, CCN1,I < 0 cal/phút) do ảnh hưởng của độ cao địa hình. Trên Tây Nguyên không có sự khác nhau đáng kể về mức độ lạnh trong mùa đông nhưng sự khác nhau giữa mùa lạnh và mùa nóng rất ít, tức là chỉ có một mùa nhiệt hàng năm. Là vùng núi, Tây Nguyên cũng tồn tại cả 3 vành đai khí hậu với những cao nguyên rộng có khí hậu khá đồng nhất theo đặc tính của các đai cao tương ứng. Do sườn tây nên Tây Nguyên không có ảnh hưởng của “gió Lào” gây ra thời tiết khô nóng.

- Vùng VII - Vùng Nam Bộ: Được tách khỏi 2 vùng trên bởi đường ranh giới phía nam của vùng khí hậu Tây Nguyên và ven biển Nam Trung Bộ. Đây là vùng có khí hậu khá đồng nhất, mang những đặc điểm điển hình của khí hậu nhiệt đới gió mùa. Chống nóng là đối tượng trọng yếu nhất trong các giải pháp phòng tránh đối với công trình xây dựng.

Riêng đối với vùng biển, ghép các đảo vào các vùng khí hậu đã được phân chia trên đất liền có điều kiện khí hậu gần tương tự.

Các đảo nằm ở bắc vĩ độ 20,83oN ghép vào vùng khí hậu Đông Bắc

Các đảo nằm giữa vùng vĩ độ trên và vĩ độ 16,83°N ghép vào vùng khí hậu Đồng bằng Bắc Bộ hoặc Bắc Trung Bộ.

Các đảo nằm ở phía nam vĩ độ 16,83°N ghép vào vùng khí hậu đồng bằng Nam Bộ.

Xây dựng TẢI TRỌN BỘ CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN XÂY DỰNG
Quy chuẩn Việt Nam
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Mẫu bản đăng ký thông số kỹ thuật và mã nhận dạng khung xe mới nhất áp dụng từ ngày 05/12/2024?
Pháp luật
Không thay đổi tổng mức đầu tư xây dựng khi điều chỉnh chi phí tăng tiền đền bù thì có cần xin ý kiến trước khi trình phê duyệt không?
Pháp luật
Theo QCVN 24:2016/BYT, mức tiếp xúc với tiếng ồn của NLĐ tại nơi làm việc bình thường trong 8 giờ không được vượt quá bao nhiêu decibel (dBA)?
Pháp luật
Các yếu tố nguy hiểm, có hại có thể gây ra những hậu quả gì với người làm việc trong không gian hạn chế?
Pháp luật
Theo QCVN 22:2016/BYT, khu vực Các phòng làm việc chung, phòng hồ sơ, photocopy thì độ rọi chiếu sáng tối thiểu là bao nhiêu lux?
Pháp luật
QCVN 35:2024/BGTVT về Đèn chiếu sáng phía trước của phương tiện giao thông cơ giới đường bộ từ ngày 1/10/2024 theo Thông tư 07/2024/TT-BGTVT ra sao?
Pháp luật
QCVN 115:2024/BGTVT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về đường bộ cao tốc ban hành kèm theo Thông tư 06/2024/TT-BGTVT mới nhất ra sao?
Pháp luật
Hướng dẫn một số nội dung của Quy chuẩn Việt Nam 06:2022/BXD theo Công văn 98/C07-P4 năm 2023 ra sao?
Pháp luật
Điều kiện khởi công xây dựng công trình bao gồm những điều kiện gì? Trong hoạt động đầu tư xây dựng phải tuân thủ các nguyên tắc nào?
Pháp luật
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về các phép đo phát xạ EMC mới nhất hiện nay được quy định như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Xây dựng
Tác giả Nguyễn Trần Hoàng Quyên Nguyễn Trần Hoàng Quyên Lưu bài viết
3,452 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Xây dựng Quy chuẩn Việt Nam
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào