Chuyên môn kỹ thuật trong hoạt động cấp cứu, hội chẩn, phẫu thuật tại các cơ sở khám chữa bệnh được quy định như thế nào?

Cho tôi hỏi, tại các cơ sở khám chữa bệnh chuyên môn kỹ thuật trong hoạt động cấp cứu, hội chẩn, phẫu thuật được quy định như thế nào? - Thanh Hằng (Hà Nội)

Quy định về chuyên môn kỹ thuật trong hoạt động cấp cứu như thế nào?

Chuyên môn kỹ thuật trong hoạt động cấp cứu tại các cơ sở khám chữa bệnh được quy định tại Điều 61 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 như sau:

- Hoạt động cấp cứu bao gồm:

+ Cấp cứu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;

+ Cấp cứu ngoại viện.

- Việc cấp cứu phải được thực hiện trên cơ sở đánh giá, phân loại và áp dụng các biện pháp chuyên môn kỹ thuật phù hợp với tình trạng của người bệnh.

Trong trường hợp cần áp dụng những biện pháp cấp cứu khẩn cấp mà chưa có sự đồng ý của người đại diện của người bệnh thì người chịu trách nhiệm chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc người trực lãnh đạo của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có quyền quyết định.

- Khi việc cấp cứu cần sự hỗ trợ chuyên môn kỹ thuật thì tùy từng trường hợp cụ thể, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải thực hiện một hoặc một số hoạt động sau đây:

+ Tổ chức hội chẩn theo quy định tại Điều 64 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023;

+ Đề nghị cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác hỗ trợ cấp cứu;

+ Hỗ trợ khám bệnh, chữa bệnh từ xa;

+ Chuyển người bệnh cấp cứu đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phù hợp.

- Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm ưu tiên điều kiện tốt nhất về nhân lực, thiết bị y tế, thuốc cho việc cấp cứu người bệnh và chuyển người bệnh cấp cứu đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phù hợp.

- Hoạt động cấp cứu ngoại viện bao gồm:

+ Hoạt động sơ cứu do người có kiến thức hoặc đã qua đào tạo về cấp cứu ngoại viện thực hiện;

+ Hoạt động cấp cứu do cấp cứu viên ngoại viện hoặc người hành nghề thực hiện.

- Hệ thống cấp cứu ngoại viện được tổ chức dựa trên các tiêu chí cơ bản sau đây:

+ Phù hợp với quy mô dân số;

+ Phù hợp với đặc điểm địa lý của từng địa bàn;

+ Bảo đảm khả năng tiếp nhận và vận chuyển người bệnh đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong khoảng thời gian ngắn nhất.

- Kinh phí cho hoạt động cấp cứu ngoại viện bao gồm:

+ Ngân sách nhà nước bảo đảm kinh phí cho đầu tư thiết lập hệ thống cơ sở cấp cứu ngoại viện của Nhà nước; hệ thống tiếp nhận thông tin và điều phối cấp cứu; chi phí vận chuyển và sử dụng dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh trong quá trình vận chuyển cấp cứu đối với trường hợp tai nạn, thiên tai, thảm họa, dịch bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm có khả năng lây truyền rất nhanh, phát tán rộng và tỷ lệ tử vong cao hoặc chưa rõ tác nhân gây bệnh; chi phí quản lý, vận hành cơ sở cấp cứu ngoại viện của Nhà nước;

+ Người sử dụng dịch vụ cấp cứu ngoại viện chi trả chi phí sử dụng dịch vụ theo quy định tại Điều 18 và Điều 110 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản này.

- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức hệ thống cấp cứu ngoại viện của Nhà nước trên địa bàn quản lý.

Chuyên môn kỹ thuật trong hoạt động cấp cứu, hội chẩn, phẫu thuật tại các cơ sở khám chữa bệnh được quy định như thế nào? (Hình ảnh từ Interntet)

Có bao nhiêu hình thức hội chẩn trong hoạt động khám chữa bệnh?

Hội chẩn là việc thảo luận giữa một nhóm người hành nghề về tình trạng bệnh của người bệnh để chẩn đoán và đưa ra phương pháp chữa bệnh phù hợp, kịp thời (theo khoản 16 Điều 2 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023).

Căn cứ Điều 64 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 về chuyên môn kỹ thuật trong hội chẩn, cụ thể:

- Việc hội chẩn được thực hiện khi bệnh vượt quá khả năng chẩn đoán và điều trị của người hành nghề hoặc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc đã điều trị nhưng bệnh không có tiến triển tốt hoặc có diễn biến xấu đi. Kết quả hội chẩn phải được thể hiện bằng văn bản và được lưu trữ trong hồ sơ bệnh án.

- Các hình thức hội chẩn bao gồm:

+ Hội chẩn khoa, liên khoa và toàn cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;

+ Hội chẩn giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong nước; giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong nước và nước ngoài;

+ Hội chẩn khác.

- Các phương thức hội chẩn bao gồm:

+ Hội chẩn trực tiếp;

+ Hội chẩn từ xa.

- Trên cơ sở kết quả hội chẩn, người hành nghề trực tiếp khám bệnh, chữa bệnh đưa ra quyết định chẩn đoán, điều trị phù hợp cho người bệnh.

Quy định về chuyên môn kỹ thuật trong thực hiện phẫu thuật như thế nào?

Theo quy định tại Điều 65 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023, chuyên môn kỹ thuật trong thực hiện phẫu thuật như sau:

- Việc phẫu thuật hoặc can thiệp có xâm nhập cơ thể đối với người bệnh chỉ được thực hiện sau khi có sự đồng ý của người bệnh hoặc người đại diện của người bệnh quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 8 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023.

- Việc phẫu thuật hoặc can thiệp có xâm nhập cơ thể đối với người bệnh là người bị mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc người chưa thành niên hoặc người bệnh không có thân nhân được thực hiện theo quy định tại Điều 15 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023.

Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 sẽ có hiệu lực từ ngày 01/01/2024

Cơ sở khám chữa bệnh
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Hồ sơ, thủ tục đề nghị cấp lại giấy phép hoạt động cơ sở khám bệnh chữa bệnh năm 2024 như thế nào?
Pháp luật
Cơ sở khám chữa bệnh tư nhân có được tham gia đấu thầu không? Có được lựa chọn nhà thầu theo số lượng dịch vụ kỹ thuật không?
Pháp luật
Công văn 2567/BYT-KCB năm 2024 hướng dẫn thực hiện đăng tải danh sách đăng ký hành nghề của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh như thế nào?
Pháp luật
Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thay đổi thời gian làm việc thì có phải điều chỉnh lại giấy phép hoạt động không?
Pháp luật
Tài liệu chứng minh tiêu chuẩn quản lý chất lượng cơ sở khám chữa bệnh đã được áp dụng thử nghiệm bao gồm những gì?
Pháp luật
Hội đồng truyền máu là gì và do ai thành lập? Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có sử dụng máu có trách nhiệm phải thành lập Hội đồng truyền máu hay không?
Pháp luật
Cơ sở khám chữa bệnh của nhà nước được chia thành mấy cấp chuyên môn kỹ thuật? Việc xếp các cấp này theo tiêu chí nào?
Pháp luật
Mẫu đơn đề nghị thừa nhận tiêu chuẩn quản lý chất lượng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh? Nộp hồ sơ đề nghị ở đâu?
Pháp luật
Trình tự thực hiện thủ tục thừa nhận tiêu chuẩn quản lý chất lượng cơ sở khám bệnh chữa bệnh do Bộ Y tế ban hành năm 2024?
Pháp luật
Thuê mặt bằng chung cư để mở phòng khám được không? Người nước ngoài có thể thuê văn phòng để mở phòng khám ở Việt Nam không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Cơ sở khám chữa bệnh
2,264 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Cơ sở khám chữa bệnh
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào