Hỗ trợ 100 tỷ đồng cho 5 tỉnh để khắc phục hậu quả sau bão số 3 và ổn định đời sống người dân cụ thể là tỉnh nào?

Hỗ trợ 100 tỷ đồng cho 5 tỉnh để khắc phục hậu quả sau bão số 3 và ổn định đời sống người dân cụ thể là tỉnh nào?

Hỗ trợ 100 tỷ đồng cho 5 tỉnh để khắc phục hậu quả sau bão số 3 và ổn định đời sống người dân cụ thể là tỉnh nào?

Xem thêm: Bản đồ Việt Nam 63 tỉnh thành mới nhất 2024

>> Cầu phao công binh là gì?

Ngày 09 tháng 9 năm 2024, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định 943/QĐ-TTg về việc hỗ trợ khẩn cấp khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3, cụ thể:

- Hỗ trợ 100 tỷ đồng (Một trăm tỷ đồng) từ nguồn dự phòng ngân sách trung ương năm 2024 cho 05 địa phương để thực hiện khắc phục hậu quả, ổn định đời sống cho người dân sau cơn bão số 3 (gồm: Nam Định 20 tỷ đồng, Thái Bình 30 tỷ đồng, Hải Dương 20 tỷ đồng, Yên Bái 20 tỷ đồng, Hưng Yên 10 tỷ đồng).

- Ủy ban nhân dân các tỉnh: Nam Định, Thái Bình, Hải Dương, Yên Bái, Hưng Yên có trách nhiệm phân bổ cụ thể và sử dụng số kinh phí được bổ sung nêu trên bảo đảm theo đúng quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước và các văn bản pháp luật khác có liên quan, đúng mục đích sử dụng, tiết kiệm, hiệu quả, không để thất thoát, lãng phí, tiêu cực; sử dụng nguồn ngân sách trung uơng hỗ trợ cùng với nguồn ngân sách địa phương và các nguồn vốn hợp pháp khác để kịp thời khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra.

- Các địa phương Quảng Ninh, Hải Phòng đã báo cáo về việc hiện nay tự cân đối nguồn lực của địa phương để khắc phục hậu quả cơn bão số 3; do đó, ngân sách trung ương sẽ xem xét, hỗ trợ khi các địa phương có đề xuất.

Như vậy, để hỗ trợ khẩn cấp khắc phục thiệt hại và ổn định đời sống cho người dân do cơn bão số 3, Chính phủ đã quyết định hỗ trợ 100 tỷ đồng (Một trăm tỷ đồng) từ nguồn dự phòng ngân sách trung ương năm 2024 cho 5 tỉnh gồm: Nam Định, Thái Bình, Hải Dương, Yên Bái, Hưng Yên.

Hỗ trợ 100 tỷ đồng cho 5 tỉnh để khắc phục hậu quả sau bão số 3 và ổn định đời sống người dân cụ thể là tỉnh nào?

Hỗ trợ 100 tỷ đồng cho 5 tỉnh để khắc phục hậu quả sau bão số 3 và ổn định đời sống người dân cụ thể là tỉnh nào? (Hình từ Internet)

Mức hỗ trợ khôi phục sản xuất nông nghiệp do bão số 3 (Siêu bão YAGI) gây thiệt hại là bao nhiêu?

Căn cứ tại Điều 5 Nghị đinh 02/2017/NĐ-CP quy định về mức hỗ trợ khôi phục sản xuất nông nghiệp do thiên tai gây ra như sau:

(1) Hỗ trợ đối với cây trồng:

- Diện tích lúa thuần bị thiệt hại trên 70%, hỗ trợ 2.000.000 đồng/ha; thiệt hại từ 30% - 70%, hỗ trợ 1.000.000 đồng/ha;

- Diện tích mạ lúa thuần bị thiệt hại trên 70%, hỗ trợ 20.000.000 đồng/ha; thiệt hại từ 30% - 70%, hỗ trợ 10.000.000 đồng/ha;

- Diện tích lúa lai bị thiệt hại trên 70%, hỗ trợ 3.000.000 đồng/ha; thiệt hại từ 30% - 70%, hỗ trợ 1.500.000 đồng/ha;

- Diện tích mạ lúa lai bị thiệt hại trên 70%, hỗ trợ 30.000.000 đồng/ha; thiệt hại từ 30% - 70%, hỗ trợ 15.000.000 đồng/ha;

- Diện tích ngô và rau màu các loại thiệt hại trên 70%, hỗ trợ 2.000.000 đồng/ha; thiệt hại từ 30% - 70%, hỗ trợ 1.000.000 đồng/ha;

- Diện tích cây công nghiệp và cây ăn quả lâu năm bị thiệt hại trên 70%, hỗ trợ 4.000.000 đồng/ha; thiệt hại từ 30% - 70%, hỗ trợ 2.000.000 đồng/ha.

(2) Hỗ trợ đối với sản xuất lâm nghiệp:

- Diện tích cây rừng, cây lâm sản ngoài gỗ trồng trên đất lâm nghiệp, vườn giống, rừng giống bị thiệt hại trên 70%, hỗ trợ 4.000.000 đồng/ha; thiệt hại từ 30% - 70%, hỗ trợ 2.000.000 đồng/ha;

- Diện tích cây giống được ươm trong giai đoạn vườn ươm bị thiệt hại trên 70%, hỗ trợ 40.000.000 đồng/ha; bị thiệt hại từ 30% - 70%, hỗ trợ 20.000.000 đồng/ha.

(3) Hỗ trợ đối với nuôi thủy, hải sản:

- Diện tích nuôi tôm quảng canh (nuôi tôm lúa, tôm sinh thái, tôm rừng, tôm kết hợp) bị thiệt hại trên 70%, hỗ trợ từ 4.100.000 - 6.000.000 đồng/ha; thiệt hại từ 30% - 70%, hỗ trợ từ 2.000.000 - 4.000.000 đồng/ha;

- Diện tích nuôi cá truyền thống, các loài cá bản địa bị thiệt hại trên 70%, hỗ trợ từ 7.100.000 - 10.000.000 đồng/ha; thiệt hại từ 30% - 70%, hỗ trợ từ 3.000.000 - 7.000.000 đồng/ha;

- Diện tích nuôi tôm sú bán thâm canh, thâm canh bị thiệt hại trên 70%, hỗ trợ từ 6.100.000 - 8.000.000 đồng/ha; thiệt hại từ 30% - 70%, hỗ trợ từ 4.000.000 - 6.000.000 đồng/ha;

- Diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng bán thâm canh, thâm canh bị thiệt hại trên 70%, hỗ trợ từ 20.500.000 - 30.000.000 đồng/ha; thiệt hại từ 30% - 70%, hỗ trợ từ 10.000.000 - 20.000.000 đồng/ha;

- Diện tích nuôi nhuyễn thể bị thiệt hại trên 70%, hỗ trợ từ 40.500.000 - 60.000.000 đồng/ha; thiệt hại từ 30% - 70%, hỗ trợ từ 20.000.000 - 40.000.000 đồng/ha;

- Diện tích nuôi cá tra thâm canh bị thiệt hại trên 70%, hỗ trợ từ 20.500.000 - 30.000.000 đồng/ha; thiệt hại từ 30% - 70%, hỗ trợ từ 10.000.000 - 20.000.000 đồng/ha;

- Lồng, bè nuôi nước ngọt bị thiệt hại trên 70%, hỗ trợ từ 7.100.000 - 10.000.000 đồng/100 m3 lồng; thiệt hại từ 30% - 70%, hỗ trợ từ 3.000.000 - 7.000.000 đồng /100 m3 lồng;

- Diện tích nuôi cá rô phi đơn tính thâm canh bị thiệt hại trên 70%, hỗ trợ từ 20.500.000 - 30.000.000 đồng/ha; thiệt hại từ 30% - 70%, hỗ trợ từ 10.000.000 - 20.000.000 đồng/ha;

- Diện tích nuôi cá nước lạnh (tầm, hồi) thâm canh bị thiệt hại trên 70%, hỗ trợ từ 35.500.000 - 50.000.000 đồng/ha; thiệt hại từ 30% - 70%, hỗ trợ từ 15.000.000 - 35.000.000 đồng/ha;

- Lồng, bè nuôi trồng ngoài biển (xa bờ, ven đảo) bị thiệt hại trên 70%, hỗ trợ từ 15.500.000 - 20.000.000 đồng/100 m3 lồng; thiệt hại từ 30% - 70%, hỗ trợ từ 10.000.000 - 15.000.000 đồng/100 m3 lồng;

- Diện tích nuôi trồng các loại thủy, hải sản khác bị thiệt hại trên 70%, hỗ trợ từ 4.100.000 - 6.000.000 đồng/ha; thiệt hại từ 30% - 70%, hỗ trợ từ 2.000.000 - 4.000.000 đồng/ha.

(4) Hỗ trợ đối với nuôi gia súc, gia cầm:

- Thiệt hại do thiên tai:

Gia cầm (gà, vịt, ngan, ngỗng) đến 28 ngày tuổi, hỗ trợ 10.000 - 20.000 đồng/con; trên 28 ngày tuổi, hỗ trợ 21.000 - 35.000 đồng/con;

Lợn đến 28 ngày tuổi, hỗ trợ 300.000 - 400.000 đồng/con; trên 28 ngày tuổi, hỗ trợ 450.000 - 1.000.000 đồng/con; lợn nái và lợn đực đang khai thác, hỗ trợ 2.000.000 đồng/con;

Bê cái hướng sữa đến 6 tháng tuổi, hỗ trợ 1.000.000 - 3.000.000 đồng/con; bò sữa trên 6 tháng tuổi, hỗ trợ 3.100.000 - 10.000.000 đồng/con;

Trâu, bò thịt, ngựa đến 6 tháng tuổi, hỗ trợ 500.000 - 2.000.000 đồng/con; trên 6 tháng tuổi, hỗ trợ 2.100.000 - 6.000.000 đồng/con;

Hươu, nai, cừu, dê: Hỗ trợ 1.000.000 - 2.500.000 đồng/con.

(5) Hỗ trợ đối với sản xuất muối: Diện tích sản xuất muối bị thiệt hại trên 70%, hỗ trợ 1.500.000 đồng/ha; thiệt hại từ 30% - 70%, hỗ trợ 1.000.000 đồng/ha.

(6) Các loại cây trồng, vật nuôi, thủy sản bị thiệt hại chưa được quy định tại các khoản (1), (2), (3) và (4), Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương căn cứ vào khả năng cân đối ngân sách, đặc điểm sản xuất và yêu cầu thực tế tại địa phương để quy định mức hỗ trợ cụ thể cho phù hợp.

(7) Trường hợp hỗ trợ bằng hiện vật, mức hỗ trợ được quy đổi tương đương hỗ trợ bằng tiền theo giá tại thời điểm hỗ trợ.

Trình tự, cách thức thực hiện hỗ trợ thiệt hại để khôi phục sản xuất nông nghiệp ra sao?

Căn cứ tại điểm b khoản 1 Điều 6 Nghị đinh 02/2017/NĐ-CP quy định về trình tự và cách thức thực hiện hỗ trợ thiệt hại đối với thiên tai như sau:

- Hỗ trợ thiệt hại đối với thiên tai: Khi bị thiệt hại, các hộ sản xuất phối hợp với các cơ quan chức năng trên địa bàn, tiến hành thống kê, đánh giá thiệt hại, hoàn thiện hồ sơ gửi trực tiếp lên Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn cấp xã để phối hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân cùng cấp giải quyết theo quy định.

Bên cạnh đó, căn cứ tại khoản 2 Điều 6 Nghị đinh 02/2017/NĐ-CP quy định về hồ sơ hỗ trợ thiệt hại đối với thiên tai như sau:

(1) Đơn đề nghị hỗ trợ thiệt hại do thiên tai theo các Mẫu số 1, 2, 3, 4 và 5 tại Phụ lục I ban hành kèm theo; kèm theo Bản kê khai sản xuất ban đầu theo Mẫu số 6 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị đinh 02/2017/NĐ-CP hoặc Giấy chứng nhận kiểm dịch (nếu có);

(2) Bảng thống kê thiệt hại do thiên tai có xác nhận của thôn, bản, khu dân cư.

Bão số 3
Phòng chống thiên tai Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Phòng chống thiên tai
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Cấp báo động lũ là gì? Lệnh Báo động lũ sông Hồng tại Hà Nội được kích hoạt khi mực nước lên bao nhiêu?
Pháp luật
Đóng cửa xả đáy là sao? Lệnh đóng cửa xả đáy hồ thủy điện Tuyên Quang lúc 8h ngày 11/9/2024 thế nào?
Pháp luật
Trung Quốc xả lũ thủy điện thượng nguồn Sông Lô ngày 11/9 lúc mấy giờ? Trung Quốc xả lũ có làm lưu lượng, mực nước tăng?
Pháp luật
Tổng hợp văn bản chỉ đạo ứng phó với mưa lũ do ảnh hưởng bão số 3 của Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, TP Hà Nội cập nhật?
Pháp luật
Ngập lụt ở Hà Nội: Báo động 3 là gì? Hà nội ngập lụt báo động cấp 3 thì cần báo động những khu vực nào?
Pháp luật
Mức báo động 2 là gì? Lũ sông Hồng lên mức báo động 3 khi nào? Cần ban hành tin lũ khẩn cấp khi sông đạt mức báo động 3?
Pháp luật
Báo động 3 là bao nhiêu mét? Hà Nội đạt mức báo động 3 sông Hồng khi nào? Người lao động tại Hà Nội phải di dời nhà do ngập lụt có được hỗ trợ không?
Pháp luật
Hướng dẫn xem bản đồ ngập lụt Hà Nội? Hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn bị hư hỏng nhà cửa do ngập lụt được nhà nước hỗ trợ chi phí sửa chữa nhà ở?
Pháp luật
Xả lũ là gì? Tại sao phải xả lũ thủy điện? Lệnh đóng cửa xả lũ lúc 12h ngày 10/9 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đối với hồ thủy điện nào?
Pháp luật
Số tài khoản ủng hộ bão số 3 Yagi của Công Đoàn ngành giáo dục TP HCM từ ngày 10/9/2024 đến hết ngày 30/9/2024?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bão số 3
104 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bão số 3 Phòng chống thiên tai

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Bão số 3 Xem toàn bộ văn bản về Phòng chống thiên tai

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào