Quy chế quản lý nợ phải trả của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ quy định những gì?
- Quy chế quản lý nợ phải trả của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ quy định những gì?
- Khi quản lý nợ phải trả để phát sinh nợ không có khả năng thanh toán thì cần thực hiện như thế nào?
- Cơ quan nào có thẩm quyền quy định về việc quản lý tài chính đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ?
Quy chế quản lý nợ phải trả của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ quy định những gì?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 27 Luật Quản lý, sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp 2014 có quy định như sau:
Quản lý nợ phải trả
1. Doanh nghiệp thực hiện quản lý nợ phải trả như sau:
a) Xây dựng, ban hành, thực hiện quy chế quản lý nợ phải trả. Quy chế quản lý nợ phải trả phải quy định trách nhiệm của tập thể, cá nhân trong việc theo dõi, đối chiếu, xác nhận, thanh toán nợ;
b) Theo dõi nợ phải trả theo từng đối tượng nợ; thường xuyên phân loại nợ; xây dựng kế hoạch thanh toán nợ, cân đối dòng tiền bảo đảm thanh toán nợ; thanh toán các khoản nợ theo đúng thời hạn đã cam kết.
...
Theo đó, doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ cần phải xây dựng, ban hành, thực hiện quy chế quản lý nợ phải trả.
Như vậy, đối với quy chế quản lý nợ phải trả của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ phải quy định trách nhiệm của tập thể, cá nhân trong việc theo dõi, đối chiếu, xác nhận, thanh toán nợ.
Quy chế quản lý nợ phải trả của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ quy định những gì? (Hình từ Internet)
Khi quản lý nợ phải trả để phát sinh nợ không có khả năng thanh toán thì cần thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 27 Luật Quản lý, sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp 2014 có quy định như sau:
Quản lý nợ phải trả
...
2. Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty, Tổng giám đốc hoặc Giám đốc có trách nhiệm thường xuyên xem xét, đánh giá, phân tích khả năng thanh toán nợ của doanh nghiệp, phát hiện sớm tình hình khó khăn trong thanh toán nợ để có giải pháp khắc phục kịp thời, không để phát sinh các khoản nợ quá hạn.
3. Trường hợp quản lý để phát sinh nợ phải trả quá hạn, nợ không có khả năng thanh toán thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty, người có liên quan phải bồi thường thiệt hại và bị xử lý theo quy định của pháp luật và điều lệ của doanh nghiệp.
Như vậy, nếu trường hợp người quản lý nợ phải trả để phát sinh nợ không có khả năng thanh toán thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty, người có liên quan phải bồi thường thiệt hại và bị xử lý theo quy định của pháp luật và điều lệ của doanh nghiệp.
Cơ quan nào có thẩm quyền quy định về việc quản lý tài chính đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 40 Luật Quản lý, sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp 2014 có quy định như sau:
Quyền, trách nhiệm của Chính phủ
1. Quy định hình thức, nội dung, trình tự, thủ tục cơ cấu lại vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
2. Ban hành điều lệ, sửa đổi, bổ sung điều lệ đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập.
3. Quy định việc quản lý tài chính đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, bao gồm: phương thức xác định vốn điều lệ; huy động vốn; đầu tư, xây dựng, mua, bán, quản lý, sử dụng tài sản cố định; quản lý nợ phải thu, nợ phải trả; đầu tư, chuyển nhượng vốn ra ngoài doanh nghiệp; phân phối lợi nhuận sau thuế, trích lập và sử dụng các quỹ của doanh nghiệp; bảo toàn và phát triển vốn của doanh nghiệp; thẩm quyền ban hành quy chế tài chính đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
4. Quy định tiêu chí đánh giá kết quả thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ được giao, kết quả hoạt động, hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh, doanh đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và mức độ hoàn thành nhiệm vụ của người quản lý doanh nghiệp, Kiểm soát viên; quy định việc giám sát, kiểm tra hoạt động đầu tư, quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp; quy định việc công khai thông tin về hoạt động của doanh nghiệp.
5. Quy định về chế độ tuyển dụng, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật của người quản lý doanh nghiệp, Kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước.
...
Như vậy, Chính phủ sẽ có quyền quy định việc quản lý tài chính đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, bao gồm:
- Phương thức xác định vốn điều lệ;
- Huy động vốn;
- Đầu tư, xây dựng, mua, bán, quản lý, sử dụng tài sản cố định;
- Quản lý nợ phải thu, nợ phải trả;
- Đầu tư, chuyển nhượng vốn ra ngoài doanh nghiệp;
- Phân phối lợi nhuận sau thuế, trích lập và sử dụng các quỹ của doanh nghiệp;
- Bảo toàn và phát triển vốn của doanh nghiệp;
- Thẩm quyền ban hành quy chế tài chính đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thông tư 30/2024 ban hành Quy chế tuyển sinh trung học cơ sở và tuyển sinh trung học phổ thông ra sao?
- Hướng dẫn vào thuedientu gdt gov vn nộp thuế môn bài 2025? Hạn nộp thuế môn bài 2025 vào ngày nào?
- Biên lai điện tử là gì? Tổng hợp các mẫu hóa đơn và biên lai điện tử hiển thị tham khảo theo Thông tư 78?
- Lời nhận xét môn Toán theo Thông tư 27 cuối kì 1? Mẫu lời nhận xét môn Toán theo Thông tư 27 cuối kì 1 chuẩn?
- Các khoản được hưởng khi nghỉ hưu trước tuổi năm 2025 của cán bộ, công chức, viên chức tại Nghị định 178 2024 thế nào?