Kiểm toán nhà nước làm việc theo chế độ gì? Kế hoạch công tác năm của Kiểm toán nhà nước bao những gì?
Kiểm toán nhà nước làm việc theo chế độ gì?
Căn cư theo quy định tại khoản 2 Điều 2 Quy chế làm việc của Kiểm toán Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 1963/QĐ-KTNN năm 2024 như sau:
Nguyên tắc làm việc
1. Mọi hoạt động của KTNN phải tuân thủ quy định của Hiến pháp và pháp luật, bảo đảm thực hiện nghiêm các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước, chuẩn mực KTNN, quy chế làm việc, quy định, quy trình nghiệp vụ để phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, xử lý các vi phạm, nhất là hành vi lạm dụng, lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao.
2. KTNN làm việc theo chế độ Thủ trưởng, cấp dưới phải nghiêm túc chấp hành sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp trên, không chuyển các công việc thuộc thẩm quyền giải quyết của cấp dưới lên cấp trên. Thực hiện nguyên tắc tập trung, dân chủ, công khai, minh bạch, hiệu quả và bảo đảm sự chỉ đạo, điều hành thống nhất, thông suốt của Tổng Kiểm toán nhà nước đối với các lĩnh vực công tác của KTNN.
...
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì Kiểm toán nhà nước làm việc theo chế độ Thủ trưởng, cấp dưới phải nghiêm túc chấp hành sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp trên, không chuyển các công việc thuộc thẩm quyền giải quyết của cấp dưới lên cấp trên.
Kiểm toán nhà nước làm việc theo chế độ gì? Kế hoạch công tác năm của Kiểm toán nhà nước bao những gì? (Hình từ Internet)
Kế hoạch công tác năm của Kiểm toán nhà nước bao gồm những gì?
Căn cứ vào khoản 1 Điều 16 Quy chế làm việc của Kiểm toán Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 1963/QĐ-KTNN năm 2024 có quy định như sau:
Kế hoạch công tác của KTNN
1. Kế hoạch công tác năm của KTNN
a) Kế hoạch công tác năm của KTNN bao gồm: Kế hoạch kiểm toán; Chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, văn bản quản lý; Kế hoạch công tác tổ chức cán bộ; Kế hoạch hoạt động đối ngoại; Kế hoạch hoạt động khoa học công nghệ; Kế hoạch hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin; Kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản; Kế hoạch mua sắm, sửa chữa tài sản; Kế hoạch công tác thi đua, khen thưởng; Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng công chức và kế hoạch khác do Tổng Kiểm toán nhà nước yêu cầu;
b) Trước ngày 31 tháng 7 hàng năm, các đơn vị tham mưu, sự nghiệp căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, tham mưu Tổng Kiểm toán nhà nước ban hành văn bản hướng dẫn xây dựng kế hoạch công tác cho năm sau đối với từng lĩnh vực, trong đó hướng dẫn phải thể hiện một số nội dung chủ yếu sau: Đánh giá kết quả thực hiện năm trước; những hạn chế, yếu kém và phân tích nguyên nhân; định hướng kế hoạch năm tới; mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể; nhiệm vụ, giải pháp; phân công trách nhiệm của từng đơn vị, cá nhân thực hiện gắn với mốc thời gian hoàn thành; nguồn lực kinh phí (nếu có); các mẫu biểu kèm theo (nếu có);
...
Theo đó, kế hoạch công tác năm của Kiểm toán nhà nước bao gồm:
- Kế hoạch kiểm toán;
- Chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, văn bản quản lý;
- Kế hoạch công tác tổ chức cán bộ;
- Kế hoạch hoạt động đối ngoại;
- Kế hoạch hoạt động khoa học công nghệ;
- Kế hoạch hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin;
- Kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản;
- Kế hoạch mua sắm, sửa chữa tài sản;
- Kế hoạch công tác thi đua, khen thưởng;
- Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng công chức;
- Kế hoạch khác do Tổng Kiểm toán nhà nước yêu cầu.
Quan hệ công tác giữa Lãnh đạo Kiểm toán nhà nước như thế nào?
Quan hệ công tác giữa Lãnh đạo Kiểm toán nhà nước được quy định tại Điều 9 Quy chế làm việc của Kiểm toán Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 1963/QĐ-KTNN năm 2024 như sau:
(1) Tổng Kiểm toán nhà nước thông tin kịp thời tới các Phó Tổng Kiểm toán nhà nước về các quan điểm, chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước liên quan đến Kiểm toán nhà nước.
(2) Tổng Kiểm toán nhà nước chỉ đạo sự phối hợp giữa các Phó Tổng Kiểm toán nhà nước theo chương trình, kế hoạch làm việc, thủ tục, quy trình giải quyết công việc của Kiểm toán nhà nước; phân công Phó Tổng Kiểm toán nhà nước giải quyết các công việc đột xuất phát sinh.
Trong trường hợp cần thiết, Tổng Kiểm toán nhà nước sẽ trực tiếp giải quyết các công việc trong phạm vi đã phân công cho Phó Tổng Kiểm toán nhà nước.
Khi thực hiện công tác đánh giá cán bộ, quy hoạch, bổ nhiệm, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật đối với Thủ trưởng/Phó Thủ trưởng đơn vị, Tổng Kiểm toán nhà nước tham khảo ý kiến của Phó Tổng Kiểm toán nhà nước trực tiếp phụ trách đơn vị đó.
(3) Phó Tổng Kiểm toán nhà nước chịu trách nhiệm trước Tổng Kiểm toán nhà nước về việc giải quyết công việc thuộc lĩnh vực được phân công.
Khi Tổng Kiểm toán nhà nước điều chỉnh sự phân công giữa các Phó Tổng Kiểm toán nhà nước thì các Phó Tổng Kiểm toán nhà nước có trách nhiệm bàn giao đầy đủ nội dung công việc, hồ sơ, tài liệu có liên quan cho nhau và báo cáo Tổng Kiểm toán nhà nước.
(4) Các Phó Tổng Kiểm toán nhà nước phối hợp trong công tác, thông tin kịp thời về việc giải quyết các công việc được phân công.
Nếu có vấn đề liên quan đến lĩnh vực do Phó Tổng Kiểm toán nhà nước khác phụ trách thì Phó Tổng Kiểm toán nhà nước chủ trì có trách nhiệm chủ động phối hợp với Phó Tổng Kiểm toán nhà nước đó để giải quyết;
Trường hợp còn có ý kiến khác nhau, thì báo cáo Tổng Kiểm toán nhà nước quyết định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Sổ theo dõi dạy bù, dạy thay dành cho tổ chuyên môn? Giáo viên có phải dạy bù ngày nghỉ Tết không?
- Quy trình đánh giá xếp loại thỏa ước lao động tập thể có nhiều doanh nghiệp tham gia theo Hướng dẫn 90?
- Mất Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc thú y nhưng vẫn hành nghề bị phạt bao nhiêu? Hồ sơ đăng ký cấp lại gồm những giấy tờ gì?
- Mẫu biên bản bàn giao công tác kế toán mới nhất là mẫu nào? Tải về biên bản bàn giao công tác kế toán?
- Vi phạm hành chính về hóa đơn do bị lệ thuộc về vật chất có được xem là tình tiết giảm nhẹ trong lĩnh vực thuế, hóa đơn?