Hồ sơ trình thẩm định thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở trong Bộ Quốc phòng gồm những tài liệu nào?
- Hồ sơ trình thẩm định thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở trong Bộ Quốc phòng gồm những tài liệu nào?
- Hồ sơ trình thẩm định thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở trong Bộ Quốc phòng gửi đến theo hình thức nào?
- Thời hạn thẩm định thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở trong Bộ Quốc phòng được quy định như thế nào?
Hồ sơ trình thẩm định thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở trong Bộ Quốc phòng gồm những tài liệu nào?
Hồ sơ trình thẩm định thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở trong Bộ Quốc phòng gồm những tài liệu được quy định tại khoản 2 Điều 9 Thông tư 106/2021/TT-BQP như sau:
Hồ sơ trình thẩm định thiết kế xây dựng
…
2. Hồ sơ trình thẩm định thiết kế xây dựng thực hiện theo quy định tại Điều 37 Nghị định số 15/2021/NĐ-CP, gồm:
a) Tờ trình phê duyệt thiết kế xây dựng theo quy định tại Mẫu số 01 Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Các văn bản pháp lý kèm theo, gồm: Quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng; hồ sơ bản vẽ thiết kế bước trước được cơ quan chuyên môn xác nhận (đóng dấu “THẨM ĐỊNH”); báo cáo kết quả thẩm tra thiết kế xây dựng của Nhà thầu tư vấn thẩm tra được chủ đầu tư xác nhận (nếu có); văn bản thẩm duyệt thiết kế phòng cháy, chữa cháy (nếu có), kết quả thực hiện thủ tục về đánh giá tác động môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường (nếu có) và các văn bản khác có liên quan;
Thủ tục về phòng cháy, chữa cháy thực hiện theo nguyên tắc đồng thời, không yêu cầu bắt buộc xuất trình tại thời điểm trình hồ sơ thẩm định, nhưng phải có kết quả gửi cơ quan chuyên môn về xây dựng trước thời hạn thông báo, báo cáo kết quả thẩm định;
c) Hồ sơ thiết kế xây dựng bước thiết kế trình thẩm định: Thuyết minh thiết kế, bản vẽ thiết kế, tài liệu khảo sát xây dựng liên quan, dự toán xây dựng; chỉ dẫn kỹ thuật (nếu có) và quy trình bảo trì;
d) Mã số chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng của nhà thầu khảo sát, nhà thầu lập thiết kế xây dựng, nhà thầu thẩm tra; mã số chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng của các chức danh chủ nhiệm khảo sát xây dựng; chủ nhiệm, chủ trì các bộ môn thiết kế; chủ nhiệm, chủ trì thẩm tra; giấy phép hoạt động xây dựng của nhà thầu nước ngoài (nếu có).
Như vậy, theo quy định trên thì hồ sơ trình thẩm định thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở trong Bộ Quốc phòng gồm những tài liệu sau:
- Tờ trình phê duyệt thiết kế xây dựng;
- Các văn bản pháp lý kèm theo, gồm:
+ Quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng; hồ sơ bản vẽ thiết kế bước trước được cơ quan chuyên môn xác nhận (đóng dấu “THẨM ĐỊNH”);
+ Báo cáo kết quả thẩm tra thiết kế xây dựng của Nhà thầu tư vấn thẩm tra được chủ đầu tư xác nhận (nếu có);
+ Văn bản thẩm duyệt thiết kế phòng cháy, chữa cháy (nếu có), kết quả thực hiện thủ tục về đánh giá tác động môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường (nếu có) và các văn bản khác có liên quan;
Thủ tục về phòng cháy, chữa cháy thực hiện theo nguyên tắc đồng thời, không yêu cầu bắt buộc xuất trình tại thời điểm trình hồ sơ thẩm định, nhưng phải có kết quả gửi cơ quan chuyên môn về xây dựng trước thời hạn thông báo, báo cáo kết quả thẩm định;
- Hồ sơ thiết kế xây dựng bước thiết kế trình thẩm định: Thuyết minh thiết kế, bản vẽ thiết kế, tài liệu khảo sát xây dựng liên quan, dự toán xây dựng; chỉ dẫn kỹ thuật (nếu có) và quy trình bảo trì;
- Mã số chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng của nhà thầu khảo sát, nhà thầu lập thiết kế xây dựng, nhà thầu thẩm tra; mã số chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng của các chức danh chủ nhiệm khảo sát xây dựng; chủ nhiệm, chủ trì các bộ môn thiết kế; chủ nhiệm, chủ trì thẩm tra; giấy phép hoạt động xây dựng của nhà thầu nước ngoài (nếu có).
Hồ sơ trình thẩm định thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở trong Bộ Quốc phòng gồm những tài liệu nào? (Hình từ Internet)
Hồ sơ trình thẩm định thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở trong Bộ Quốc phòng gửi đến theo hình thức nào?
Hồ sơ trình thẩm định thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở trong Bộ Quốc phòng gửi đến theo hình thức được quy định tại điểm d khoản 1 Điều 10 Thông tư 106/2021/TT-BQP như sau:
Quy trình thẩm định, phê duyệt thiết kế xây dựng
1. Gửi hồ sơ trình thẩm định
a) Thiết kế xây dựng do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng phê duyệt: Người đề nghị thẩm định lập Tờ trình gửi Thủ trưởng Bộ Quốc phòng; đồng thời, gửi hồ sơ theo quy định tại khoản 2 Điều 9 Thông tư này đến cơ quan chuyên môn về xây dựng Bộ Quốc phòng;
b) Thiết kế xây dựng do Thủ trưởng cơ quan, đơn vị phê duyệt: Người đề nghị thẩm định lập Tờ trình gửi Thủ trưởng cơ quan, đơn vị; đồng thời, gửi hồ sơ theo quy định tại khoản 2 Điều 9 Thông tư này đến cơ quan chuyên môn về xây dựng cơ quan, đơn vị và cơ quan chuyên môn về xây dựng Bộ Quốc phòng trường hợp dự án do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định đầu tư;
c) Trường hợp cần lấy ý kiến phối hợp của các cơ quan, tổ chức có liên quan, cơ quan chủ trì thẩm định đề nghị người trình thẩm định gửi hồ sơ đến cơ quan cần lấy ý kiến;
d) Hồ sơ trình thẩm định được gửi trực tiếp hoặc qua đường quân bưu.
…
Như vậy, theo quy định trên thì hồ sơ trình thẩm định thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở trong Bộ Quốc phòng gửi đến theo hình thức là gửi trực tiếp hoặc qua đường quân bưu.
Thời hạn thẩm định thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở trong Bộ Quốc phòng được quy định như thế nào?
Thời hạn thẩm định thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở trong Bộ Quốc phòng được quy định tại Điều 11 Thông tư 106/2021/TT-BQP như sau:
Thời hạn thẩm định
1. Thời hạn thẩm định được tính từ ngày cơ quan chủ trì thẩm định nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định tại Điều 9 Thông tư này, đến ngày có báo cáo kết quả thẩm định. Thời hạn thẩm định như sau:
a) Không quá 40 ngày làm việc đối với công trình cấp đặc biệt, cấp I;
b) Không quá 30 ngày làm việc đối với công trình cấp II, cấp III;
c) Không quá 20 ngày làm việc đối với các công trình còn lại.
2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày bắt đầu thực hiện thẩm định, căn cứ vào tính chất công trình, cơ quan chuyên môn về xây dựng xem xét lấy ý kiến tham gia thẩm định của các cơ quan liên quan (nếu cần thiết). Thời hạn tham gia ý kiến của cơ quan liên quan như sau:
a) Không quá 20 ngày làm việc đối với công trình cấp đặc biệt, cấp I;
b) Không quá 15 ngày làm việc đối với công trình cấp II và cấp III;
c) Không quá 10 ngày làm việc đối với các công trình còn lại.
3. Thời hạn thẩm định các nội dung quy định tại điểm a khoản 1 Điều 6 Thông tư này như sau:
a) Không quá 15 ngày làm việc đối với công trình cấp III;
b) Không quá 10 ngày làm việc đối với các công trình còn lại.
Theo đó, thời hạn thẩm định được tính từ ngày cơ quan chủ trì thẩm định nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định đến ngày có báo cáo kết quả thẩm định. Thời hạn thẩm định như sau:
- Không quá 40 ngày làm việc đối với công trình cấp đặc biệt, cấp I;
- Không quá 30 ngày làm việc đối với công trình cấp II, cấp III;
- Không quá 20 ngày làm việc đối với các công trình còn lại.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chủ chương trình và Ban quản lý chương trình dự án đầu tư công có trách nhiệm giám sát đầu tư của cộng đồng như thế nào?
- Thành viên Đoàn kiểm toán không phải Kiểm toán viên nhà nước gồm những ai? Trưởng Đoàn kiểm toán được cho phép thành viên nghỉ làm việc mấy ngày?
- Quyết định thi hành án treo cần phải ghi rõ những nội dung nào? Cơ quan thi hành án hình sự có trách nhiệm gì?
- Mẫu bảng kê sản phẩm gỗ xuất khẩu mới nhất là mẫu nào? Tải về Mẫu bảng kê sản phẩm gỗ xuất khẩu tại đâu?
- Chủ đầu tư chịu trách nhiệm quản lý chi phí đầu tư xây dựng ở giai đoạn nào? Sơ bộ tổng mức đầu tư xây dựng được ước tính ra sao?