Hồ sơ thiết kế nội thất được lập theo yêu cầu của chủ đầu tư với nhà thầu thiết kế trong trường hợp nào?
Hồ sơ thiết kế nội thất được lập theo yêu cầu của chủ đầu tư với nhà thầu thiết kế trong trường hợp nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 8 Thông tư 03/2020/TT-BXD quy định:
Hồ sơ thiết kế nội thất
1. Hồ sơ thiết kế nội thất không thuộc thành phần hồ sơ thiết kế kiến trúc bản vẽ thi công quy định tại Điều 7 Thông tư này được lập theo yêu cầu của chủ đầu tư với nhà thầu thiết kế.
...
Và theo Điều 7 Thông tư 03/2020/TT-BXD quy định về hồ sơ thiết kế kiến trúc bản vẽ thi công như sau:
Hồ sơ thiết kế kiến trúc bản vẽ thi công
1. Nội dung hồ sơ thiết kế kiến trúc bản vẽ thi công phải phù hợp với thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật được cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt; phải thể hiện chi tiết tất cả các bộ phận của công trình, các cấu tạo với đầy đủ các kích thước, vật liệu, thông số kỹ thuật và ghi rõ các nội dung chỉ dẫn vào bản vẽ để thi công được theo thiết kế.
2. Bản vẽ gồm:
a) Các bản vẽ quy định tại khoản 2 Điều 6 Thông tư này;
b) Chi tiết cấu tạo các bộ phận công trình;
c) Chi tiết các bộ phận công trình phụ trợ, gara, cổng hàng rào, sân vườn, bồn hoa, bể nước ngầm, rãnh thoát nước, chiếu sáng cảnh quan; ốp lát hè, đường dạo;
d) Thiết kế trần, chiếu sáng, trang âm, trang thiết bị gắn kèm công trình.
3. Thuyết minh gồm:
a) Giải thích đầy đủ các nội dung mà bản vẽ không thể hiện được để đơn vị thi công xây dựng thực hiện theo đúng thiết kế, các chỉ dẫn kỹ thuật đảm bảo các nội dung của thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở;
b) Các nội dung được quy định tại khoản 3 Điều 6 Thông tư này.
Như vậy, theo quy định thì đối với hồ sơ thiết kế nội thất không thuộc thành phần hồ sơ thiết kế kiến trúc bản vẽ thi công nêu trên sẽ được lập theo yêu cầu của chủ đầu tư với nhà thầu thiết kế.
>>Tham khảo: Mẫu hợp đồng thiết kế nội thất Tải
Hồ sơ thiết kế nội thất được lập theo yêu cầu của chủ đầu tư với nhà thầu thiết kế trong trường hợp nào? (Hình từ Internet)
Bản vẽ thuộc hồ sơ thiết kế nội thất gồm những gì?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 8 Thông tư 03/2020/TT-BXD quy định như sau:
Hồ sơ thiết kế nội thất
1. Hồ sơ thiết kế nội thất không thuộc thành phần hồ sơ thiết kế kiến trúc bản vẽ thi công quy định tại Điều 7 Thông tư này được lập theo yêu cầu của chủ đầu tư với nhà thầu thiết kế.
2. Bản vẽ gồm:
a) Bản vẽ hiện trạng, mặt bằng vị trí không gian thiết kế nội thất, sơ đồ phân tích mối quan hệ với các không gian chức năng khác;
b) Các mặt bằng, mặt đứng triển khai, lát sàn, bố trí nội thất, bố trí thiết bị điện;
c) Chi tiết các mẫu đồ đạc nội thất, trang thiết bị;
d) Các bản vẽ phối cảnh minh họa.
3. Thuyết minh gồm: danh mục và thống kê thiết bị, quy định vật liệu, chỉ dẫn nhà thầu thi công xây dựng thực hiện theo đúng thiết kế, quy trình kỹ thuật bảo hành, bảo trì.
Như vậy, bản vẽ thuộc hồ sơ thiết kế nội thất gồm:
- Bản vẽ hiện trạng, mặt bằng vị trí không gian thiết kế nội thất, sơ đồ phân tích mối quan hệ với các không gian chức năng khác;
- Các mặt bằng, mặt đứng triển khai, lát sàn, bố trí nội thất, bố trí thiết bị điện;
- Chi tiết các mẫu đồ đạc nội thất, trang thiết bị;
- Các bản vẽ phối cảnh minh họa.
Các tổ chức hành nghề kiến trúc có được cung cấp dịch vụ thiết kế nội thất không?
Căn cứ theo Điều 34 Luật Kiến trúc 2019 quy định về quyền và nghĩa vụ của tổ chức hành nghề kiến trúc như sau:
Quyền và nghĩa vụ của tổ chức hành nghề kiến trúc
1. Tổ chức hành nghề kiến trúc có quyền sau đây:
a) Thực hiện dịch vụ kiến trúc;
b) Được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ;
c) Yêu cầu chủ đầu tư cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nhiệm vụ được giao;
d) Yêu cầu chủ đầu tư, nhà thầu thi công xây dựng thực hiện đúng thiết kế kiến trúc được duyệt;
đ) Từ chối thực hiện yêu cầu trái pháp luật của chủ đầu tư, yêu cầu ngoài nhiệm vụ thiết kế kiến trúc và hợp đồng, yêu cầu thay đổi thiết kế kiến trúc không phù hợp tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật;
e) Từ chối nghiệm thu công trình, hạng mục công trình không đúng thiết kế kiến trúc được duyệt.
2. Tổ chức hành nghề kiến trúc có nghĩa vụ sau đây:
a) Hoạt động đúng ngành, nghề đã đăng ký;
b) Thực hiện đúng hợp đồng đã giao kết với khách hàng phù hợp với quy định của pháp luật;
c) Mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp theo quy định của pháp luật;
d) Chịu trách nhiệm về chất lượng công việc theo hợp đồng đã giao kết, bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật khi sử dụng thông tin, tài liệu, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, giải pháp kỹ thuật, tổ chức quản lý không phù hợp hoặc vi phạm hợp đồng gây thiệt hại.
Theo đó, các tổ chức hành nghề kiến trúc có quyền thực hiện các dịch vụ kiến trúc. Và theo khoản 2 Điều 19 Luật Kiến trúc 2019 thì dịch vụ kiến trúc bao gồm:
- Thiết kế kiến trúc công trình;
- Thiết kế kiến trúc trong đồ án quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn, thiết kế đô thị;
- Thiết kế kiến trúc cảnh quan;
- Thiết kế nội thất;
- Chỉ dẫn đặc điểm kỹ thuật kiến trúc công trình;
- Đánh giá kiến trúc công trình;
- Thẩm tra thiết kế kiến trúc.
Như vậy, các tổ chức hành nghề kiến trúc được quyền cung cấp dịch vụ thiết kế nội thất theo quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Những bệnh không đủ điều kiện sức khỏe thi lái xe theo Thông tư 36/2024 áp dụng từ 2025 thế nào?
- Quân nhân khi tiếp xúc với nhân dân mà có hành vi đòi hỏi, yêu sách có thể bị tước danh hiệu quân nhân?
- Ngoài bản đồ địa giới đơn vị hành chính cấp xã, hồ sơ địa giới đơn vị hành chính cấp xã còn có gì?
- Lập, chỉnh lý, cập nhật, quản lý, khai thác hồ sơ địa chính như thế nào khi địa phương chưa xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai?
- Quyền sử dụng đất của nhóm người sử dụng đất không phân chia được theo phần thì sẽ được thực hiện như thế nào?