Hồ sơ thẩm định điều chỉnh dự án PPP gồm những gì? Thủ tục và nội dung thẩm định điều chỉnh dự án PPP được quy định như thế nào?
Hồ sơ thẩm định điều chỉnh dự án PPP gồm những gì?
Theo khoản 1 Điều 41 Nghị định 29/2021/NĐ-CP quy định về hồ sơ trình thẩm định như sau:
"1. Hồ sơ trình thẩm định điều chỉnh dự án của cơ quan có thẩm quyền, gồm:
a) Văn bản đề nghị thẩm định điều chỉnh dự án;
b) Dự thảo tờ trình đề nghị phê duyệt điều chỉnh dự án;
c) Báo cáo nghiên cứu khả thi điều chỉnh;
d) Quyết định chủ trương đầu tư;
đ) Báo cáo giám sát, đánh giá điều chỉnh dự án đầu tư;
e) Tài liệu khác có liên quan (nếu có)."
Hồ sơ thẩm định điều chỉnh dự án PPP gồm những gì?
Thủ tục trình thẩm định điều chỉnh dự án PPP được quy định như thế nào?
Theo Điều 41 Nghị định 29/2021/NĐ-CP quy định về thủ tục trình thẩm định điều chỉnh dự án quan trọng quốc gia sử dụng vốn đầu tư công như sau:
- Cơ quan có thẩm quyền gửi 01 bộ hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều này để báo cáo Thủ tướng Chính phủ, đồng thời gửi 20 bộ hồ sơ đến Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
- Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ dự án, Bộ Kế hoạch và Đầu tư báo cáo Thủ tướng Chính phủ thành lập Hội đồng thẩm định nhà nước theo quy định tại Điều 4 Nghị định này.
- Hội đồng thẩm định nhà nước thẩm định hồ sơ dự án trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày thành lập. Trường hợp thuê tư vấn thẩm tra thì thời gian thẩm định của Hội đồng thẩm định nhà nước tính từ ngày ký hợp đồng tư vấn thẩm tra.
- Hồ sơ Hội đồng thẩm định nhà nước trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định đầu tư dự án theo quy định tại khoản 4 Điều 24 Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư.
- Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định điều chỉnh dự án theo quy chế làm việc của Chính phủ.
Nội dung thẩm định điều chỉnh dự án PPP được quy định như thế nào?
Tại Điều 42 Nghị định 29/2021/NĐ-CP, nội dung thẩm định điều chỉnh dự án quan trọng quốc gia sử dụng vốn đầu tư công được quy định như sau:
“Điều 42. Nội dung thẩm định điều chỉnh dự án
Các nội dung điều chỉnh phải được thẩm định; nội dung thẩm định điều chỉnh dự án tương ứng với nội dung thẩm định theo quy định tại Điều 38 Nghị định này.”
Dẫn chiếu đến Điều 38 Nghị định 29/2021/NĐ-CP quy định cụ thể nội dung thẩm định dự án như sau:
(1) Nội dung thẩm định, gồm:
- Đánh giá về hồ sơ dự án: căn cứ pháp lý, thành phần, nội dung hồ sơ theo quy định;
- Sự cần thiết đầu tư;
- Sự phù hợp với chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch có liên quan theo quy định của pháp luật về quy hoạch; sự phù hợp với chủ trương đầu tư dự án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
- Đánh giá về mục tiêu, quy mô, địa điểm, thời gian thực hiện dự án, nhu cầu sử dụng đất và tài nguyên khác;
- Đánh giá về việc phân tích, lựa chọn về công nghệ, kỹ thuật chính và các Điều kiện cung cấp vật tư, thiết bị, nguyên liệu, năng lượng, dịch vụ, hạ tầng;
- Đánh giá về việc phân tích, lựa chọn các phương án đầu tư và quy mô các hạng mục đầu tư;
- Đánh giá về phương án bồi thường, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng, tái định cư;
- Đánh giá tác động môi trường (nếu có) theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
- Đánh giá về việc xác định tổng mức đầu tư;
- Đánh giá về việc xác định chi phí vận hành, bảo dưỡng, duy tu, sửa chữa lớn trong giai đoạn khai thác vận hành dự án;
- Đánh giá về phân chia giai đoạn đầu tư hoặc phân chia các dự án thành phần hoặc tiểu dự án (nếu có);
- Đánh giá hiệu quả đầu tư: hiệu quả tài chính, hiệu quả kinh tế - xã hội; tác động của việc thực hiện dự án theo phương thức PPP đối với cộng đồng, dân cư trong phạm vi dự án; tác động của dự án đối với việc bảo đảm quốc phòng, an ninh và phát triển bền vững; khả năng thu hồi vốn cho nhà đầu tư;
- Sự phù hợp của loại hợp đồng dự án PPP;
- Cơ chế chia sẻ phần giảm doanh thu;
- Nguồn vốn và khả năng cân đối vốn đối với dự án PPP có sử dụng vốn nhà nước;
- Đánh giá về hình thức quản lý dự án;
- Phương án tổ chức quản lý, kinh doanh hoặc cung cấp sản phẩm, dịch vụ công;
- Đánh giá về cơ chế, chính sách đặc thù; ưu đãi, hỗ trợ đầu tư và điều kiện áp dụng (nếu có).
(2) Đối với dự án có cấu phần xây dựng, ngoài việc đánh giá các nội dung theo quy định tại khoản 1 Điều này, còn phải thẩm định phương án thiết kế cơ sở theo quy định của pháp luật về xây dựng, cụ thể gồm:
- Sự phù hợp của giải pháp thiết kế cơ sở với nhiệm vụ thiết kế; danh mục tiêu chuẩn áp dụng;
- Sự tuân thủ quy định của pháp luật về lập thiết kế cơ sở; điều kiện năng lực hoạt động xây dựng của tổ chức, cá nhân hành nghề xây dựng;
- Sự phù hợp của thiết kế cơ sở với quy hoạch xây dựng, quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành khác theo quy định của pháp luật về quy hoạch hoặc phương án tuyến công trình, vị trí công trình được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận;
- Khả năng kết nối hạ tầng kỹ thuật khu vực; khả năng đáp ứng hạ tầng kỹ thuật và việc phân giao trách nhiệm quản lý các công trình theo quy định của pháp luật có liên quan đối với dự án đầu tư xây dựng khu đô thị;
- Sự phù hợp của giải pháp thiết kế cơ sở về bảo đảm an toàn xây dựng;
- Sự tuân thủ quy chuẩn kỹ thuật và áp dụng tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phế liệu kim loại màu nhập khẩu là gì? Mẫu biên bản kiểm tra chất lượng Phế liệu kim loại màu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất theo QCVN?
- Mẫu Điều lệ quỹ từ thiện mới nhất? Tải mẫu? Nội dung cơ bản của điều lệ quỹ từ thiện bao gồm những gì?
- Lỗi chở quá số người quy định xe ô tô 2025? Mức phạt lỗi chở quá số người quy định? Có bị trừ điểm GPLX?
- Thống nhất về dự thảo Nghị quyết xử lý sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước tại Nghị quyết 15/NQ-CP?
- Mẫu bài phát biểu chúc Tết Nguyên đán của Hiệu trưởng hay và ý nghĩa? Tham khảo mẫu bài phát biểu?