Hồ sơ khảo sát xây dựng công trình trong danh mục hồ sơ hoàn thành công trình có nội dung thế nào?
Hồ sơ khảo sát xây dựng công trình trong danh mục hồ sơ hoàn thành công trình có nội dung thế nào?
Căn cứ theo Phần II tại Phụ lục VIB được ban hành kèm theo Nghị định 06/2021/NĐ-CP có quy định về hồ sơ khảo sát xây dựng xây dựng công trình như sau:
Theo đó, hồ sơ khảo sát xây dựng công trình trong danh mục hồ sơ hoàn thành công trình có nội dung như sau:
(1) Nhiệm vụ khảo sát, phương án kỹ thuật khảo sát, báo cáo khảo sát xây dựng công trình.
(2) Văn bản thông báo chấp thuận nghiệm thu kết quả khảo sát xây dựng.
(3) Kết quả thẩm tra, thẩm định thiết kế xây dựng; quyết định phê duyệt thiết kế xây dựng công trình kèm theo: hồ sơ thiết kế xây dựng công trình đã được phê duyệt (có danh mục bản vẽ kèm theo); chỉ dẫn kỹ thuật.
(4) Văn bản thông báo chấp thuận nghiệm thu thiết kế xây dựng công trình.
(5) Các văn bản, tài liệu, hồ sơ khác có liên quan đến giai đoạn khảo sát, thiết kế xây dựng công trình.
Tải về DANH MỤC HỒ SƠ HOÀN THÀNH CÔNG TRÌNH tại đây. Tải về
Hồ sơ khảo sát xây dựng công trình trong danh mục hồ sơ hoàn thành công trình có nội dung thế nào? (Hình từ Internet)
Giám định chất lượng khảo sát xây dựng công trình có thuộc nội dung giám định xây dựng không?
Căn cứ theo điểm a khoản 1 Điều 6 Nghị định 06/2021/NĐ-CP có quy định như sau:
Giám định xây dựng
1. Nội dung giám định xây dựng:
a) Giám định chất lượng khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng, vật liệu xây dựng, cấu kiện xây dựng, sản phẩm xây dựng, bộ phận công trình, công trình xây dựng;
b) Giám định nguyên nhân hư hỏng, sự cố công trình xây dựng theo quy định tại Chương IV Nghị định này;
c) Các nội dung giám định khác.
2. Cơ quan có thẩm quyền chủ trì tổ chức giám định xây dựng:
a) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức giám định đối với các công trình trên địa bàn, trừ trường hợp quy định tại điểm b, điểm c khoản này;
b) Bộ Quốc phòng, Bộ Công an tổ chức giám định đối với công trình quốc phòng, an ninh;
c) Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành tổ chức giám định xây dựng đối với các công trình xây dựng khi được Thủ tướng Chính phủ giao;
d) Thẩm quyền chủ trì tổ chức giám định nguyên nhân sự cố theo quy định tại khoản 1 Điều 46 Nghị định này.
3. Chi phí giám định xây dựng bao gồm một số hoặc toàn bộ các chi phí sau:
a) Chi phí thực hiện giám định xây dựng của cơ quan giám định bao gồm công tác phí và các chi phí khắc phục vụ cho công tác giám định;
b) Chi phí thuê chuyên gia tham gia thực hiện giám định xây dựng bao gồm chi phí đi lại, chi phí thuê phòng nghỉ tại nơi đến công tác và tiền công chuyên gia;
c) Chi phí thuê tổ chức thực hiện kiểm định phục vụ giám định xây dựng được xác định bằng cách lập dự toán theo quy định của pháp luật về quản lý chi phí đầu tư xây dựng và quy định khác của pháp luật có liên quan phù hợp với khối lượng công việc của đề cương kiểm định;
d) Chi phí cần thiết khác phục vụ cho việc giám định.
4. Chủ đầu tư, chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình có trách nhiệm chi trả chi phí tổ chức giám định. Trường hợp kết quả giám định chứng minh được lỗi thuộc trách nhiệm của tổ chức, cá nhân nào có liên quan thì tổ chức, cá nhân đó phải chịu chi phí giám định tương ứng với lỗi do mình gây ra và tổ chức xử lý khắc phục.
Theo đó, nội dung giám định xây dựng bao gồm:
- Giám định chất lượng khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng, vật liệu xây dựng, cấu kiện xây dựng, sản phẩm xây dựng, bộ phận công trình, công trình xây dựng;
- Giám định nguyên nhân hư hỏng, sự cố công trình xây dựng theo quy định tại Chương IV Nghị định 06/2021/NĐ-CP;
- Các nội dung giám định khác.
Như vậy, việc giám định chất lượng khảo sát xây dựng công trình sẽ thuộc nội dung giám định xây dựng theo quy định.
Những chủ thể có liên quan trực tiếp đến hoạt động xây dựng công trình gồm những ai?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 7 Nghị định 06/2021/NĐ-CP có quy định như sau:
Phân định trách nhiệm giữa các chủ thể trong quản lý xây dựng công trình
1. Các chủ thể có liên quan trực tiếp đến hoạt động xây dựng công trình bao gồm:
a) Chủ đầu tư, đại diện chủ đầu tư (nếu có);
b) Nhà thầu thi công xây dựng;
c) Nhà thầu cung ứng sản phẩm xây dựng, vật liệu xây dựng, cấu kiện, thiết bị lắp đặt vào công trình;
d) Các nhà thầu tư vấn gồm: khảo sát, thiết kế, quản lý dự án, giám sát, thí nghiệm, kiểm định và các nhà thầu tư vấn khác.
2. Các nhà thầu quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này khi tham gia hoạt động xây dựng phải có đủ điều kiện năng lực theo quy định, chịu trách nhiệm trực tiếp, toàn diện về chất lượng và an toàn đối với các công việc do mình thực hiện trước pháp luật, trước chủ đầu tư và trước nhà thầu chính trong trường hợp là nhà thầu phụ. Nhà thầu chính phải chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư về các công việc do nhà thầu phụ thực hiện.
...
Như vậy, những chủ thể có liên quan trực tiếp đến hoạt động xây dựng công trình bao gồm:
- Chủ đầu tư, đại diện chủ đầu tư (nếu có);
- Nhà thầu thi công xây dựng;
- Nhà thầu cung ứng sản phẩm xây dựng, vật liệu xây dựng, cấu kiện, thiết bị lắp đặt vào công trình;
- Các nhà thầu tư vấn gồm: khảo sát, thiết kế, quản lý dự án, giám sát, thí nghiệm, kiểm định và các nhà thầu tư vấn khác.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hợp đồng lao động trên 12 tháng có được xem là hợp đồng lao động không xác định thời hạn không?
- Thẩm quyền phê duyệt phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất thuộc tài sản công theo Nghị định 03/2025 như thế nào?
- Mẫu phiếu đề nghị xử lý kỷ luật áp dụng đối với cán bộ công đoàn chuyên trách trong tổ chức công đoàn mới nhất?
- Mẫu kế hoạch trực Tết Nguyên đán 2025 trường THCS mới nhất? Tải mẫu kế hoạch trực Tết Nguyên đán 2025 trường THCS?
- Nhà đầu tư PPP có được hoàn trả bảo đảm dự thầu khi rút hồ sơ dự thầu trong thời gian hồ sơ còn hiệu lực không?