Hợp đồng lao động trên 12 tháng có được xem là hợp đồng lao động không xác định thời hạn không?
- Hợp đồng lao động trên 12 tháng có được xem là hợp đồng lao động không xác định thời hạn?
- Tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động để đi nghĩa vụ quân sự có được không? Nếu được thì trong thời gian tạm hoãn có được hưởng lương theo HĐLĐ?
- Sau 15 ngày kể từ ngày hết thời hạn tạm hoãn HĐLĐ để đi nghĩa vụ quân sự mà NLĐ không có mặt thì NSDLĐ có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động?
Hợp đồng lao động trên 12 tháng có được xem là hợp đồng lao động không xác định thời hạn?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 20 Bộ luật Lao động 2019 thì hợp đồng lao động không xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng.
Và hợp đồng lao động xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong thời gian không quá 36 tháng kể từ thời điểm có hiệu lực của hợp đồng.
Như vậy, trường hợp trong hợp đồng lao động trên 12 tháng có quy định rõ thời hạn của hợp đồng lao động nhưng không vượt quá 36 tháng thì được xem là một loại hợp đồng lao động xác định thời hạn mà không phải là hợp đồng lao động không xác định thời hạn.
Chỉ khi trong hợp đồng lao động không quy định về thời hạn của hợp đồng và thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng thì mới được xem là hợp đồng lao động không xác định thời hạn.
Ngoài ra, trong trường hợp hợp đồng lao động trên 12 tháng đó hết thời hạn 30 ngày kể từ ngày hợp đồng lao động hết hạn mà hai bên không ký kết hợp đồng lao động mới thì hợp đồng đã giao kết đó trở thành hợp đồng lao động không xác định thời hạn (điểm b khoản 2 Điều 20 Bộ luật Lao động 2019).
Hợp đồng lao động trên 12 tháng có được xem là hợp đồng lao động không xác định thời hạn không? (Hình từ Internet)
Tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động để đi nghĩa vụ quân sự có được không? Nếu được thì trong thời gian tạm hoãn có được hưởng lương theo HĐLĐ?
Căn cứ quy định tại Điều 30 Bộ luật Lao động 2019 như sau:
Tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động
1. Các trường hợp tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động bao gồm:
a) Người lao động thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ;
b) Người lao động bị tạm giữ, tạm giam theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự;
c) Người lao động phải chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở cai nghiện bắt buộc hoặc cơ sở giáo dục bắt buộc;
d) Lao động nữ mang thai theo quy định tại Điều 138 của Bộ luật này;
đ) Người lao động được bổ nhiệm làm người quản lý doanh nghiệp của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ;
e) Người lao động được ủy quyền để thực hiện quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu nhà nước đối với phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp;
g) Người lao động được ủy quyền để thực hiện quyền, trách nhiệm của doanh nghiệp đối với phần vốn của doanh nghiệp đầu tư tại doanh nghiệp khác;
h) Trường hợp khác do hai bên thỏa thuận.
2. Trong thời gian tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, người lao động không được hưởng lương và quyền, lợi ích đã giao kết trong hợp đồng lao động, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định khác.
Như vậy, theo quy định, người lao động được tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động để đi nghĩa vụ quân sự theo quy định pháp luật.
Trong thời gian tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động để đi nghĩa vụ quân sự, người lao động không được hưởng lương và quyền, lợi ích đã giao kết trong hợp đồng lao động, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định khác.
Sau 15 ngày kể từ ngày hết thời hạn tạm hoãn HĐLĐ để đi nghĩa vụ quân sự mà NLĐ không có mặt thì NSDLĐ có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động?
Căn cứ quy định tại Điều 36 Bộ luật Lao động 2019 như sau:
Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động
1. Người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong trường hợp sau đây:
...
Khi sức khỏe của người lao động bình phục thì người sử dụng lao động xem xét để tiếp tục giao kết hợp đồng lao động với người lao động;
c) Do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, địch họa hoặc di dời, thu hẹp sản xuất, kinh doanh theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải giảm chỗ làm việc;
d) Người lao động không có mặt tại nơi làm việc sau thời hạn quy định tại Điều 31 của Bộ luật này;
...
3. Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động quy định tại điểm d và điểm e khoản 1 Điều này thì người sử dụng lao động không phải báo trước cho người lao động.
Đồng thời, căn cứ quy định tại Điều 31 Bộ luật Lao động 2019 như sau:
Nhận lại người lao động hết thời hạn tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động
Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày hết thời hạn tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, người lao động phải có mặt tại nơi làm việc và người sử dụng lao động phải nhận người lao động trở lại làm công việc theo hợp đồng lao động đã giao kết nếu hợp đồng lao động còn thời hạn, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định khác.
Như vậy, sau thời hạn 15 ngày kể từ ngày hết thời hạn tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động để đi nghĩa vụ quân sự mà người lao động không có mặt tại nơi làm việc thì người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động mà không cần phải báo trước cho người lao động.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thẩm quyền phê duyệt phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất thuộc tài sản công theo Nghị định 03/2025 như thế nào?
- Mẫu phiếu đề nghị xử lý kỷ luật áp dụng đối với cán bộ công đoàn chuyên trách trong tổ chức công đoàn mới nhất?
- Mẫu kế hoạch trực Tết Nguyên đán 2025 trường THCS mới nhất? Tải mẫu kế hoạch trực Tết Nguyên đán 2025 trường THCS?
- Nhà đầu tư PPP có được hoàn trả bảo đảm dự thầu khi rút hồ sơ dự thầu trong thời gian hồ sơ còn hiệu lực không?
- Tổ chuyên môn trường mầm non có bao nhiêu thành viên? Tổ chuyên môn sinh hoạt bao lâu một lần? Nhiệm vụ của giáo viên trường mầm non?