Hồ sơ đề nghị phê duyệt trữ lượng khoáng sản theo quy định mới nhất hiện nay bao gồm những gì? Nộp hồ sơ tại cơ quan nào?
Hồ sơ đề nghị phê duyệt trữ lượng khoáng sản theo quy định mới nhất hiện nay bao gồm những gì?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 50 Luật Khoáng sản 2010 thì hồ sơ phê duyệt trữ lượng khoáng sản bao gồm những giấy tờ sau đây:
- Đơn đề nghị phê duyệt trữ lượng khoáng sản;
- Bản sao đề án thăm dò khoáng sản và Giấy phép thăm dò khoáng sản;
- Biên bản nghiệm thu khối lượng, chất lượng công trình thăm dò khoáng sản đã thi công;
- Báo cáo kết quả thăm dò khoáng sản kèm theo các phụ lục, bản vẽ và tài liệu nguyên thuỷ có liên quan và bản số hóa.
Đồng thời, tại Điều 50 Nghị định 158/2016/NĐ-CP quy định về hình thức văn bản trong hồ sơ đề nghị phê duyệt trữ lượng khoáng sản cụ thể như sau:
Hồ sơ đề nghị phê duyệt trữ lượng khoáng sản
Văn bản trong hồ sơ đề nghị phê duyệt trữ lượng khoáng sản theo quy định tại khoản 1 Điều 50 Luật khoáng sản được lập thành 01 bộ, theo hình thức sau:
1. Bản chính: Đơn đề nghị phê duyệt trữ lượng khoáng sản; báo cáo kết quả thăm dò khoáng sản hoặc báo cáo kết quả thăm dò nâng cấp trữ lượng khoáng sản, các phụ lục, bản vẽ và tài liệu nguyên thủy có liên quan; tài liệu luận giải chỉ tiêu tính trữ lượng hoặc báo cáo khả thi của dự án đầu tư khai thác khoáng sản; biên bản nghiệm thu khối lượng, chất lượng công trình thăm dò khoáng sản đã thi công của tổ chức, cá nhân; báo cáo kết quả giám sát thi công đề án thăm dò khoáng sản.
2. Bản chính hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu: Đề án thăm dò khoáng sản đã được thẩm định và Giấy phép thăm dò khoáng sản; Giấy phép khai thác khoáng sản trong trường hợp thăm dò nâng cấp trữ lượng khoáng sản trong khu vực được phép khai thác.
3. Dữ liệu của tài liệu quy định tại khoản 1 Điều này ghi trên đĩa CD 01 bộ.
Như vậy, để đề nghị cơ quan có thẩm quyền phê duyệt trữ lượng khoáng sản thì cần phải chuẩn bị 01 bộ hồ sơ bao gồm những giấy tờ được quy định trên đây.
Tải về mẫu đơn đề nghị phê duyệt trữ lượng khoáng sản mới nhất 2023: Tại Đây
Hồ sơ đề nghị phê duyệt trữ lượng khoáng sản (Hình từ Internet)
Nộp hồ sơ đề nghị phê duyệt trữ lượng khoáng sản tại cơ quan nào?
Theo Điều 47 Nghị định 158/2016/NĐ-CP quy định về vấn đề này như sau:
Cơ quan tiếp nhận hồ sơ cấp phép hoạt động khoáng sản, hồ sơ phê duyệt trữ lượng khoáng sản, hồ sơ đóng cửa mỏ khoáng sản
Cơ quan tiếp nhận hồ sơ cấp phép hoạt động khoáng sản, hồ sơ phê duyệt trữ lượng khoáng sản, hồ sơ đóng cửa mỏ khoáng sản quy định như sau:
1. Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam là cơ quan tiếp nhận hồ sơ cấp phép hoạt động khoáng sản; hồ sơ đóng cửa mỏ khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
2. Văn phòng Hội đồng đánh giá trữ lượng khoáng sản quốc gia là cơ quan tiếp nhận hồ sơ phê duyệt, công nhận, xác nhận trữ lượng khoáng sản trong báo cáo kết quả thăm dò khoáng sản đối với khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
3. Sở Tài nguyên và Môi trường là cơ quan tiếp nhận hồ sơ cấp phép hoạt động khoáng sản; hồ sơ đăng ký khu vực, khối lượng khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường trong diện tích xây dựng dự án công trình, bao gồm cả hồ sơ đăng ký khối lượng cát, sỏi thu hồi từ các dự án nạo vét, khơi thông luồng lạch; hồ sơ phê duyệt, công nhận, xác nhận trữ lượng khoáng sản trong báo cáo kết quả thăm dò khoáng sản; hồ sơ đóng cửa mỏ khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Như vậy, việc xác định cơ quan nào có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ sẽ tùy vào từng trường hợp, cụ thể cơ quan tiếp nhận hồ sơ phê duyệt trữ lượng khoảng sản là:
- Văn phòng Hội đồng đánh giá trữ lượng khoáng sản quốc gia: đối với khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường;
- Sở Tài nguyên và Môi trường: đối với khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Có thể nộp hồ sơ đề nghị phê duyệt trữ lượng khoáng sản bằng những hình thức nào?
Căn cứ theo Điều 48 Nghị định 158/2016/NĐ-CP quy định về hình thức tiếp nhận, trả kết quả hồ sơ cấp phép hoạt động khoáng sản, hồ sơ phê duyệt trữ lượng khoáng sản, hồ sơ đóng cửa mỏ khoáng sản cụ thể như sau:
Hình thức tiếp nhận, trả kết quả hồ sơ cấp phép hoạt động khoáng sản, hồ sơ phê duyệt trữ lượng khoáng sản, hồ sơ đóng cửa mỏ khoáng sản
1. Hồ sơ cấp phép hoạt động khoáng sản, hồ sơ đóng cửa mỏ khoáng sản được nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện cho cơ quan tiếp nhận hồ sơ quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 47 Nghị định này hoặc thực hiện thông qua dịch vụ công trực tuyến.
Hồ sơ đề nghị phê duyệt trữ lượng khoáng sản được nộp trực tiếp tại cơ quan tiếp nhận hồ sơ quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 47 Nghị định này.
2. Thời gian giải quyết hồ sơ quy định tại khoản 2 Điều 48; khoản 2 Điều 50; khoản 2 Điều 60 và khoản 2 Điều 71 Luật khoáng sản được tính từ ngày cơ quan tiếp nhận có phiếu tiếp nhận hồ sơ.
3. Việc trả kết quả giải quyết hồ sơ được thực hiện như sau:
a) Đối với hồ sơ cấp phép hoạt động khoáng sản, bao gồm cả hồ sơ đăng ký khu vực, khối lượng khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường trong diện tích xây dựng dự án công trình, hồ sơ đăng ký khối lượng cát thu hồi từ các dự án nạo vét, khơi thông luồng lạch được thực hiện trực tiếp tại cơ quan tiếp nhận hồ sơ;
b) Đối với hồ sơ phê duyệt, công nhận, xác nhận trữ lượng trong báo cáo thăm dò khoáng sản; hồ sơ đóng cửa mỏ khoáng sản được thực hiện trực tiếp tại cơ quan tiếp nhận hồ sơ hoặc qua đường bưu điện.
Theo đó, hiện nay pháp luật quy định chỉ có một hình thức để nộp hồ sơ đề nghị phê duyệt trữ lượng khoáng sản đó là nộp trực tiếp tại cơ quan tiếp nhận hồ sơ. Hiện chưa có các hình thức khác như nộp qua đường bưu điện hay nộp online.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mạng bưu chính công cộng sẽ được đặt tại những địa điểm nào để phục vụ nhu cầu của người sử dụng?
- Hỗ trợ đầu tư trong lâm nghiệp là gì? Hỗ trợ đầu tư trồng rừng sản xuất và phát triển lâm sản ngoài gỗ như thế nào?
- 02 trường hợp được xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Kiểm sát trước thời hạn? Đối tượng xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Kiểm sát?
- Phụ cấp trách nhiệm là gì? Mức phụ cấp trách nhiệm công việc đối với cán bộ, công chức, viên chức?
- Chi phí bảo trì công trình xây dựng có bao gồm toàn bộ các nội dung chi phí trong thực hiện bảo trì công trình xây dựng không?