Đá mỹ nghệ được hiểu là như thế nào? Công trình thăm dò đá mỹ nghệ phải bảo đảm các nội dung chính nào?
Đá mỹ nghệ là gì?
Đá mỹ nghệ được giải thích tại khoản 5 Điều 2 Thông tư 04/2021/TT-BXD thì đá mỹ nghệ là các loại đá được khai thác từ các mỏ đá tự nhiên được chế tác thành các sản phẩm mỹ nghệ có kích thước phi tiêu chuẩn.
Đá mỹ nghệ được hiểu là như thế nào? Công trình thăm dò đá mỹ nghệ phải bảo đảm các nội dung chính nào? (Hình từ Internet)
Công trình thăm dò đá mỹ nghệ phải bảo đảm các nội dung chính nào?
Công trình thăm dò đá mỹ nghệ phải bảo đảm các nội dung chính được quy định tại khoản 5 Điều 6 Thông tư 05/2020/TT-BTNMT như sau:
Yêu cầu về công tác thăm dò
…
3. Thu thập đầy đủ số liệu, tài liệu địa chất và các tài liệu khác liên quan đảm bảo đủ cơ sở cho việc thiết kế khai thác. Việc thu thập thực hiện theo quy định tại Thông tư số 43/2016/TT-BTNMT ngày 26 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định kỹ thuật về thu thập, thành lập tài liệu nguyên thủy trong điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản và thăm dò khoáng sản.
4. Thực hiện thăm dò trên toàn bộ khu vực thuộc đề án thăm dò theo Giấy phép thăm dò được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp.
5. Công trình thăm dò đá ốp lát, đá mỹ nghệ bảo đảm thực hiện các nội dung chính sau:
a) Sử dụng các công trình khoan, khai đào, dọn sạch vỉa lộ, đo khe nứt, trạm đo đếm tảng lăn và moong khai thác thử để đánh giá khả năng thu hồi, chất lượng đá và khoanh nối thân khoáng. Lựa chọn công trình thăm dò phù hợp với điều kiện thế nằm, cấu tạo của thân khoáng, chiều dày, đặc tính lớp phủ và bề mặt địa hình;
b) Bố trí các công trình thăm dò bảo đảm khống chế hết bề dày thân khoáng hoặc đạt chiều sâu dự kiến khai thác trong phạm vi ranh giới thăm dò;
c) Mạng lưới định hướng các công trình thăm dò thực hiện theo quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này;
d) Bố trí phù hợp mạng lưới các trạm đo khe nứt để bảo đảm thu thập đầy đủ các số liệu nhằm xác định độ nguyên khối của đá. Thực hiện đo khe nứt trên nền khoan hoặc gần kề vị trí lỗ khoan để kết hợp xử lý khe nứt trên mặt và dưới sâu. Không đo khe nứt tại các công trình có nổ mìn;
đ) Tỷ lệ lấy mẫu lõi khoan qua thân khoáng phải đạt tối thiểu 85%, qua các tầng đá xen kẹp hoặc đá vây quanh phải đạt tối thiểu 80%;
e) Moong khai thác thử được thiết kế bảo đảm đáp ứng đầy đủ các quy định tại khoản 2 Điều này.
Như vậy, theo quy định trên thì công trình thăm dò đá mỹ nghệ phải bảo đảm các nội dung chính sau:
- Sử dụng các công trình khoan, khai đào, dọn sạch vỉa lộ, đo khe nứt, trạm đo đếm tảng lăn và moong khai thác thử để đánh giá khả năng thu hồi, chất lượng đá và khoanh nối thân khoáng. Lựa chọn công trình thăm dò phù hợp với điều kiện thế nằm, cấu tạo của thân khoáng, chiều dày, đặc tính lớp phủ và bề mặt địa hình;
- Bố trí các công trình thăm dò bảo đảm khống chế hết bề dày thân khoáng hoặc đạt chiều sâu dự kiến khai thác trong phạm vi ranh giới thăm dò;
- Mạng lưới định hướng các công trình thăm dò thực hiện theo quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này;
- Bố trí phù hợp mạng lưới các trạm đo khe nứt để bảo đảm thu thập đầy đủ các số liệu nhằm xác định độ nguyên khối của đá. Thực hiện đo khe nứt trên nền khoan hoặc gần kề vị trí lỗ khoan để kết hợp xử lý khe nứt trên mặt và dưới sâu. Không đo khe nứt tại các công trình có nổ mìn;
- Tỷ lệ lấy mẫu lõi khoan qua thân khoáng phải đạt tối thiểu 85%, qua các tầng đá xen kẹp hoặc đá vây quanh phải đạt tối thiểu 80%;
- Moong khai thác thử được thiết kế bảo đảm đáp ứng đầy đủ các quy định tại khoản 2 Điều này.
Mỏ đá mỹ nghệ được chia thành bao nhiêu nhóm?
Mỏ đá mỹ nghệ được chia thành bao nhiêu nhóm, thì theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 5 Thông tư 05/2020/TT-BTNMT như sau:
Phân chia nhóm mỏ thăm dò
1. Việc phân chia nhóm mỏ thăm dò được thực hiện trên cơ sở mức độ phức tạp về cấu trúc địa chất mỏ; hình dạng, kích thước, mức độ ổn định về bề dày, chất lượng đá, cấu tạo bên trong đá của thân khoáng và các chỉ số định lượng đánh giá mức độ biến đổi của các thông số khác.
2. Phân chia nhóm mỏ thăm dò:
a) Mỏ đá ốp lát được chia làm 03 nhóm: Nhóm mỏ đơn giản (ký hiệu I); Nhóm mỏ tương đối phức tạp (ký hiệu II); Nhóm mỏ phức tạp (ký hiệu III);
b) Mỏ đá mỹ nghệ được chia thành 04 nhóm: Nhóm mỏ đơn giản (ký hiệu I); Nhóm mỏ tương đối phức tạp (ký hiệu II); Nhóm mỏ phức tạp (ký hiệu III); Nhóm mỏ rất phức tạp (ký hiệu IV).
3. Việc xếp nhóm mỏ thăm dò quy định tại khoản 2 Điều này thực hiện theo quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này.
Như vậy, theo quy định trên thì mỏ đá mỹ nghệ được chia thành 04 nhóm: Nhóm mỏ đơn giản (ký hiệu I); Nhóm mỏ tương đối phức tạp (ký hiệu II); Nhóm mỏ phức tạp (ký hiệu III); Nhóm mỏ rất phức tạp (ký hiệu IV).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lợi dụng dịch bệnh tăng giá bán hàng hóa, dịch vụ bị xử phạt bao nhiêu tiền? Bình ổn giá trong trường hợp nào?
- Cá nhân buôn bán hàng hóa nhập lậu có giá trị dưới 3.000.000 đồng thì sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn dưới 50 triệu đồng có phải ký hợp đồng? Nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn được xét duyệt trúng thầu khi nào?
- Cổng Dịch vụ công quốc gia được kết nối với hệ thống nào? Thông tin nào được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia?
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự có thời hạn bao lâu? Trường hợp nào được ủy quyền đứng tên trong Giấy chứng nhận?