Hồ sơ đề nghị phê duyệt tạm sử dụng rừng gồm những gì? Thủ tục phê duyệt Phương án tạm sử dụng rừng thực hiện theo trình tự ra sao?
Hồ sơ đề nghị phê duyệt phương án tạm sử dụng rừng gồm những gì?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 42a Nghị định 156/2018/NĐ-CP được bổ sung bởi khoản 2 Điều 1 Nghị định 27/2024/NĐ-CP quy định hồ sơ đề nghị phê duyệt tạm sử dụng rừng gồm các tài liệu sau:
Tạm sử dụng rừng
......
Hồ sơ đề nghị phê duyệt tạm sử dụng rừng gồm:
a) Văn bản đề nghị phê duyệt Phương án tạm sử dụng rừng hoặc điều chỉnh Phương án tạm sử dụng rừng của chủ đầu tư dự án theo Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Bản sao quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích sử dụng khác của dự án hoặc bản sao quyết định chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác của dự án. Trường hợp dự án không chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác có bản sao quyết định chủ trương đầu tư hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư hoặc quyết định phê duyệt dự án đầu tư;
c) Bản chính báo cáo thuyết minh và bản đồ hiện trạng rừng khu vực đè nghị tạm sử dụng. Báo cáo thuyết minh thể hiện vị trí (lô, khoảnh, tiểu khu; địa danh hành chính), diện tích rừng theo loại rừng (rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất), nguồn gốc hình thành (rừng tự nhiên, rừng trồng), trữ lượng, loài cây đối với rừng trồng; Bản đồ (hiện trạng rừng khu vực tạm sử dụng rừng tỷ lệ 1/5.000 thể hiện rõ vị trí (lô, khoảnh, tiểu khu; địa danh hành chính), phạm vi, ranh giới khu rừng đề nghị tạm sử dụng;
d) Phương án tạm sử dụng rừng hoặc điều chỉnh Phương án tạm sử dụng rừng do chủ đầu tư lập theo Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.
Như vậy, hồ sơ đề nghị phê duyệt tạm sử dụng rừng gồm:
- Văn bản đề nghị phê duyệt Phương án tạm sử dụng rừng;
- Một trong số các bản sao tài liệu sau: Quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích sử dụng khác của dự án, Quyết định chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác của dự án
Trường hợp dự án không chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác có bản sao quyết định chủ trương đầu tư hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư hoặc quyết định phê duyệt dự án đầu tư;
- Bản chính báo cáo thuyết minh và bản đồ hiện trạng rừng khu vực đè nghị tạm sử dụng;
- Phương án tạm sử dụng rừng hoặc điều chỉnh Phương án tạm sử dụng rừng do chủ đầu tư lập
Hồ sơ đề nghị phê duyệt tạm sử dụng rừng gồm những gì? Thủ tục phê duyệt Phương án tạm sử dụng rừng thực hiện theo trình tự ra sao? (Hình từ Internet)
Thủ tục phê duyệt Phương án tạm sử dụng rừng thực hiện theo trình tự ra sao?
Căn cứ theo khoản 4 Điều 42a Nghị định 156/2018/NĐ-CP được bổ sung bởi khoản 2 Điều 1 Nghị định 27/2024/NĐ-CP quy định về trình tự, thủ tục phê duyệt Phương án tạm sử dụng rừng như sau:
(1) Chủ đầu tư dự án có văn bản đề nghị quyết định phê duyệt Phương án tạm sử dụng rừng hoặc điều chỉnh Phương án tạm sử dụng rừng gửi trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường điện tử 01 bộ hồ sơ theo quy định nêu trên đến Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
(2) Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: kiểm tra, xác minh về báo cáo thuyết minh và bản đồ hiện trạng rừng khu vực đề nghị tạm sử dụng rừng và tổ chức thẩm định Phương án tạm sử dụng rừng hoặc điều chỉnh Phương án tạm sử dụng rừng;
Trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định phê duyệt Phương án tạm sử dụng rừng hoặc điều chỉnh Phương án tạm sử dụng rừng.
(3) Trường hợp diện tích rừng tạm sử dụng thuộc phạm vi quản lý của chủ rừng là các đơn vị trực thuộc các bộ, ngành, trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận được tờ trình và hồ sơ của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh lấy ý kiến của bộ, ngành chủ quản.
Hồ sơ lấy ý kiến gồm: Văn bản đề nghị của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, báo cáo thẩm định và hồ sơ theo quy định nêu trên.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ lấy ý kiến của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, bộ, ngành chủ quản có ý kiến bằng văn bản gửi Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được ý kiến của bộ, ngành chủ quản, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định phê duyệt Phương án tạm sử dụng rừng hoặc điều chỉnh Phương án tạm sử dụng rừng theo Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này.
Trường hợp không phê duyệt, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
(4) Đối với trường hợp không phải lấy ý kiến của bộ, ngành chủ quản, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được Tờ trình và hồ sơ của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định phê duyệt Phương án tạm sử dụng rừng hoặc điều chỉnh Phương án tạm sử dụng rừng theo Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này.
Trường hợp không phê duyệt, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Thẩm quyền quyết định phê duyệt Phương án tạm sử dụng rừng thuộc về cơ quan nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 42a Nghị định 156/2018/NĐ-CP được bổ sung bởi khoản 2 Điều 1 Nghị định 27/2024/NĐ-CP quy định Thẩm quyền quyết định phê duyệt Phương án tạm sử dụng rừng như sau:
Tạm sử dụng rừng
....
2. Thẩm quyền quyết định phê duyệt Phương án tạm sử dụng rừng
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định phê duyệt Phương án tạm sử dụng rừng để thực hiện các hạng mục công trình tạm phục vụ thi công dự án lưới điện để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng. Trong trường hợp diện tích rừng tạm sử dụng thuộc phạm vi quản lý của chủ rừng là các đơn vị trực thuộc các bộ, ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có văn bản lấy ý kiến của bộ, ngành chủ quản và chỉ phê duyệt khi được sự đồng ý của bộ, ngành chủ quản.
Như vậy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền quyết định phê duyệt Phương án tạm sử dụng rừng để thực hiện các hạng mục công trình tạm phục vụ thi công dự án lưới điện để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng
Lưu ý: trường hợp diện tích rừng tạm sử dụng thuộc phạm vi quản lý của chủ rừng là các đơn vị trực thuộc các bộ, ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có văn bản lấy ý kiến của bộ, ngành chủ quản và chỉ phê duyệt khi được sự đồng ý của bộ, ngành chủ quản.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tranh chấp hợp đồng dân sự là gì? Những tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án bao gồm tranh chấp hợp đồng dân sự?
- Quy chế tổ chức và hoạt động của trường cao đẳng sư phạm phải được lấy ý kiến rộng rãi từ những ai?
- Caption giáng sinh ngắn? Caption noel ý nghĩa? Lễ Giáng sinh người lao động nước ngoài có được nghỉ làm không?
- Đại hội Hội công chứng viên được triệu tập lần thứ 2 khi nào? Cơ quan chấp hành của Đại hội Hội công chứng viên là cơ quan nào?
- Ban Chấp hành Hội công chứng viên làm việc theo nguyên tắc gì? Hình thức bầu Ban Chấp hành Hội công chứng viên là gì?