Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Nghị định 27/2024/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 156/2018/NĐ-CP

Số hiệu: 27/2024/NĐ-CP Loại văn bản: Nghị định
Nơi ban hành: Chính phủ Người ký: Trần Lưu Quang
Ngày ban hành: 06/03/2024 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

Bổ sung quy định về tạm sử dụng rừng từ ngày 06/3/2024

Ngày 06/3/2024, Chính phủ ban hành Nghị định 27/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 156/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Lâm nghiệp 2017.

Bổ sung quy định về tạm sử dụng rừng từ ngày 06/3/2024

Tạm sử dụng rừng là việc sử dụng rừng để thực hiện thi công công trình tạm phục vụ thi công dự án lưới điện để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng theo quy định của pháp luật về xây dựng, điện lực và các pháp luật khác có liên quan nhưng không chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác đối với diện tích tạm sử dụng rừng.

Điều kiện phê duyệt phương án tạm sử dụng rừng từ ngày 06/3/2024

Theo đó, việc phê duyệt phương án tạm sử dụng rừng phải đáp ứng các điều kiện sau:

- Có dự án lưới điện để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng được cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư hoặc quyết định phê duyệt dự án đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư công, đầu tư theo phương thức đối tác công tư, đầu tư.

- Trường hợp dự án có cả chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác và tạm sử dụng rừng, phải có quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích sử dụng khác (đối với phần diện tích chuyển mục đích sử dụng rừng).

- Trường hợp dự án không chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác nhưng có tạm sử dụng rừng, phải có quyết định chủ trương đầu tư hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư hoặc quyết định phê duyệt dự án đầu tư.

- Chỉ cho phép tạm sử dụng rừng trong trường hợp dự án bắt buộc phải sử dụng trên diện tích có rừng do không thể bố trí trên diện tích đất khác.

- Hạn chế tối đa diện tích tạm sử dụng rừng và chặt hạ cây rừng trong phạm vi diện tích được tạm sử dụng (không chặt hạ cây rừng có đường kính từ 20 cm trở lên ở vị trí từ mặt đất đến vị trí 1,3m của thân cây).

- Diện tích tạm sử dụng phải được điều tra, đánh giá về hiện trạng, trữ lượng, tác động của việc tạm sử dụng rừng đối với hệ sinh thái rừng. Nội dung tác động vào rừng, trồng lại rừng, phục hồi rừng phải được thể hiện đầy đủ, chi tiết trong Phương án tạm sử dụng rừng.

- Thời gian tạm sử dụng rừng phải được xác định rõ trong văn bản đề nghị quyết định phê duyệt Phương án tạm sử dụng rừng; không quá thời gian thực hiện dự án.

- Không tạm sử dụng rừng trong khu bảo vệ nghiêm ngặt của rừng đặc dụng, phạm vi diện tích rừng có các loài thực vật rừng nguy cấp, quý hiếm;

- Không lợi dụng việc tạm sử dụng rừng để chặt, phá rừng, săn bắt động vật rừng, khai thác, vận chuyển gỗ và lâm sản trái quy định của pháp luật, hợp thức hóa gỗ và lâm sản khai thác trái pháp luật;

- Không đưa chất thải, hóa chất độc, chất nổ, chất cháy, chất dễ cháy, công cụ, phương tiện vào rừng trái quy định của pháp luật;

- Không xây dựng, đào, bới, đắp đập, ngăn dòng chảy tự nhiên và các hoạt động khác trái quy định của pháp luật làm thay đổi cấu trúc cảnh quan tự nhiên, hủy hoại tài nguyên rừng, hệ sinh thái rừng, công trình bảo vệ và phát triển rừng.

- Việc trồng lại rừng được thực hiện ngay trong mùa vụ trồng rừng gần nhất tại địa phương nhưng không quá 12 tháng tính từ thời gian tạm sử dụng rừng kết thúc trong Phương án tạm sử dụng rừng được phê duyệt; bảo đảm diện tích rừng được phục hồi đáp ứng tiêu chí thành rừng theo quy định của pháp luật về lâm nghiệp.

Xem chi tiết tại Nghị định 27/2024/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 06/3/2024.

>> XEM BẢN TIẾNG ANH CỦA BÀI VIẾT NÀY TẠI ĐÂY

CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 27/2024/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 06 tháng 3 năm 2024

NGHỊ ĐỊNH

SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 156/2018/NĐ-CP NGÀY 16 THÁNG 11 NĂM 2018 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT LÂM NGHIỆP

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Lâm nghiệp ngày 15 tháng 11 năm 2017;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp.

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp

1. Bổ sung khoản 9 Điều 3 như sau:

“9. Tạm sử dụng rừng là việc sử dụng rừng để thực hiện thi công công trình tạm phục vụ thi công dự án lưới điện để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng theo quy định của pháp luật về xây dựng, điện lực và các pháp luật khác có liên quan nhưng không chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác đối với diện tích tạm sử dụng rừng.”

2. Bổ sung Điều 42a như sau:

“Điều 42a. Tạm sử dụng rừng

1. Điều kiện phê duyệt Phương án tạm sử dụng rừng

Khi phê duyệt Phương án tạm sử dụng rừng, dự án phải đáp ứng các điều kiện sau:

a) Có dự án lưới điện để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng được cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư hoặc quyết định phê duyệt dự án đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư công, đầu tư theo phương thức đối tác công tư, đầu tư.

b) Trường hợp dự án có cả chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác và tạm sử dụng rừng, phải có quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích sử dụng khác (đối với phần diện tích chuyển mục đích sử dụng rừng). Trường hợp dự án không chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác nhưng có tạm sử dụng rừng, phải có quyết định chủ trương đầu tư hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư hoặc quyết định phê duyệt dự án đầu tư.

c) Chỉ cho phép tạm sử dụng rừng trong trường hợp dự án bắt buộc phải sử dụng trên diện tích có rừng do không thể bố trí trên diện tích đất khác. Hạn chế tối đa diện tích tạm sử dụng rừng và chặt hạ cây rừng trong phạm vi diện tích được tạm sử dụng (không chặt hạ cây rừng có đường kính từ 20 cm trở lên ở vị trí từ mặt đất đến vị trí 1,3m của thân cây).

d) Diện tích tạm sử dụng phải được điều tra, đánh giá về hiện trạng, trữ lượng, tác động của việc tạm sử dụng rừng đối với hệ sinh thái rừng. Nội dung tác động vào rừng, trồng lại rừng, phục hồi rừng phải được thể hiện đầy đủ, chi tiết trong Phương án tạm sử dụng rừng.

đ) Thời gian tạm sử dụng rừng phải được xác định rõ trong văn bản đề nghị quyết định phê duyệt Phương án tạm sử dụng rừng; không quá thời gian thực hiện dự án.

e) Không tạm sử dụng rừng trong khu bảo vệ nghiêm ngặt của rừng đặc dụng, phạm vi diện tích rừng có các loài thực vật rừng nguy cấp, quý hiếm; không lợi dụng việc tạm sử dụng rừng để chặt, phá rừng, săn bắt động vật rừng, khai thác, vận chuyển gỗ và lâm sản trái quy định của pháp luật, hợp thức hóa gỗ và lâm sản khai thác trái pháp luật; không đưa chất thải, hóa chất độc, chất nổ, chất cháy, chất dễ cháy, công cụ, phương tiện vào rừng trái quy định của pháp luật; không xây dựng, đào, bới, đắp đập, ngăn dòng chảy tự nhiên và các hoạt động khác trái quy định của pháp luật làm thay đổi cấu trúc cảnh quan tự nhiên, hủy hoại tài nguyên rừng, hệ sinh thái rừng, công trình bảo vệ và phát triển rừng.

g) Việc trồng lại rừng được thực hiện ngay trong mùa vụ trồng rừng gần nhất tại địa phương nhưng không quá 12 tháng tính từ thời gian tạm sử dụng rừng kết thúc trong Phương án tạm sử dụng rừng được phê duyệt; bảo đảm diện tích rừng được phục hồi đáp ứng tiêu chí thành rừng theo quy định của pháp luật về lâm nghiệp.

2. Thẩm quyền quyết định phê duyệt Phương án tạm sử dụng rừng

Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định phê duyệt Phương án tạm sử dụng rừng để thực hiện các hạng mục công trình tạm phục vụ thi công dự án lưới điện để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng. Trong trường hợp diện tích rừng tạm sử dụng thuộc phạm vi quản lý của chủ rừng là các đơn vị trực thuộc các bộ, ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có văn bản lấy ý kiến của bộ, ngành chủ quản và chỉ phê duyệt khi được sự đồng ý của bộ, ngành chủ quản.

3. Hồ sơ

Hồ sơ đề nghị phê duyệt tạm sử dụng rừng gồm:

a) Văn bản đề nghị phê duyệt Phương án tạm sử dụng rừng hoặc điều chỉnh Phương án tạm sử dụng rừng của chủ đầu tư dự án theo Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;

b) Bản sao quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích sử dụng khác của dự án hoặc bản sao quyết định chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác của dự án. Trường hợp dự án không chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác có bản sao quyết định chủ trương đầu tư hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư hoặc quyết định phê duyệt dự án đầu tư;

c) Bản chính báo cáo thuyết minh và bản đồ hiện trạng rừng khu vực đề nghị tạm sử dụng. Báo cáo thuyết minh thể hiện vị trí (lô, khoảnh, tiểu khu; địa danh hành chính), diện tích rừng theo loại rừng (rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất), nguồn gốc hình thành (rừng tự nhiên, rừng trồng), trữ lượng, loài cây đối với rừng trồng; Bản đồ (hiện trạng rừng khu vực tạm sử dụng rừng tỷ lệ 1/5.000 thể hiện rõ vị trí (lô, khoảnh, tiểu khu; địa danh hành chính), phạm vi, ranh giới khu rừng đề nghị tạm sử dụng;

d) Phương án tạm sử dụng rừng hoặc điều chỉnh Phương án tạm sử dụng rừng do chủ đầu tư lập theo Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.

4. Trình tự, thủ tục phê duyệt Phương án tạm sử dụng rừng

a) Chủ đầu tư dự án có văn bản đề nghị quyết định phê duyệt Phương án tạm sử dụng rừng hoặc điều chỉnh Phương án tạm sử dụng rừng gửi trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường điện tử 01 bộ hồ sơ theo quy định tại khoản 3 Điều này đến Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

b) Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: kiểm tra, xác minh về báo cáo thuyết minh và bản đồ hiện trạng rừng khu vực đề nghị tạm sử dụng rừng và tổ chức thẩm định Phương án tạm sử dụng rừng hoặc điều chỉnh Phương án tạm sử dụng rừng; trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định phê duyệt Phương án tạm sử dụng rừng hoặc điều chỉnh Phương án tạm sử dụng rừng (hồ sơ trình được quy định tại khoản 3 Điều này và báo cáo thẩm định).

c) Trường hợp diện tích rừng tạm sử dụng thuộc thuộc phạm vi quản lý của chủ rừng là các đơn vị trực thuộc các bộ, ngành, trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận được tờ trình và hồ sơ của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh lấy ý kiến của bộ, ngành chủ quản. Hồ sơ lấy ý kiến gồm: Văn bản đề nghị của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, báo cáo thẩm định và hồ sơ quy định tại khoản 3 Điều này.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ lấy ý kiến của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, bộ, ngành chủ quản có ý kiến bằng văn bản gửi Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được ý kiến của bộ, ngành chủ quản, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định phê duyệt Phương án tạm sử dụng rừng hoặc điều chỉnh Phương án tạm sử dụng rừng theo Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này. Trường hợp không phê duyệt, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

d) Đối với trường hợp không phải lấy ý kiến của bộ, ngành chủ quản, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được Tờ trình và hồ sơ của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định phê duyệt Phương án tạm sử dụng rừng hoặc điều chỉnh Phương án tạm sử dụng rừng theo Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này. Trường hợp không phê duyệt, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

5. Điều chỉnh quyết định phê duyệt Phương án tạm sử dụng rừng

a) Dự án thay đổi vị trí, phạm vi tạm sử dụng rừng nhưng không thay đổi loại rừng, không làm tăng diện tích rừng so với tổng diện tích rừng đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và đảm bảo điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này thì không phải thực hiện điều chỉnh quyết định phê duyệt Phương án tạm sử dụng rừng. Nhưng chủ đầu tư dự án phải báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và chủ rừng về việc thay đổi vị trí, phạm vi tạm sử dụng rừng.

b) Dự án có thay đổi nội dung Phương án tạm sử dụng rừng đã được phê duyệt không thuộc quy định tại điểm a khoản này phải thực hiện điều chỉnh quyết định phê duyệt Phương án tạm sử dụng rừng. Hồ sơ, trình tự, thủ tục trình quyết định phê duyệt điều chỉnh Phương án tạm sử dụng rừng thực hiện theo quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều này. Đối với thành phần hồ sơ không có sự thay đổi về nội dung so với thành phần hồ sơ trình phê duyệt Phương án tạm sử dụng rừng thì không phải nộp lại thành phần hồ sơ theo quy định tại khoản 3 Điều này.

c) Thẩm quyền điều chỉnh quyết định phê duyệt Phương án tạm sử dụng rừng thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều này.

6. Khai thác tận dụng lâm sản và trồng lại rừng

a) Khai thác rừng trên diện tích tạm sử dụng rừng áp dụng theo quy định về khai thác tận dụng lâm sản của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về quản lý, truy xuất nguồn gốc lâm sản.

b) Chủ dự án có trách nhiệm trồng lại rừng sau khi tạm sử dụng rừng. Việc trồng lại rừng, nghiệm thu rừng thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về các biện pháp lâm sinh; về quản lý đầu tư công trình lâm sinh; đối với rừng tự nhiên chỉ được trồng lại rừng bằng cây bản địa.”

Điều 2. Điều khoản thi hành

1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 06 tháng 3 năm 2024.

2. Quy định chuyển tiếp

Phương án tác động và phục hồi rừng phê duyệt theo Nghị quyết số 23/NQ-CP ngày 23 tháng 02 năm 2023 của Chính phủ thì được tiếp tục thực hiện theo Phương án đã phê duyệt.

Điều 3. Trách nhiệm thi hành

1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước, kiểm tra việc thực hiện tạm sử dụng rừng theo quy định tại Nghị định này; kịp thời giải quyết các vướng mắc theo thẩm quyền, báo cáo cấp có thẩm quyền đối với những vấn đề phát sinh vượt thẩm quyền.

2. Bộ Công Thương chỉ đạo việc lập, điều chỉnh các quy hoạch điện, phê duyệt quyết định chủ trương đầu tư các dự án lưới điện theo thẩm quyền, đảm bảo nguyên tắc hạn chế tối đa việc tạm sử dụng rừng, nhất là rừng tự nhiên khi xây dựng các dự án lưới điện.

3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh:

a) Chịu trách nhiệm về nội dung quyết định phê duyệt Phương án tạm sử dụng rừng và điều chỉnh Phương án tạm sử dụng rừng; kiểm tra việc thực hiện tạm sử dụng rừng của tổ chức, chủ đầu tư dự án; chịu trách nhiệm nếu vi phạm các điều kiện phê duyệt, điều chỉnh phương án tạm sử dụng rừng, nếu để xảy ra chặt, phá, mất rừng, khai thác, vận chuyển gỗ và lâm sản trái quy định của pháp luật, làm thay đổi cấu trúc cảnh quan tự nhiên của hệ sinh thái rừng do triển khai Phương án tạm sử dụng rừng; định kỳ trước ngày 31 tháng 12 hằng năm báo cáo kết quả tạm sử dụng rừng về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

b) Chỉ đạo cơ quan lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh hướng dẫn, kiểm tra chủ đầu tư, chủ rừng trong quá trình triển khai Phương án tạm sử dụng rừng được phê duyệt, kiểm tra việc trồng lại rừng, đánh giá, nghiệm thu kết quả trồng lại rừng sau tạm sử dụng rừng.

4. Chủ đầu tư dự án lưới điện: Chỉ được tác động vào rừng để triển khai xây dựng các công trình tạm phục vụ thi công dự án lưới điện sau khi Phương án tạm sử dụng rừng được cấp có thẩm quyền phê duyệt; thực hiện đúng Phương án tạm sử dụng rừng được cấp có thẩm quyền phê duyệt; chịu trách nhiệm nếu để xảy ra mất rừng, chặt phá rừng, hủy hoại hệ sinh thái, môi trường trong quá trình thi công các công trình tạm.

5. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.


Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: VT, NN (2b).

TM. CHÍNH PHỦ
KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG




Trần Lưu Quang

PHỤ LỤC I

ĐỀ NGHỊ QUYẾT ĐỊNH PHÊ DUYỆT (HOẶC ĐIỀU CHỈNH) PHƯƠNG ÁN TẠM SỬ DỤNG RỪNG
(Kèm theo Nghị định số 27/2024/NĐ-CP ngày 06 tháng 3 năm 2024 của Chính phủ)

TÊN CHỦ ĐẦU TƯ DỰ ÁN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: ……./…

…, ngày … tháng ... năm ….

ĐỀ NGHỊ QUYẾT ĐỊNH PHÊ DUYỆT (HOẶC ĐIỀU CHỈNH)
PHƯƠNG ÁN TẠM SỬ DỤNG RỪNG
để thực hiện Dự án ………………

Kính gửi: Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh/tp……

Căn cứ Nghị định số .... /2024/NĐ-CP ngày … tháng … năm 2024 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp;

Căn cứ Quyết định số… /QĐ-…. ngày … tháng …. năm … của …. về việc phê duyệt chủ trương đầu tư dự án hoặc Quyết định số .../QĐ-…. ngày …. tháng …. năm …. của …. về việc phê duyệt dự án đầu tư ….;

Căn cứ Quyết định số …./QĐ-…. ngày .... tháng .... năm ... của .... về việc phê duyệt chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác hoặc Quyết định số …./QĐ-…. ngày…. tháng ... năm ….của .... về việc quyết định chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác để thực hiện Dự án….….

- Tên tổ chức/chủ đầu tư dự án (chữ in hoa): (1) ….….….….….….….….….…….….

- Địa chỉ trụ sở chính: ….….….….…….….….….…….….….….…….….….….…

- Điện thoại: ….….….….…….….….….…….….….….…….….….….…….….…

- Họ và tên người đại diện: ….….….….…….….….….…….….….….…….….….….…

+ Chức vụ: ….….….….…….….….….…….….….….…….….….….…

+ Số CCCD: ….….….….…….….…ngày, tháng, năm cấp: ….….….….…

+ Nơi cư trú: ….….….….…….….….….…….….….….…….….….….…

Đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh/tp ….….….….… xem xét, quyết định phê duyệt (hoặc điều chỉnh) Phương án tạm sử dụng rừng như sau:

1. Các thông tin về tạm sử dụng rừng (hoặc điều chỉnh tạm sử dụng rừng):

a) Các thông tin về: Vị trí khu rừng (ghi rõ tên lô, khoảnh, tiểu khu; địa danh hành chính); diện tích rừng (ha); loại rừng (ghi rõ rừng đặc dụng, phòng hộ, sản xuất); nguồn gốc hình thành (ghi rõ rừng tự nhiên, rừng trồng).

b) Mục đích của việc tạm sử dụng rừng….….….….…….….….….… (2)

c) Thời gian tạm sử dụng rừng: Từ ngày … tháng … năm .... đến ngày… tháng … năm …

2. Lý do điều chỉnh Phương án tạm sử dụng rừng (nếu có):

3. Về trồng lại rừng, phục hồi rừng

Nêu rõ việc trồng lại rừng, phục hồi rừng và kinh phí trồng rừng, ….….….….…

4. Cam kết chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác về các thông tin trên.

5. Hồ sơ

Có hồ sơ theo quy định tại khoản 3 (hoặc khoản 5) Điều 42a Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ được sửa đổi, bổ sung tại khoản 2 Điều 1 Nghị định số ….…./2024/NĐ-CP ngày … tháng … năm 2024 của Chính phủ kèm theo, gồm: ….….….….…

Để có cơ sở triển khai tổ chức thực hiện, ….….….….… (3) kính đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh/tp ….….….….…xem xét, phê duyệt.

……., ngày … tháng … năm
ĐẠI DIỆN CHỦ ĐẦU TƯ DỰ ÁN
(Ký tên, đóng dấu hoặc ký số hợp lệ)

Ghi chú:

(1) Ghi rõ tên tổ chức, ngày thành lập, số và ngày, cơ quan ký quyết định thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

(2) Ghi rõ mục đích tạm sử dụng rừng: Để xây dựng hạng mục công trình xây dựng tạm thực hiện Dự án….….….….…,

(3) Ghi rõ tên tổ chức/chủ đầu tư dự án.

PHỤ LỤC II

PHƯƠNG ÁN (HOẶC ĐIỀU CHỈNH PHƯƠNG ÁN) TẠM SỬ DỤNG RỪNG
(Kèm theo Nghị định số 27/2024/NĐ-CP ngày 06 tháng 3 năm 2024 của Chính phủ)

CƠ QUAN CHỦ QUẢN
CƠ QUAN LẬP PHƯƠNG ÁN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: ……./…

…, ngày … tháng ... năm ….

PHƯƠNG ÁN

Tạm sử dụng rừng (hoặc điều chỉnh tạm sử dụng rừng)
để thực hiện Dự án…………………

Kính gửi: Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh/tp………………

Căn cứ Nghị định số..../2024/NĐ-CP ngày … tháng … năm 2024 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp;

Căn cứ Quyết định số...../QĐ-.......ngày … tháng … năm … của … về việc phê duyệt chủ trương đầu tư dự án hoặc Quyết định số...../QĐ-… ngày … tháng … năm… của … về việc phê duyệt dự án đầu tư…..;

Căn cứ Quyết định số...../QĐ-.......ngày … tháng … năm … của … về việc phê duyệt chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác hoặc Quyết định số...../QĐ-.......ngày … tháng … năm … của … về việc quyết định chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác để thực hiện Dự án………..;

Căn cứ …………………………………………………………………………

………… (1) lập Phương án tạm sử dụng rừng (hoặc điều chỉnh Phương án tạm sử dụng rừng) để xây dựng hạng mục công trình xây dựng tạm thực hiện Dự án …………, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh/tp xem xét, phê duyệt, như sau:

1. Về vị trí, diện tích, loại rừng, trữ lượng rừng khu vực đề nghị tạm sử dụng rừng (hoặc điều chỉnh tạm sử dụng rừng)

- Vị trí: lô, khoảnh, tiểu khu; địa danh hành chính.

- Diện tích phân theo:

+ Loại rừng: rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất.

+ Nguồn gốc hình thành: rừng tự nhiên, rừng trồng.

- Trữ lượng rừng:

- Loài cây đối với rừng trồng:

2. Lý do điều chỉnh Phương án tạm sử dụng rừng (nếu có): ……………………

3. Phương án xử lý cây rừng trên phạm vi diện tích tạm sử dụng rừng

- Phương thức tác động: …………………………………………………………

- Khai thác tận dụng lâm sản trên diện tích tạm sử dụng rừng…………………………

- Phương thức thu hồi tài sản tận dụng lâm sản…………………………………………

- Đấu giá tài sản Nhà nước (nếu có) …………………………………………

- ……………………………………………………………………………………

4. Thời gian tạm sử dụng rừng: Từ ngày … tháng ... năm.... đến ngày … tháng … năm …

5. Nội dung trồng lại diện tích rừng

a) Biện pháp trồng rừng: Thực hiện theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về các biện pháp kỹ thuật lâm sinh…………………………………………

b) Thời gian trồng rừng, hoàn trả, bàn giao cho chủ rừng: ………………………………

c) Nghiệm thu rừng thực hiện theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về hướng dẫn một số nội dung quản lý đầu tư công trình lâm sinh……………………

d) Kinh phí trồng rừng: ………………………………………………………………

đ) ……………………………………………………………………………………

Để có cơ sở triển khai tổ chức thực hiện, …………………… (2) kính đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh/tp ……………………xem xét, phê duyệt./.


Nơi nhận:
- Như trên;
- ……….;
- Lưu: VT,…..

ĐẠI DIỆN TỔ CHỨC/CHỦ ĐẦU TƯ
DỰ ÁN LẬP PHƯƠNG ÁN
(Ký tên, đóng dấu hoặc ký số hợp lệ)

Ghi chú:

(1) và (2) ghi rõ tên tổ chức/chủ đầu tư dự án.

PHỤ LỤC III

QUYẾT ĐỊNH PHÊ DUYỆT (HOẶC ĐIỀU CHỈNH) PHƯƠNG ÁN TẠM SỬ DỤNG RỪNG
(Kèm theo Nghị định số 27/2024/NĐ-CP ngày 06 tháng 3 năm 2024 của Chính phủ)

UBND TỈNH/TP………….
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: /QĐ-UBND

…, ngày … tháng ... năm ….

QUYẾT ĐỊNH

Về việc phê duyệt Phương án tạm sử dụng rừng (hoặc điều chỉnh Phương án tạm sử dụng rừng) để thực hiện Dự án………………

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH/TP....

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày .... tháng ... năm ....; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Lâm nghiệp ngày 15 tháng 11 năm 2017;

Căn cứ Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp;

Căn cứ Nghị định số .... /2024/NĐ-CP ngày … tháng .... năm 2024 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp;

Căn cứ Quyết định số….. (các quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư hoặc quyết định phê duyệt dự án)….;

Căn cứ Quyết định số …./QĐ-.... ngày... tháng....năm.... của ....về việc phê duyệt chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác hoặc Quyết định số ..../QĐ-.......ngày.................................................. …tháng … năm …. của … về việc quyết định chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác để thực hiện Dự án...;

Căn cứ Phương án (hoặc điều chỉnh Phương án) tạm sử dụng rừng để thực hiện Dự án …… ngày … tháng .. năm 20… của …….;

Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại văn bản số......

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Phương án tạm sử dụng rừng (hoặc điều chỉnh Phương án tạm sử dụng rừng) đối với diện tích ....ha rừng (gồm: rừng tự nhiên .... ha; rừng trồng....ha) để thực hiện công trình xây dựng tạm của Dự án…………,

trong đó:

- Rừng đặc dụng … ha (rừng tự nhiên ... ha, rừng trồng … ha); rừng phòng hộ … ha (rừng tự nhiên ... ha, rừng trồng ...ha); rừng sản xuất.... ha (rừng tự nhiên ... ha, rừng trồng ...ha).

- Trữ lượng rừng: ……….; loài cây đối với rừng trồng.

- Vị trí: ghi rõ tên lô, khoảnh, tiểu khu; địa danh hành chính.

- Thời gian tạm sử dụng rừng: từ ngày … đến ngày ….

- Về trồng lại, phục hồi rừng: nội dung trồng lại rừng, phục hồi rừng, kinh phí trồng lại, phục hồi rừng, thời gian trồng lại rừng, phục hồi rừng,………………

(Chi tiết thông tin tại Phương án tạm sử dụng rừng hoặc điều chỉnh Phương án tạm sử dụng rừng kèm theo).

Có hồ sơ theo quy định tại khoản 3 (hoặc khoản 5) Điều 42a Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ được sửa đổi, bổ sung tại khoản 2 Điều 1 Nghị định số ..../2024/NĐ-CP ngày … tháng …. năm 2024 của Chính phủ kèm theo, gồm:..

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:……………….…………………….

2. Chủ dự án: ……………….……………….……………….……………….

3. Chủ rừng: ……………….……………….……………….……………….

4 ……………….……………….……………….……………….……………….

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh/tp, Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường, ……………….và tổ chức đề nghị tạm sử dụng rừng và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này kể từ ngày ký./.


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Hội đồng nhân dân (để b/c);
- Các Sở: NN&PTNT, TN&MT, ...;
- …..

CHỦ TỊCH
(Ký tên, đóng dấu hoặc ký số hợp lệ)

THE GOVERNMENT OF VIETNAM
-------

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom – Happiness
-----------

No. 27/2024/ND-CP

Hanoi, March 06, 2024

 

DECREE

AMENDMENTS TO GOVERNMENT'S DECREE NO. 156/2018/ND-CP DATED NOVEMBER 16, 2018 ELABORATING THE LAW ON FORESTRY

Pursuant to the Law on Government Organization dated June 19, 2015; the Law on Amendments to the Law on Government Organization and the Law on Local Government Organization dated November 22, 2019; 

Pursuant to the Law on Forestry dated November 15, 2017;

At the request of the Minister of Agriculture and Rural Development of Vietnam;

The Government promulgates a Decree providing amendments to the Government's Decree No. 156/2018/ND-CP dated November 16, 2018 elaborating the Law on Forestry.

Article 1. Amendments to Government's Decree No. 156/2018/ND-CP dated November 16, 2018 elaborating the Law on Forestry

1. Clause 9 is added to Article 3 as follows:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. Article 42a is added as follows:

“Article 42a. Temporary forest use

1. Conditions for approving a temporary forest use plan

In order to obtain approval for the temporary forest use plan, the project is required to meet the following conditions:

a) There is a power grid project for socio-economic development in the national and public interests for which the investment policy decision or investment policy approval or decision on approval of investment project has been issued by a competent authority in accordance with regulations of the law on public investment, the law on investment in the form of public-private partnerships and the investment law.

b) In case both forest repurposing and temporary forest use are defined in the project, there must be a decision on the policy for forest repurposing (in respect of the forest area to be repurposed). If only the temporary forest use is defined in the project, there must be an investment policy decision or investment policy approval or decision on approval of investment project.

c) The temporary forest use is allowed only if the project must use forested area because it cannot be implemented on other land. The forest area temporarily used and cutting down of forest trees within this area must be minimized (do not cut down forest trees with a diameter of 20 cm or more in the position from the ground to the position of 1.3m of the trunk).

d) The forest area temporarily used shall be subject to investigation and assessment of current status, reserves and impacts of temporary forest use on the forest ecosystem. Impacts on the forest, reforestation, and forest restoration must be fully specified in the temporary forest use plan.

dd) The duration of temporary forest use must be clearly defined in the application form for approval of the temporary forest use plan; and must not exceed the project duration.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



g) The reforestation shall be carried out immediately during the latest afforestation season in the locality but not later than 12 months from the termination of the temporary forest use duration defined in the approved temporary forest use plan; the restored forest area must meet the criteria for becoming a forest under the Law on Forestry.

2. Power to approve a temporary forest use plan

Chairpersons of provincial People’s Committees shall decide to approve plans for temporary use of forests for executing temporary work items serving the implementation of power grid projects for the socio-economic development in the national and public interests. In cases where the temporarily used forest area falls under the management of a forest owner that is an affiliated unit of a Ministry or central-government authority, the Chairperson of the relevant provincial People's Committee shall seek written opinions and obtain the consent from such regulatory Ministry or central-government authority before giving approval for the temporary forest use plan.

3. Documentation requirements

An application for approval of a temporary forest use plan includes:

a) An application form for approval of the temporary forest use plan or the revised temporary forest use plan which is made by the project owner according to Appendix I enclosed herewith;

b) A copy of the decision on the forest repurposing policy or a copy of the decision on forest repurposing. If the forest repurposing is not required in the project, a copy of the investment policy decision or investment policy approval or decision on approval of investment project shall be submitted;

c) The original explanatory report and current-status map of the forest area to be put into temporary use as requested. The explanatory report must clearly indicate the location (forest plot, and sub-zone; administrative division), forest area by type of forest (reserve forest, protective forest and production forest), origin of the forest (natural forest or cultivated forest), forest reserves, tree species (for cultivated forest); Map (of the current status of forest area to be put into temporary use) of the scale of 1/5.000 must clearly show the location (forest plot, and sub-zone; administrative division), the scope and boundaries of the forest area to be put into temporary use;

d) The temporary forest use plan or the revised temporary forest use plan which is made by the project owner according to Appendix II enclosed herewith.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) The project owner that wishes to apply for approval of a temporary forest use plan or revised temporary forest use plan shall submit an application which includes adequate documents prescribed in clause 3 of this Article directly, by post, or electronically to the relevant provincial Department of Agriculture and Rural Development.

If the application is invalid, within 03 working days from the date of receipt of the application, the provincial Department of Agriculture and Rural Development shall give a written response clearly stating the reasons therefor.

b) Within 07 working days from the date of receipt of a valid application, the provincial Department of Agriculture and Rural Development shall inspect and verify the explanatory report and current-status map of the forest area to be put into temporary use as requested, and carry out an appraisal of the temporary forest use plan or revised temporary forest use plan; and then petition the provincial People's Committee to consider granting approval for the temporary forest use plan or revised temporary forest use plan (documents presented to the provincial People's Committee include those prescribed in clause 3 of this Article and the appraisal report).

c) In cases where the temporarily used forest area falls under the management of a forest owner that is an affiliated unit of a Ministry or central-government authority, within 03 working days from the date of receipt of the report and application from the provincial Department of Agriculture and Rural Development, the provincial People's Committee shall seek opinions from such regulatory Ministry or central-government authority. Documents sent to get opinions include: The written request for opinions made by the provincial People's Committee, the appraisal report and the application prescribed in clause 3 of this Article.

Within 05 working days from the date of receipt of the documents sent to get opinions from the provincial People's Committee, the requested Ministry or central-government authority shall give their written opinions to the provincial People's Committee.

Within 05 working days from the date of receipt of opinions from the relevant Ministry or central-government authority, the Chairperson of the provincial People's Committee shall consider issuing a decision on approval of the temporary forest use plan or revised temporary forest use plan according to Appendix III enclosed herewith. If an application is refused, the Chairperson of the provincial People's Committee shall give a written response clearly indicating reasons for such refusal.

d) In cases where the opinions from the regulatory Ministry or central-government authority are deemed unnecessary, within 05 working days from the date of receipt of the report and application from the provincial Department of Agriculture and Rural Development, the Chairperson of the provincial People's Committee shall consider issuing a decision on approval of the temporary forest use plan or revised temporary forest use plan according to Appendix III enclosed herewith. If an application is refused, the Chairperson of the provincial People's Committee shall give a written response clearly indicating reasons for such refusal.

5. Amendments to decision on approval of temporary forest use plan

a) If there are changes in the location and scope of the temporarily used forest area which do not result in an increase in the forest area to be temporarily used compared to that approved by a competent authority, and the conditions set out in clause 1 of this Article are still met, amendments to the decision on approval of temporary forest use plan shall not be required, provided that such changes must be reported by the project owner to the Chairperson of the relevant provincial People’s Committee.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



c) Power to make amendments to a decision on approval of temporary forest use plan shall comply with the provisions of clause 2 of this Article.

6. Salvage harvesting of forest products and reforestation

a) Forest harvesting on the temporarily used forest areas shall comply with provisions on salvage harvesting of forest products included in regulations of the Ministry of Agriculture and Rural Development of Vietnam on management and tracing of forest products.

b) Project owners shall assume responsibility to carry out reforestation upon termination of temporary forest use duration. Reforestation, inspection and acceptance of reforestation tasks shall comply with regulations adopted by the Minister of Agriculture and Rural Development of Vietnam on silvicultural measures and management of investment in silvicultural projects. Reforestation of natural forests shall only be done using native species.”

Article 2. Implementation

1. This Decree comes into force from March 06, 2024.

2. Transition

The implementation of plans for use of forests and reforestation which have been approved under the Government’s Resolution No. 23/NQ-CP dated February 23, 2023 still continues.

Article 3. Responsibility for implementation

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. The Ministry of Industry and Trade of Vietnam shall direct the formulation and modification of power plannings, and issue decisions on approval of power grid projects within its jurisdiction following the rule that the temporary use of forests, especially natural forests, for implementation of power grid projects must be minimized.

3. Provincial People's Committees shall:

a) assume responsibility for contents of decisions on approval of temporary forest use plans and revised temporary forest use plans; inspect the temporary use of forests by organizations and projects owners; assume responsibility for any breach of conditions for approval of temporary forest use plans and revised temporary forest use plans if any of the following acts occurs during the implementation of the temporary forest use plan, including: cutting trees, deforestation, exploitation and transportation of timber and foreign products in contravention of laws, or causing changes in the natural landscape structure of the forest ecosystems; submit annual reports on temporary forest use results to the Ministry of Agriculture and Rural Development of Vietnam by December 31 each year.

b) direct local forestry authorities to instruct and inspect project owners and forest owners during the implementation of approved temporary forest use plans, inspect the reforestation, assessment and acceptance of reforestation tasks upon termination of temporary use of forests.

4. Owners of power grid projects shall: only use forests for executing temporary work items serving the implementation of power grid projects after temporary forest use plans have been approved by competent authorities; implement temporary forest use plans approved by competent authorities; assume responsibility for any loss of forests, cutting of trees, or destruction of forest ecosystems and environment during the execution of temporary works.

5. Ministers, heads of ministerial agencies, heads of Governmental agencies, Chairpersons of Provincial People’s Committees and relevant authorities, organizations and individuals are responsible for the implementation of this Decree./.

 

 

ON BEHALF OF THE GOVERNMENT
PP. PRIME MINISTER
DEPUTY PRIME MINISTER




Tran Luu Quang

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Nghị định 27/2024/NĐ-CP ngày 06/03/2024 sửa đổi Nghị định 156/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Lâm nghiệp

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


10.560

DMCA.com Protection Status
IP: 34.231.180.210
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!