Hồ sơ đề nghị đánh giá phân loại công chức trong Tòa án nhân dân theo quy định bao gồm những nội dung gì?
- Hồ sơ đề nghị đánh giá phân loại công chức trong Tòa án nhân dân theo quy định bao gồm những nội dung gì?
- Công chức giữ chức vụ lãnh đạo muốn được đánh giá phân loại ở mức hoàn thành tốt nhiệm vụ thì cần đáp ứng những tiêu chí nào?
- Công chức không hoàn thành nhiệm vụ do yếu tố khách quan thì có được xem xét trong quá trình đánh giá phân loại không?
Hồ sơ đề nghị đánh giá phân loại công chức trong Tòa án nhân dân theo quy định bao gồm những nội dung gì?
Căn cứ khoản 2 Điều 7 Quy chế đánh giá và phân loại công chức, viên chức, người lao động Tòa án nhân dân ban hành kèm theo Quyết định 01/QĐ-TANDTC năm 2019 quy định trình tự, thủ tục, hồ sơ đánh giá công chức, viên chức, người lao động như sau:
Trình tự, thủ tục, hồ sơ đánh giá công chức, viên chức, người lao động
...
2. Hồ sơ đề nghị đánh giá, phân loại công chức, viên chức, người lao động, gồm có:
a) Văn bản đề nghị đánh giá, phân loại công chức, viên chức, người lao động;
b) Biên bản Hội nghị đánh giá, phân loại.
c) Phiếu đánh giá, phân loại của công chức, viên chức, người lao động;
d) Ý kiến đánh giá bằng văn bản của cấp ủy nơi công tác, cấp ủy nơi cư trú của công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý.
Như vậy, theo quy định thì hồ sơ đề nghị đánh giá phân loại công chức, gồm có:
(1) Văn bản đề nghị đánh giá phân loại công chức;
(2) Biên bản Hội nghị đánh giá phân loại.
(3) Phiếu đánh giá, phân loại của công chức;
(4) Ý kiến đánh giá bằng văn bản của cấp ủy nơi công tác, cấp ủy nơi cư trú của công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý.
Hồ sơ đề nghị đánh giá phân loại công chức trong Tòa án nhân dân theo quy định bao gồm những nội dung gì? (Hình từ Internet)
Công chức giữ chức vụ lãnh đạo muốn được đánh giá phân loại ở mức hoàn thành tốt nhiệm vụ thì cần đáp ứng những tiêu chí nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 14 Quy chế đánh giá và phân loại công chức, viên chức, người lao động Tòa án nhân dân ban hành kèm theo Quyết định 01/QĐ-TANDTC năm 2019 quy định về tiêu chí đánh giá phân loại công chức ở mức hoàn thành tốt nhiệm vụ như sau:
Tiêu chí phân loại đánh giá công chức ở mức hoàn thành tốt nhiệm vụ
...
2. Công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý đạt được tất cả các tiêu chí sau đây thì phân loại đánh giá ở mức hoàn thành tốt nhiệm vụ:
a) Thực sự gương mẫu về chính trị tư tưởng, đạo đức lối sống, tác phong lề lối làm việc, ý thức tổ chức kỷ luật theo quy định tại Quy định số 89-QĐ/TW ngày 04/8/2017 của Ban Chấp hành Trung ương;
b) Thực hiện tốt chức trách, nhiệm vụ được giao theo quy định tại tại Quy định số 89-QĐ/TW ngày 04/8/2017 của Ban Chấp hành Trung ương;
c) Lãnh đạo, quản lý, điều hành thực hiện nhiệm vụ đảm bảo tiến độ, chất lượng và hiệu quả;
d) Làm tốt công tác tham mưu, hoạch định, xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và thi hành pháp luật;
đ) Giải quyết các kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của tổ chức, công dân theo đúng quy định của pháp luật;
e) Đơn vị được giao lãnh đạo, quản lý hoàn thành tất cả các chỉ tiêu, nhiệm vụ, trong đó có ít nhất 80% hoàn thành đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng. 100% các đơn vị thuộc thẩm quyền lãnh đạo, quản lý trực tiếp được đánh giá hoàn thành nhiệm vụ trở lên;
g) Có năng lực xây dựng đơn vị đoàn kết, thống nhất.
h) Không bị xử lý trách nhiệm theo Quy định xử lý trách nhiệm người giữ chức danh tư pháp trong Tòa án nhân dân trong năm đánh giá.
Như vậy, công chức giữ chức vụ lãnh đạo muốn được đánh giá phân loại ở mức hoàn thành tốt nhiệm vụ thì cần đáp ứng tất cả các tiêu chí sau:
(1) Thực sự gương mẫu về chính trị tư tưởng, đạo đức lối sống, tác phong lề lối làm việc, ý thức tổ chức kỷ luật theo quy định tại Quy định số 89-QĐ/TW ngày 04/8/2017 của Ban Chấp hành Trung ương;
(2) Thực hiện tốt chức trách, nhiệm vụ được giao theo quy định tại tại Quy định số 89-QĐ/TW ngày 04/8/2017 của Ban Chấp hành Trung ương;
(3) Lãnh đạo, quản lý, điều hành thực hiện nhiệm vụ đảm bảo tiến độ, chất lượng và hiệu quả;
(4) Làm tốt công tác tham mưu, hoạch định, xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và thi hành pháp luật;
(5) Giải quyết các kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của tổ chức, công dân theo đúng quy định của pháp luật;
(6) Đơn vị được giao lãnh đạo, quản lý hoàn thành tất cả các chỉ tiêu, nhiệm vụ, trong đó có ít nhất 80% hoàn thành đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng. 100% các đơn vị thuộc thẩm quyền lãnh đạo, quản lý trực tiếp được đánh giá hoàn thành nhiệm vụ trở lên;
(7) Có năng lực xây dựng đơn vị đoàn kết, thống nhất.
(8) Không bị xử lý trách nhiệm theo Quy định xử lý trách nhiệm người giữ chức danh tư pháp trong Tòa án nhân dân trong năm đánh giá.
Công chức không hoàn thành nhiệm vụ do yếu tố khách quan thì có được xem xét trong quá trình đánh giá phân loại không?
Căn cứ khoản 4 Điều 3 Quy chế đánh giá và phân loại công chức, viên chức, người lao động Tòa án nhân dân ban hành kèm theo Quyết định 01/QĐ-TANDTC năm 2019 quy định về nguyên tắc đánh giá và phân loại công chức, viên chức, người lao động như sau:
Nguyên tắc đánh giá và phân loại công chức, viên chức, người lao động
...
3. Việc đánh giá, phân loại công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý phải dựa vào kết quả hoạt động của đơn vị được giao lãnh đạo, quản lý. Mức độ hoàn thành nhiệm vụ của thủ trưởng đơn vị không được, cao hơn mức độ hoàn thành nhiệm vụ của đơn vị.
4. Trường hợp công chức, viên chức, người lao động không hoàn thành nhiệm vụ do yếu tố khách quan, bất khả kháng thì được xem xét trong quá trình đánh giá, phân loại.
5. Bảo đảm công khai, minh bạch, dân chủ.
Như vậy, theo quy định, trường hợp công chức không hoàn thành nhiệm vụ do yếu tố khách quan thì được xem xét trong quá trình đánh giá phân loại.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thủ tục xóa đăng ký thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất trong dự án xây dựng kinh doanh kết cấu hạ tầng cấp tỉnh ra sao?
- Phương pháp lập Chứng từ điều chỉnh thông tin ghi Sổ kế toán thuế nội địa? Khóa sổ kế toán thuế nội địa trước hay sau khi lập báo cáo kế toán thuế?
- Thủ tục chuyển loại rừng đối với khu rừng do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập từ 30/10/2024 ra sao?
- Mức bồi thường được tính thế nào khi Nhà nước thu hồi đất và gây thiệt hại đối với cây rừng trồng bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước?
- Giá trị chứng khoán tính khấu trừ khi trích lập dự phòng rủi ro được xác định như thế nào theo quy định pháp luật?