Hồ sơ đề nghị chứng nhận lại chủng loại gạo thơm xuất khẩu sang Liên minh Châu Âu gồm những gì?
- Hồ sơ đề nghị chứng nhận lại chủng loại gạo thơm xuất khẩu sang Liên minh Châu Âu gồm những gì?
- Trình tự hủy bỏ Giấy chứng nhận chủng loại gạo thơm xuất khẩu sang Liên minh Châu Âu như thế nào?
- Tổ chức, cá nhân đề nghị chứng nhận chủng loại gạo thơm xuất khẩu sang Liên minh Châu Âu có trách nhiệm như thế nào?
Hồ sơ đề nghị chứng nhận lại chủng loại gạo thơm xuất khẩu sang Liên minh Châu Âu gồm những gì?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 8 Nghị định 103/2020/NĐ-CP (điều này được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Nghị định 11/2022/NĐ-CP) quy định như sau:
Chứng nhận lại chủng loại gạo thơm
1. Tổ chức, cá nhân được chứng nhận lại chủng loại gạo thơm trong trường hợp Giấy chứng nhận chủng loại gạo thơm bị mất hoặc bị hư hỏng hoặc thay đổi thông tin liên quan đến Giấy chứng nhận chủng loại gạo thơm đã chứng nhận.
2. Hồ sơ gồm:
a) Đơn đề nghị chứng nhận lại chủng loại gạo thơm theo mẫu quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Mẫu Giấy chứng nhận lại chủng loại gạo thơm được kê khai đầy đủ thông tin từ mục 1 đến mục 9 theo mẫu quy định tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định số 103/2020/NĐ-CP đối với gạo thơm xuất khẩu sang EU hoặc Phụ lục VIIa ban hành kèm theo Nghị định này đối với gạo thơm xuất khẩu sang UK;
c) Tài liệu chứng minh nội dung thay đổi đối với trường hợp thay đổi thông tin liên quan đến Giấy chứng nhận chủng loại gạo thơm đã chứng nhận;
d) Giấy chứng nhận chủng loại gạo thơm đã cấp đối với trường hợp bị hư hỏng hoặc thay đổi thông tin liên quan.
3. Trình tự thực hiện:
a) Tổ chức, cá nhân nộp 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường điện tử đến Cục Trồng trọt.
Trường hợp nộp trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính: Cục Trồng trọt kiểm tra thành phần hồ sơ và trả lời ngay tính đầy đủ của hồ sơ cho tổ chức, cá nhân.
Trường hợp nộp qua môi trường điện tử: Thành phần hồ sơ phải được kê khai và ký chữ ký số trên các biểu mẫu điện tử được cung cấp sẵn theo quy định tại khoản 1, 2 Điều 9 Nghị định số 45/2020/NĐ-CP ngày 08 tháng 4 năm 2020 của Chính phủ về thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử. Trong thời hạn không quá 01 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cục Trồng trọt xem xét tính đầy đủ của thành phần hồ sơ; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân;
b) Trong thời gian 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ hợp lệ, Cục Trồng trọt tổ chức thẩm định và chứng nhận vào mục 10 mẫu Giấy chứng nhận lại chủng loại gạo thơm quy định tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định số 103/2020/NĐ-CP đối với gạo thơm xuất khẩu sang EU hoặc Phụ lục VIIa ban hành kèm theo Nghị định này đối với gạo thơm xuất khẩu sang UK; trường hợp không chứng nhận lại phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Như vậy theo quy định trên hồ sơ đề nghị chứng nhận lại chủng loại gạo thơm xuất khẩu sang Liên minh Châu Âu gồm:
- Đơn đề nghị chứng nhận lại chủng loại gạo thơm theo mẫu quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định 103/2020/NĐ-CP.
- Mẫu Giấy chứng nhận lại chủng loại gạo thơm được kê khai đầy đủ thông tin từ mục 1 đến mục 9 theo mẫu quy định tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định 103/2020/NĐ-CP đối với gạo thơm xuất khẩu sang EU hoặc Phụ lục VIIa ban hành kèm theo Nghị định 103/2020/NĐ-CP đối với gạo thơm xuất khẩu sang UK.
- Tài liệu chứng minh nội dung thay đổi đối với trường hợp thay đổi thông tin liên quan đến Giấy chứng nhận chủng loại gạo thơm đã chứng nhận.
- Giấy chứng nhận chủng loại gạo thơm đã cấp đối với trường hợp bị hư hỏng hoặc thay đổi thông tin liên quan.
Hồ sơ đề nghị chứng nhận lại chủng loại gạo thơm xuất khẩu sang Liên minh Châu Âu gồm những gì? (Hình từ Internet)
Trình tự hủy bỏ Giấy chứng nhận chủng loại gạo thơm xuất khẩu sang Liên minh Châu Âu như thế nào?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 9 Nghị định 103/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Hủy bỏ Giấy chứng nhận chủng loại gạo thơm
1. Giấy chứng nhận chủng loại gạo thơm bị hủy bỏ trong trường hợp phát hiện gian lận hồ sơ đề nghị chứng nhận chủng loại gạo thơm.
2. Trình tự thực hiện:
a) Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận thông tin từ các tổ chức, cá nhân; Cục Trồng trọt thực hiện thẩm tra thông tin và thông báo hủy bỏ Giấy chứng nhận chủng loại gạo thơm đã chứng nhận khi có đủ bằng chứng;
b) Thông tin về Giấy chứng nhận chủng loại gạo thơm đã hủy bỏ được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Cục Trồng trọt.
Như vậy theo quy định trên trình tự hủy bỏ Giấy chứng nhận chủng loại gạo thơm xuất khẩu sang Liên minh Châu Âu như sau:
- Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận thông tin từ các tổ chức, cá nhân, Cục Trồng trọt thực hiện thẩm tra thông tin và thông báo hủy bỏ Giấy chứng nhận chủng loại gạo thơm đã chứng nhận khi có đủ bằng chứng.
- Thông tin về Giấy chứng nhận chủng loại gạo thơm đã hủy bỏ được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Cục Trồng trọt.
Tổ chức, cá nhân đề nghị chứng nhận chủng loại gạo thơm xuất khẩu sang Liên minh Châu Âu có trách nhiệm như thế nào?
Căn cứ tại Điều 10 Nghị định 103/2020/NĐ-CP quy định tổ chức, cá nhân đề nghị chứng nhận chủng loại gạo thơm xuất khẩu sang Liên minh Châu Âu có trách nhiệm như sau:
- Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực đối với thông tin khai báo và hồ sơ đã nộp; về tính đúng giống theo quy định tại Điều 4 Nghị định 103/2020/NĐ-CP trong quá trình thu hoạch, phơi, sấy, sơ chế, bảo quản, xay, xát, chế biến, đóng gói.
- Cử người phối hợp thực hiện kiểm tra theo quy định tại Điều 5 Nghị định 103/2020/NĐ-CP; cung cấp đầy đủ hồ sơ, thông tin và tài liệu liên quan trong quá trình xác minh chủng loại gạo thơm; chấp hành việc thanh tra, kiểm tra của cơ quan có thẩm quyền.
- Lưu trữ hồ sơ chứng nhận chủng loại gạo thơm dưới dạng văn bản hoặc bản điện tử trong thời hạn tối thiểu 05 năm kể từ ngày được Cục Trồng trọt chứng nhận chủng loại gạo thơm.
- Trường hợp tổ chức, cá nhân sản xuất lúa thơm không phải là tổ chức, cá nhân đề nghị chứng nhận chủng loại gạo thơm có yêu cầu kiểm tra đồng ruộng thì thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 10 Nghị định 103/2020/NĐ-CP.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chuyển đất trồng lúa sang đất ở không được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép bị phạt bao nhiêu?
- Quyền khác đối với tài sản là gì? Gồm những quyền nào? Quyền khác đối với tài sản có bị hạn chế, bị tước đoạt?
- Mốc giới ngăn cách các bất động sản được quy định như thế nào? Các trường hợp được miễn giấy phép xây dựng?
- Tải bảng tổng hợp chi phí tư vấn đầu tư xây dựng mới nhất? Công thức xác định chi phí tư vấn đầu tư xây dựng?
- Tổng hợp cách tra cứu phạt nguội toàn quốc 2025 nhanh chóng? Cách kiểm tra phạt nguội online toàn quốc chi tiết thế nào?