Hồ sơ đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp mới nhất năm 2023 không thuộc quyền sở hữu của mình gồm những gì?
Hồ sơ đăng ký thường trú vào chỗ ở hợp pháp thuộc quyền sở hữu của mình?
Căn cứ theo quy định tại Mục 5 Phần thứ 2 Thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết định 4088/QĐ-BCA-C06 năm 2023 quy định hồ sơ đăng ký thường trú vào chỗ ở hợp pháp thuộc quyền sở hữu của mình mới nhất năm 2023 gồm:
- Tờ khai thay đổi thông tin cư trú (Mẫu CT01 ban hành kèm theo Thông tư 56/2021/TT-BCA);
- Giấy tờ, tài liệu chứng minh việc sở hữu chỗ ở hợp pháp.
Trừ trường hợp thông tin chứng minh về chỗ ở hợp pháp của công dân đã có trong cơ sở dữ liệu chuyên ngành đã được kết nối, chia sẻ với cơ quan đăng ký cư trú thì cơ quan đăng ký cư trú tự kiểm tra, xác minh không yêu cầu công dân xuất trình giấy tờ chứng minh; và trường hợp, giấy tờ chứng minh về chỗ ở hợp pháp đã có bản điện tử trên dịch vụ công qua giải quyết thủ tục hành chính khác.
Hồ sơ đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp mới nhất năm 2023 không thuộc quyền sở hữu của mình gồm những gì?
Hồ sơ đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp không thuộc quyền sở hữu của mình gồm những gì?
Căn cứ theo quy định tại Mục 5 Phần thứ 2 Thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết định 4088/QĐ-BCA-C06 năm 2023 quy định hồ sơ đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp không thuộc quyền sở hữu của mình bao gồm:
- Trường hợp vợ về ở với chồng, chồng về ở với vợ, con về ở với cha, mẹ hoặc cha, mẹ về ở với con; Người cao tuổi về ở với anh ruột, chị ruột, em ruột, cháu ruột; người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng, người không có khả năng lao động, người bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi về ở với ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột, bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, cháu ruột, người giám hộ; Người chưa thành niên được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý hoặc không còn cha, mẹ về ở với cụ nội, cụ ngoại, ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột, bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; người chưa thành niên về ở với người giám hộ được đăng ký thường trú vào chỗ ở hợp pháp không thuộc quyền sở hữu, hồ sơ gồm:
+ Tờ khai thay đổi thông tin cư trú (Mẫu CT01 ban hành kèm theo Thông tư 56/2021/TT-BCA), trong đó ghi rõ ý kiến đồng ý cho đăng ký thường trú của chủ hộ, chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp hoặc người được ủy quyền, trừ trường hợp đã có ý kiến đồng ý bằng văn bản;
+ Giấy tờ, tài liệu chứng minh quan hệ nhân thân với chủ hộ, thành viên hộ gia đình, trừ trường hợp vợ về với chồng, chồng về với vợ, cha, mẹ về với con, con về với cha mẹ, người cao tuổi, người khuyết tật, người chưa thành niên về với anh, chị, em ruột hoặc trường hợp khác đã có thông tin thể hiện quan hệ này trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư hoặc cơ sở dữ liệu chuyên ngành (Theo quy định tại Điều 6 Nghị định 62/2021/NĐ-CP);
+ Giấy tờ, tài liệu chứng minh là: người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng, người không có khả năng lao động, người bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi; Người chưa thành niên được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý hoặc không còn cha, mẹ trừ trường hợp đã có thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, cơ sở dữ liệu chuyên ngành.
(Trường hợp người cao tuổi, người chưa thành niên đã có thông tin về ngày tháng năm sinh trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, do đó, không yêu cầu xuất trình giấy tờ chứng minh).
- Những trường hợp khác được đăng ký thường trú vào chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ, hồ sơ gồm:
+ Tờ khai thay đổi thông tin cư trú (Mẫu CT01 ban hành kèm theo Thông tư 56/2021/TT-BCA), trong đó ghi rõ ý kiến đồng ý cho đăng ký thường trú của chủ hộ, chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp được cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ hoặc người được ủy quyền, trừ trường hợp đã có ý kiến đồng ý bằng văn bản;
+ Hợp đồng cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ hoặc văn bản về việc cho mượn, cho ở nhờ chỗ ở hợp pháp đã được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật;
+ Giấy tờ, tài liệu chứng minh đủ diện tích nhà ở để đăng ký thường trú theo quy định. Trừ trường hợp thông tin chứng minh về việc đủ diện tích nhà ở để đăng ký thường trú trên giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở mà giấy tờ này đã có trong cơ sở dữ liệu chuyên ngành đã được kết nối, chia sẻ với cơ quan đăng ký cư trú thì cơ quan đăng ký cư trú tự kiểm tra, xác minh không yêu cầu công dân xuất trình giấy tờ chứng minh.
Phí, lệ phí đăng ký thường trú mới nhất năm 2023 là bao nhiêu?
Căn cứ theo quy định tại Mục 5 Phần thứ 2 Thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết định 4088/QĐ-BCA-C06 năm 2023 quy định phí, lệ phí đăng ký thường trú mới nhất năm 2023 như sau:
- Trường hợp công dân nộp hồ sơ trực tiếp thu 20.000 đồng/lần đăng ký;
- Trường hợp công dân nộp hồ sơ qua cổng dịch vụ công trực tuyến thu 10.000 đồng/lần đăng ký.
- Trường hợp công dân thuộc diện được miễn phí theo quy định tại Điều 4 Thông tư 75/2022/TT-BTC thì công dân phải xuất trình giấy tờ chứng minh thuộc diện được miễn trừ trường hợp thông tin đã có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư hoặc Cơ sở dữ liệu quốc gia, Cơ sở dữ liệu chuyên ngành mà đã được kết nối với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Quyết định thành lập Tiểu ban Văn kiện Đại hội Đảng bộ là mẫu nào? Tải mẫu? Đại hội Đảng bộ được xem là hợp lệ khi nào?
- Mẫu quyết định bầu Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty cổ phần mới nhất? Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty cổ phần do ai bầu?
- Kịch bản điều hành Đại hội chi bộ có cấp ủy? Tải về Kịch bản điều hành Đại hội chi bộ có cấp ủy?
- Bài viết chào mừng ngày 9 1 kỷ niệm 75 năm ngày truyền thống học sinh sinh viên? Ngày 9 1 1950 là ngày gì?
- Gờ giảm tốc là gì? Gờ giảm tốc có tác dụng gì? Khu vực đường ngang không có người gác có bố trí gờ giảm tốc không?