Hồ sơ đăng ký nhận con nuôi đối với công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài hơn 06 tháng bao gồm những gì?
- Hồ sơ đăng ký nhận con nuôi đối với công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài hơn 06 tháng bao gồm những gì?
- Cơ quan đại diện phải thực hiện đăng ký việc nuôi con nuôi trong thời hạn bao nhiêu ngày kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ?
- Người sau khi nhận nuôi con nuôi có trách nhiệm phải báo cáo cho cơ quan đại diện nơi họ cư trú về tình hình nuôi con không?
Hồ sơ đăng ký nhận con nuôi đối với công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài hơn 06 tháng bao gồm những gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 26 Nghị định 19/2011/NĐ-CP như sau:
Hồ sơ đăng ký việc nuôi con nuôi
1. Hồ sơ của người nhận con nuôi được lập thành 01 bộ, gồm các giấy tờ quy định tại Điều 17 của Luật Nuôi con nuôi. Trường hợp người nhận con nuôi cư trú ở nước ngoài từ 06 tháng trở lên, thì phiếu lý lịch tư pháp, giấy khám sức khỏe, văn bản xác nhận hoàn cảnh gia đình, tình trạng chỗ ở, điều kiện kinh tế của người đó có thể do cơ quan có thẩm quyền của nước nơi người đó cư trú cấp.
Dẫn chiếu đến quy định tại Điều 17 Luật Nuôi con nuôi 2010 như sau:
Hồ sơ của người nhận con nuôi
Hồ sơ của người nhận con nuôi gồm có:
1. Đơn xin nhận con nuôi;
2. Bản sao Hộ chiếu, Giấy chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ có giá trị thay thế;
3. Phiếu lý lịch tư pháp;
4. Văn bản xác nhận tình trạng hôn nhân;
5. Giấy khám sức khỏe do cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp; văn bản xác nhận hoàn cảnh gia đình, tình trạng chỗ ở, điều kiện kinh tế do Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người nhận con nuôi thường trú cấp, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 14 của Luật này.
Như vậy, hồ sơ đăng ký nhận con nuôi đối với công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài hơn 06 tháng bao gồm:
- Đơn xin nhận con nuôi;
- Bản sao Hộ chiếu, Giấy chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ có giá trị thay thế;
- Phiếu lý lịch tư pháp;
- Văn bản xác nhận tình trạng hôn nhân;
- Giấy khám sức khỏe do cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp; văn bản xác nhận hoàn cảnh gia đình, tình trạng chỗ ở, điều kiện kinh tế do Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người nhận con nuôi thường trú cấp.
Lưu ý: Phiếu lý lịch tư pháp, giấy khám sức khỏe, văn bản xác nhận hoàn cảnh gia đình, tình trạng chỗ ở, điều kiện kinh tế của người nhận con nuôi có thể do cơ quan có thẩm quyền của nước nơi người đó cư trú cấp.
Hồ sơ đăng ký nhận con nuôi đối với công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài hơn 06 tháng bao gồm những gì? (Hình từ Internet)
Cơ quan đại diện phải thực hiện đăng ký việc nuôi con nuôi trong thời hạn bao nhiêu ngày kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ?
Căn cứ theo quy định tại Điều 27 Nghị định 19/2011/NĐ-CP như sau:
Thủ tục nộp hồ sơ và đăng ký việc nuôi con nuôi tại Cơ quan đại diện
1. Người nhận con nuôi trực tiếp nộp hồ sơ của mình và hồ sơ của người được nhận làm con nuôi tại Cơ quan đại diện theo quy định tại khoản 3 Điều 2 của Nghị định này.
2. Trong thời hạn 10 này, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cơ quan đại diện kiểm tra hồ sơ và lấy ý kiến của những người liên quan về việc nuôi con nuôi. Việc kiểm tra hồ sơ và lấy ý kiến của những người liên quan phải bảo đảm các yêu cầu quy định tại Điều 9 của Nghị định này.
3. Nếu xét thấy các bên có đủ điều kiện theo quy định tại Điều 14 của Luật Nuôi con nuôi, thì trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày lấy ý kiến của những người liên quan, Cơ quan đại diện đăng ký việc nuôi con nuôi.
Khi đăng ký nuôi con nuôi, cha mẹ nuôi, cha mẹ đẻ, người giám hộ và người được nhận làm con nuôi phải có mặt. Cơ quan đại diện ghi vào Sổ đăng ký nuôi con nuôi và trao Giấy chứng nhận nuôi con nuôi cho các bên, đồng thời gửi văn bản thông báo cho Cục Con nuôi và Cục Lãnh sự kèm theo bản sao Giấy chứng nhận nuôi con nuôi.
...
Theo quy định trên, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan đại diện kiểm tra hồ sơ và lấy ý kiến của những người liên quan về việc nuôi con nuôi trong thời hạn 10 ngày.
Sau đó, trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày lấy ý kiến của những người liên quan, cơ quan đại diện đăng ký việc nuôi con nuôi.
Như vậy, cơ quan đại diện phải thực hiện đăng ký việc nuôi con nuôi sau 30 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ và hợp lý.
Người sau khi nhận nuôi con nuôi có trách nhiệm phải báo cáo cho cơ quan đại diện nơi họ cư trú về tình hình nuôi con không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 28 Nghị định 19/2011/NĐ-CP về việc thông báo tình hình phát triển của con nuôi và theo dõi việc nuôi con nuôi như sau:
Thông báo tình hình phát triển của con nuôi và theo dõi việc nuôi con nuôi
Trong thời hạn 3 năm, kể từ ngày giao nhận con nuôi, cha mẹ nuôi có trách nhiệm định kỳ 6 tháng gửi báo cáo cho Cơ quan đại diện nơi họ cư trú về tình trạng sức khỏe, tinh thần, sự hòa nhập của con nuôi với cha mẹ nuôi, gia đình, cộng đồng; trường hợp việc nuôi con nuôi tiếp tục thực hiện tại Việt Nam, thì trong thời hạn này việc thông báo tình hình phát triển của con nuôi được thực hiện theo quy định tại Điều 23 của Luật Nuôi con nuôi.
Như vậy, người sau khi nhận nuôi con nuôi có trách nhiệm định kỳ 06 tháng phải báo cáo cho cơ quan đại diện nơi họ cư trú về tình hình nuôi con cụ thể về tình trạng sức khỏe, tinh thần, sự hòa nhập của con nuôi với cha mẹ nuôi, gia đình, cộng đồng trong thời hạn 03 năm kể từ ngày giao nhận con nuôi.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thuế suất chuyển nhượng bất động sản? Các trường hợp áp dụng thuế suất thuế TNCN đối với chuyển nhượng bất động sản?
- Bài tập Tết môn Tiếng Việt lớp 2 năm 2025? Tải trọn bộ bài tập Tết môn Tiếng Việt lớp 2 năm 2025?
- Cách tổ chức lễ mừng thọ người cao tuổi Xuân Ất Tỵ? Hướng dẫn tổ chức lễ mừng thọ người cao tuổi theo Thông tư 06?
- Bài phát biểu trong lễ mừng thọ của con cháu? Hướng dẫn Trang trí lễ mừng thọ theo Thông tư 06?
- Dự phòng bảo hành công trình xây dựng là gì? Tải về giấy đề nghị thanh toán tiền bảo hành công trình xây dựng?