Hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cuốc đất mới nhất? Có cần phải nộp lệ phí đăng ký kiểm tra không?
Xe cuốc đất có phải là một loại xe máy chuyên dùng hay không?
Căn cứ khoản 1 Điều 3 Thông tư 89/2015/TT-BGTVT (sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Thông tư 23/2020/TT-BGTVT) quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
Một số từ ngữ sử dụng trong Thông tư này bao gồm:
1. Xe máy chuyên dùng (sau đây viết tắt là xe) gồm các loại xe được nêu trong tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7772:2007 “Xe, máy và thiết bị thi công di động - phân loại” và các loại xe được nêu tại mục C của Phụ lục I và mục D của Phụ lục II của Thông tư số 41/2018/TT-BGTVT ngày 30 tháng 07 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định Danh mục sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ Giao thông vận tải.
...
Dẫn chiếu tiết 3.1.3 tiểu mục 3.1 Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7772:2007 về Xe, máy và thiết bị thi công di động - Phân loại như sau:
Phân loại
...
Từ các quy định nêu trên thì xe cuốc hay còn gọi là máy đào đất là một trong những loại xe máy chuyên dùng.
Hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cuốc đất mới nhất? (Hình từ Internet)
Hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cuốc đất cần những gì?
Hồ sơ đăng ký kiểm tra được quy định tại Điều 4 Thông tư 89/2015/TT-BGTVT (sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Thông tư 42/2018/TT-BGTVT) quy định như sau:
Hồ sơ đăng ký kiểm tra
1. Hồ sơ đăng ký kiểm tra (sau đây viết tắt là Hồ sơ ĐKKT) bao gồm các loại tài liệu sau:
a) Bản đăng ký kiểm tra theo mẫu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này;
d) Tài liệu giới thiệu tính năng và thông số kỹ thuật hoặc Bản thông tin Xe nhập khẩu theo mẫu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này;
đ) Bản chính Phiếu kiểm tra xuất xưởng do nhà sản xuất cấp cho từng Xe hoặc bản chính Giấy chứng nhận chất lượng (C/Q) do nhà sản xuất cấp cho Xe. Các tài liệu này được áp dụng đối với Xe thuộc phương thức kiểm tra xác nhận kiểu loại quy định tại khoản 1 Điều 6 của Thông tư này.
2. Miễn nộp tài liệu giới thiệu tính năng và thông số kỹ thuật quy định tại điểm d khoản 1 Điều này đối với Xe nhập khẩu cùng kiểu loại với Xe đã được cấp Giấy chứng nhận chất lượng, các Xe đã cấp Giấy chứng nhận chất lượng được công bố trên Trang thông tin điện tử của Cục Đăng kiểm Việt Nam.
Theo đó, hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cuốc đất gồm các giấy tờ sau:
(1) Bản đăng ký kiểm tra theo mẫu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 89/2015/TT-BGTVT (được thay thế bởi khoản 14 Điều 1 Thông tư 42/2018/TT-BGTV) TẢI VỀ;
(2) Tài liệu giới thiệu tính năng và thông số kỹ thuật hoặc Bản thông tin Xe nhập khẩu theo mẫu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 89/2015/TT-BGTVT TẢI VỀ;
(3) Bản chính Phiếu kiểm tra xuất xưởng do nhà sản xuất cấp cho từng Xe hoặc bản chính Giấy chứng nhận chất lượng (C/Q) do nhà sản xuất cấp cho Xe.
Các tài liệu này được áp dụng đối với Xe thuộc phương thức kiểm tra xác nhận kiểu loại quy định tại khoản 1 Điều 6 Thông tư 89/2015/TT-BGTVT.
Lưu ý: Chủ phương tiện sẽ được miễn nộp tài liệu giới thiệu tính năng và thông số kỹ thuật đối với Xe nhập khẩu cùng kiểu loại với Xe đã được cấp Giấy chứng nhận chất lượng, các Xe đã cấp Giấy chứng nhận chất lượng được công bố trên Trang thông tin điện tử của Cục Đăng kiểm Việt Nam.
Đăng ký kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cuốc đất có phải mất phí hay không?
Trình tự, cách thức thực hiện đăng ký kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường được quy định tại Điều 5 Thông tư 89/2015/TT-BGTVT (sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Thông tư 42/2018/TT-BGTVT) như sau:
Trình tự, cách thức thực hiện
1. Người nhập khẩu nộp 01 bộ Hồ sơ ĐKKT quy định tại Điều 4 của Thông tư này trực tiếp hoặc qua đường bưu chính hoặc hình thức phù hợp khác tới Cục Đăng kiểm Việt Nam.
2. Cục Đăng kiểm Việt Nam tiếp nhận, kiểm tra Hồ sơ ĐKKT và thực hiện như sau:
a) Nếu hồ sơ đầy đủ theo quy định, trong thời hạn 01 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cục Đăng kiểm Việt Nam xác nhận vào Bản đăng ký kiểm tra chất lượng ATKT & BVMT. Người nhập khẩu phải đưa Xe đến địa điểm đăng ký kiểm tra thực tế trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày được xác nhận Hồ sơ ĐKKT.
Trường hợp Người nhập khẩu không có Xe để kiểm tra thực tế trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày được tạm giải phóng hàng thì phải có văn bản giải trình gửi tới Cục Đăng kiểm Việt Nam về lý do chậm trễ.
b) Nếu hồ sơ không đầy đủ theo quy định, trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cục Đăng kiểm Việt Nam hướng dẫn Người nhập khẩu bổ sung, hoàn thiện lại.
3. Cục Đăng kiểm Việt Nam tiến hành kiểm tra Xe thực tế theo thời gian, địa điểm đã thống nhất với Người nhập khẩu. Thời gian kiểm tra thực tế trong vòng 01 ngày làm việc đối với phương tiện có đủ điều kiện để kiểm tra.
4. Trong thời hạn 04 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc kiểm tra Xe thực tế và nhận đủ hồ sơ theo quy định, Cục Đăng kiểm Việt Nam cấp Chứng chỉ chất lượng.
5. Cục Đăng kiểm Việt Nam trả Chứng chỉ chất lượng sau khi có xác nhận đã thanh toán phí và lệ phí.
Theo đó, chủ phương tiện khi đăng ký kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phải nộp lệ phí theo quy định của Cục Đăng kiểm Việt Nam.
Cục Đăng kiểm Việt Nam chỉ trả Chứng chỉ chất lượng sau khi có xác nhận đã thanh toán phí và lệ phí.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổng hợp 06 mẫu phiếu biểu quyết thi hành kỷ luật đảng viên mới nhất theo Hướng dẫn 05? Khi nào kỷ luật cách chức?
- Tổ chức kinh doanh dịch vụ tư vấn du học thế nào? Thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ tư vấn du học ra sao?
- Viết bài văn về bạo lực học đường ngắn gọn? Biện pháp phòng ngừa bạo lực học đường như thế nào?
- Dự án đầu tư kinh doanh được tổ chức đấu thầu quốc tế có tổng vốn đầu tư tối thiểu là bao nhiêu?
- Giá trị bảo đảm dự thầu được quy định như thế nào đối với gói thầu hỗn hợp? Các biện pháp bảo đảm dự thầu?