Hồ sơ đăng ký chứng quyền có bảo đảm lần đầu tại Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam gồm những gì?
- Hồ sơ đăng ký chứng quyền có bảo đảm lần đầu tại Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam gồm những gì?
- Thời hạn cấp Giấy chứng nhận đăng ký chứng quyền có bảo đảm cho Tổ chức phát hành là bao lâu?
- Việc thanh toán giao dịch chứng quyền có bảo đảm niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán được thực hiện theo phương thức nào?
Hồ sơ đăng ký chứng quyền có bảo đảm lần đầu tại Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam gồm những gì?
Hồ sơ đăng ký chứng quyền có bảo đảm được quy định tại khoản 1 Điều 3 Quy chế hoạt động đăng ký, lưu ký, bù trừ, thanh toán giao dịch và thực hiện chứng quyền có bảo đảm tại Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 23/QĐ-HĐTV năm 2023 bao gồm các tài liệu sau:
(1) Giấy đề nghị đăng ký chứng quyền của Tổ chức phát hành (Mẫu 01/CW); TẢI VỀ
(2) Giấy chứng nhận chào bán chứng quyền (do Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp và gửi Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam);
(3) Bản sao Báo cáo kết quả phân phối chứng quyền (Phụ lục số 04 ban hành kèm theo Thông tư 107/2016/TT-BTC); TẢI VỀ
(4) Văn bản xác nhận kết quả phân phối chứng quyền (do Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp và gửi Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam);
(5) Danh sách nhà đầu tư được phân phối chứng quyền (02 bản) kèm file dữ liệu theo định dạng của Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam (Mẫu 02/CW); TẢI VỀ
(6) Hợp đồng cung cấp dịch vụ đã có chữ ký của người đại diện pháp luật và đóng dấu công ty (áp dụng đối với trường hợp Tổ chức phát hành chưa thực hiện ký Hợp đồng cung cấp dịch vụ theo quy định tại Quy chế hoạt động đăng ký và chuyển quyền sở hữu chứng khoán do Hội đồng Thành viên Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam ban hành).
Hồ sơ đăng ký chứng quyền có bảo đảm lần đầu tại Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam gồm những gì? (Hình từ Internet)
Thời hạn cấp Giấy chứng nhận đăng ký chứng quyền có bảo đảm cho Tổ chức phát hành là bao lâu?
Thời hạn cấp Giấy chứng nhận đăng ký chứng quyền có bảo đảm được quy định tại khoản 2 Điều 3 Quy chế hoạt động đăng ký, lưu ký, bù trừ, thanh toán giao dịch và thực hiện chứng quyền có bảo đảm tại Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 23/QĐ-HĐTV năm 2023 như sau:
Đăng ký chứng quyền lần đầu
...
2. Trong vòng 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được xác nhận kết quả phân phối chứng quyền từ UBCKNN và hồ sơ đăng ký, lưu ký đầy đủ, hợp lệ căn cứ vào thời gian ký nhận tại sổ giao nhận công văn của VSDC (trường hợp nộp trực tiếp) hoặc theo dấu công văn đến (trường hợp chuyển bằng đường bưu điện), VSDC thực hiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký chứng quyền cho TCPH (Mẫu 03/CW Quy chế này) và gửi thông báo về việc đăng ký chứng quyền cho SGDCK và các Thành viên lưu ký có liên quan (Mẫu 04/CW Quy chế này). Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ hoặc cần làm rõ thông tin trong hồ sơ, VSDC gửi văn bản thông báo cho TCPH đề nghị bổ sung, giải trình.
3. Mã chứng quyền được VSDC cấp đồng thời với việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký chứng quyền theo quy định hiện hành tại Quy chế cấp mã chứng khoán trong nước và mã số định danh quốc tế do Hội đồng Thành viên VSDC ban hành.
...
Như vậy, theo quy định, thời hạn cấp Giấy chứng nhận đăng ký chứng quyền có bảo đảm cho Tổ chức phát hành là 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được xác nhận kết quả phân phối chứng quyền từ Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và hồ sơ đăng ký, lưu ký đầy đủ, hợp lệ.
Việc thanh toán giao dịch chứng quyền có bảo đảm niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán được thực hiện theo phương thức nào?
Việc thanh toán giao dịch chứng quyền niêm yết được quy định tại khoản 1 Điều 8 Quy chế hoạt động đăng ký, lưu ký, bù trừ, thanh toán giao dịch và thực hiện chứng quyền có bảo đảm tại Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 23/QĐ-HĐTV năm 2023 bao gồm các tài liệu sau:
Bù trừ và thanh toán giao dịch chứng quyền niêm yết trên SGDCK
1. Việc thanh toán giao dịch chứng quyền niêm yết tại SGDCK được thực hiện theo kết quả bù trừ đa phương với ngày thanh toán là ngày làm việc thứ hai sau ngày giao dịch (T+2) và theo nguyên tắc chuyển giao chứng quyền đồng thời với thanh toán tiền (DVP).
2. Trình tự, thủ tục việc đối chiếu, xác nhận kết quả giao dịch, sửa lỗi sau giao dịch, loại bỏ không thanh toán giao dịch, cơ chế hỗ trợ thanh toán, quy trình thanh toán giao dịch chứng quyền được thực hiện như trình tự, thủ tục đối với cổ phiếu niêm yết theo các quy định hiện hành tại Quy chế hoạt động bù trừ và thanh toán giao dịch chứng khoán do Hội đồng Thành viên VSDC ban hành.
Như vậy, theo quy định, việc thanh toán giao dịch chứng quyền có bảo đảm niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán được thực hiện theo kết quả bù trừ đa phương với ngày thanh toán là ngày làm việc thứ hai sau ngày giao dịch (T+2) và theo nguyên tắc chuyển giao chứng quyền đồng thời với thanh toán tiền (DVP).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ghi mẫu 02B Bản kiểm điểm đảng viên phần phương hướng biện pháp khắc phục hạn chế khuyết điểm Đảng viên thế nào?
- Thời gian đặt lệnh MTL, đặt lệnh MOK và đặt lệnh MAK? Nhà đầu tư đặt lệnh MTL, đặt lệnh MOK và đặt lệnh MAK phải nắm rõ điều gì?
- Điều kiện kinh doanh thiết bị y tế loại A là gì? Thiết bị y tế được phân loại theo quy định hiện nay thế nào?
- Mẫu giấy chứng nhận đăng ký hành nghề công tác xã hội mới nhất hiện nay là mẫu nào? Tải về file word ở đâu?
- Cách viết Biên bản họp đánh giá chất lượng Đảng viên cuối năm? Các bước đánh giá chất lượng Đảng viên như thế nào?