Hồ sơ công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục, xóa mù chữ đối với từng cấp tỉnh, huyện, xã gồm những thành phần cụ thể nào?
- Để kiểm tra công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục, xóa mù chữ thì cần thực hiện những nội dung nào?
- Công nhận tỉnh đạt chuẩn phổ cập giáo dục, xóa mù chữ cần lập hồ sơ như thế nào?
- Hồ sơ công nhận huyện đạt chuẩn phổ cập giáo dục, xóa mù chữ gồm những thành phần nào?
- Xã muốn được công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục, xóa mù chữ cần chuẩn bị hồ sơ gì?
- Pháp luật hiện hành quy định như thế nào về quy trình, thời gian và thẩm quyền kiểm tra để công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục, xóa mù chữ?
Để kiểm tra công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục, xóa mù chữ thì cần thực hiện những nội dung nào?
Để kiểm tra công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục, xóa mù chữ thì cần thực hiện những nội dung nào?
Nội dung kiểm tra, công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục, xóa mù chữ được quy định tại Điều 29 Nghị định 20/2014/NĐ-CP, bao gồm 02 nội dung sau:
- Kiểm tra hồ sơ phổ cập giáo dục, xóa mù chữ và kiểm tra thực tế kết quả thực hiện phổ cập giáo dục hoặc xóa mù chữ.
- Ban hành quyết định công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục hoặc xóa mù chữ đối với xã hoặc huyện hoặc tỉnh nếu đủ tiêu chuẩn theo quy định tại Nghị định này.
Công nhận tỉnh đạt chuẩn phổ cập giáo dục, xóa mù chữ cần lập hồ sơ như thế nào?
Hồ sơ đề nghị công nhận tỉnh đạt chuẩn phổ cập giáo dục, xóa mù chữ theo quy định tại Điều 28 Nghị định 20/2014/NĐ-CP gồm:
- Báo cáo quá trình thực hiện và kết quả phổ cập giáo dục hoặc xóa mù chữ kèm theo các biểu thống kê.
- Biên bản kiểm tra phổ cập giáo dục hoặc xóa mù chữ của tỉnh đối với huyện.
- Quyết định công nhận huyện đạt chuẩn phổ cập giáo dục hoặc xóa mù chữ.
Hồ sơ công nhận huyện đạt chuẩn phổ cập giáo dục, xóa mù chữ gồm những thành phần nào?
Theo quy định tại Điều 27 Nghị định 20/2014, hồ sơ đề nghị công nhận huyện đạt chuẩn phổ cập giáo dục, xóa mù chữ được quy định như sau:
"Điều 27. Hồ sơ đề nghị công nhận huyện đạt chuẩn phổ cập giáo dục, xóa mù chữ
1. Báo cáo quá trình thực hiện và kết quả phổ cập giáo dục hoặc xóa mù chữ kèm theo các biểu thống kê.
2. Biên bản kiểm tra phổ cập giáo dục hoặc xóa mù chữ của huyện đối với xã.
3. Quyết định công nhận xã đạt chuẩn phổ cập giáo dục hoặc xóa mù chữ."
Xã muốn được công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục, xóa mù chữ cần chuẩn bị hồ sơ gì?
Hồ sơ đề nghị công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục, xóa mù chữ đối với xã được quy định tại Điều 26 Nghị định 20/2014/NĐ-CP gồm:
- Hồ sơ phổ cập giáo dục, xóa mù chữ bao gồm:
+ Phiếu điều tra phổ cập giáo dục, xóa mù chữ;
+ Sổ theo dõi phổ cập giáo dục, xóa mù chữ;
+ Danh sách trẻ em hoàn thành chương trình giáo dục mầm non (đối với phổ cập giáo dục mầm non); danh sách học sinh hoàn thành chương trình giáo dục tiểu học (đối với phổ cập giáo dục tiểu học); danh sách học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở; danh sách học sinh có chứng chỉ nghề (đối với phổ cập giáo dục trung học cơ sở); danh sách học viên được công nhận biết chữ theo các mức độ (đối với xóa mù chữ).
- Hồ sơ đề nghị công nhận xã đạt chuẩn bao gồm:
+ Báo cáo quá trình thực hiện và kết quả phổ cập giáo dục hoặc xóa mù chữ kèm theo các biểu thống kê;
+ Biên bản tự kiểm tra phổ cập giáo dục hoặc xóa mù chữ.
Pháp luật hiện hành quy định như thế nào về quy trình, thời gian và thẩm quyền kiểm tra để công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục, xóa mù chữ?
Thủ tục kiểm tra công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục, xóa mù chữ được quy định cụ thể về quy trình, thời gian và thẩm quyền kiểm tra như sau:
(1) Quy trình kiểm tra công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục, xóa mù chữ: Điều 30 Nghị định 20/2014/NĐ-CP
- Xã tự kiểm tra và lập hồ sơ đề nghị huyện kiểm tra công nhận xã đạt chuẩn phổ cập giáo dục, xóa mù chữ.
- Huyện kiểm tra công nhận xã và lập hồ sơ đề nghị tỉnh kiểm tra công nhận huyện đạt chuẩn phổ cập giáo dục, xóa mù chữ.
- Tỉnh kiểm tra công nhận huyện và lập hồ sơ đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo kiểm tra công nhận tỉnh đạt chuẩn phổ cập giáo dục, xóa mù chữ.
- Bộ Giáo dục và Đào tạo kiểm tra công nhận tỉnh đạt chuẩn phổ cập giáo dục, xóa mù chữ.
(2) Thời gian kiểm tra công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục, xóa mù chữ: Điều 31 Nghị định 20/2014/NĐ-CP
- Thời điểm báo cáo số liệu thống kê phổ cập giáo dục, xóa mù chữ hằng năm được quy định như sau:
+ Đối với xã: Ngày 30 tháng 9;
+ Đối với huyện: Ngày 05 tháng 10;
+ Đối với tỉnh: Ngày 10 tháng 10.
- Tỉnh hoàn thành việc kiểm tra công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục, xóa mù chữ trước ngày 30 tháng 12 hằng năm.
(3) Thẩm quyền kiểm tra công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục, xóa mù chữ: Điều 25 Nghị định 20/2014/NĐ-CP
- Ủy ban nhân dân cấp huyện kiểm tra và ra quyết định công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục, xóa mù chữ đối với xã.
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh kiểm tra và ra quyết định công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục, xóa mù chữ đối với huyện.
- Bộ Giáo dục và Đào tạo kiểm tra và ra quyết định công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục, xóa mù chữ đối với tỉnh.
Bài viết đã cung cấp một số thông tin về việc kiểm tra và công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục, xóa mù chữ ở cấp tỉnh, huyện, xã thông qua một số quy định về quy trình, thủ tục thực hiện, hồ sơ đề nghị, thời gian và thẩm quyền kiểm tra để các tổ chức, cá nhân có liên quan có thể áp dụng một cách chính xác nhất.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kiểm tra chứng từ đối với chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu được thực hiện thế nào?
- Có được tự chế bình xịt hơi cay mini tự vệ vào ban đêm không? Trang bị bình xịt hơi cay bên người có bị phạt không?
- Kết thúc xây dựng Khu kinh tế quốc phòng là gì? Kết thúc xây dựng Khu kinh tế quốc phòng trong trường hợp nào?
- Người thực hiện vận chuyển bình xịt hơi cay có số lượng lớn qua biên giới có bị phạt tù hay không?
- Phần mềm Họp không giấy của Kiểm toán nhà nước được xây dựng nhằm mục đích gì? Được quản lý tập trung ở đâu?