Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Nghị định 20/2014/NĐ-CP phổ cập giáo dục xóa mù chữ

Số hiệu: 20/2014/NĐ-CP Loại văn bản: Nghị định
Nơi ban hành: Chính phủ Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành: 24/03/2014 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

Độ tuổi phổ cập giáo dục, xóa mù chữ

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 20/2014/NĐ-CP quy định về phổ cập giáo dục, xóa mù chữ. Theo đó:

Độ tuổi phổ cập giáo dục, xóa mù chữ được quy định như sau:

- Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi: trẻ em 5 tuổi chưa hoàn thành chương trình giáo dục mầm non;
- Phổ cập giáo dục tiểu học: trẻ em trong độ tuổi từ 6 đến 14 chưa hoàn thành chương trình giáo dục tiểu học;
- Phổ cập giáo dục THCS: thanh niên, thiếu niên trong độ tuổi từ 11 đến 18 đã hoàn thành chương trình giáo dục tiểu học, chưa tốt nghiệp THCS;
- Xóa mù chữ: những người trong độ tuổi từ 15 đến 60 chưa biết chữ.

Ngoài ra, Nghị định cũng quy định về tiêu chuẩn công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non, tiểu học, trung học cơ sở đối với các cấp xã, huyện, tỉnh.

Nghị định này có hiệu lực từ 15/5/2014.

CHÍNH PHỦ
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 20/2014/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 24 tháng 03 năm 2014

NGHỊ ĐỊNH

VỀ PHỔ CẬP GIÁO DỤC, XÓA MÙ CHỮ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2005, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục ngày 25 tháng 11 năm 2009;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo,

Chính phủ ban hành Nghị định về phổ cập giáo dục, xóa mù chữ.

Chương 1.

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Nghị định này quy định về điều kiện bảo đảm, trách nhiệm của các cơ quan; tiêu chuẩn, thẩm quyền và hồ sơ công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học, phổ cập giáo dục trung học cơ sở (sau đây gọi chung là phổ cập giáo dục) và xóa mù chữ.

2. Nghị định này áp dụng đối với công dân Việt Nam, đang sống tại Việt Nam, các tổ chức và cá nhân liên quan.

Điều 2. Chính sách đối với phổ cập giáo dục, xóa mù chữ

1. Nhà nước ưu tiên đầu tư, tạo điều kiện cho các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân thực hiện nhiệm vụ phổ cập giáo dục, xóa mù chữ; khuyến khích và tạo điều kiện cho các tổ chức quốc tế, người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài tham gia vào việc thực hiện phổ cập giáo dục, xóa mù chữ ở Việt Nam theo quy định của pháp luật.

2. Nhà nước thực hiện chính sách hỗ trợ cho các đối tượng được miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập khi tham gia các chương trình phổ cập giáo dục, xóa mù chữ theo quy định.

3. Cá nhân tham gia tổ chức, quản lý, dạy học và các công việc khác để thực hiện phổ cập giáo dục, xóa mù chữ được hưởng thù lao theo quy định của Nhà nước.

Điều 3. Trách nhiệm của công dân, gia đình và cơ sở giáo dục đối với phổ cập giáo dục, xóa mù chữ

1. Mọi công dân trong độ tuổi quy định có nhiệm vụ học tập để đạt trình độ phổ cập giáo dục, xóa mù chữ.

2. Gia đình có trách nhiệm tạo điều kiện cho các thành viên của gia đình trong độ tuổi quy định được học tập để đạt trình độ phổ cập giáo dục, xóa mù chữ.

3. Các cơ sở giáo dục có trách nhiệm tổ chức thực hiện phổ cập giáo dục, xóa mù chữ theo chức năng, nhiệm vụ.

Chương 2.

PHỔ CẬP GIÁO DỤC

Mục 1: PHỔ CẬP GIÁO DỤC MẦM NON CHO TRẺ EM 5 TUỔI

Điều 4. Đối tượng phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi

Đối tượng phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi là trẻ em 5 tuổi chưa hoàn thành chương trình giáo dục mầm non.

Điều 5. Chương trình giáo dục thực hiện phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi

Chương trình giáo dục thực hiện phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi là chương trình giáo dục mầm non dành cho mẫu giáo 5 - 6 tuổi.

Điều 6. Tiêu chuẩn công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi

1. Đối với cá nhân: Hoàn thành chương trình giáo dục mầm non.

2. Đối với xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là xã)

a) Tỷ lệ trẻ em 5 tuổi đến lớp đạt ít nhất 95%; đối với xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn đạt ít nhất 90%;

b) Tỷ lệ trẻ em 5 tuổi hoàn thành chương trình giáo dục mầm non đạt ít nhất 85%; đối với xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn đạt ít nhất 80%.

3. Đối với huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là huyện): Có ít nhất 90% số xã được công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi.

4. Đối với tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là tỉnh): Có 100% số huyện được công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi.

Mục 2: PHỔ CẬP GIÁO DỤC TIỂU HỌC

Điều 7. Đối tượng phổ cập giáo dục tiểu học

Đối tượng phổ cập giáo dục tiểu học là trẻ em trong độ tuổi từ 6 đến 14 chưa hoàn thành chương trình giáo dục tiểu học.

Điều 8. Chương trình giáo dục thực hiện phổ cập giáo dục tiểu học

Chương trình giáo dục thực hiện phổ cập giáo dục tiểu học là chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học.

Điều 9. Tiêu chuẩn công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 1

1. Đối với cá nhân: Hoàn thành chương trình giáo dục tiểu học.

2. Đối với xã:

a) Tỷ lệ trẻ em 6 tuổi vào lớp 1 đạt ít nhất 90%;

b) Tỷ lệ trẻ em đến 14 tuổi hoàn thành chương trình tiểu học đạt ít nhất 80%, đối với xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn đạt ít nhất 70%.

3. Đối với huyện: Có ít nhất 90% số xã được công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 1.

4. Đối với tỉnh: Có 100% số huyện được công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 1.

Điều 10. Tiêu chuẩn công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 2

1. Đối với xã:

a) Bảo đảm tiêu chuẩn công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 1;

b) Tỷ lệ trẻ em 6 tuổi vào lớp 1 đạt ít nhất 95%;

c) Tỷ lệ trẻ em 11 tuổi hoàn thành chương trình tiểu học đạt ít nhất 80%, đối với xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn đạt ít nhất 70%; các trẻ em 11 tuổi còn lại đều đang học các lớp tiểu học.

2. Đối với huyện: Có ít nhất 90% số xã được công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 2.

3. Đối với tỉnh: Có 100% số huyện được công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 2.

Điều 11. Tiêu chuẩn công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3

1. Đối với xã:

a) Bảo đảm tiêu chuẩn công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 2;

b) Tỷ lệ trẻ em 6 tuổi vào lớp 1 đạt ít nhất 98%;

c) Tỷ lệ trẻ em 11 tuổi hoàn thành chương trình tiểu học đạt ít nhất 90%, đối với xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn đạt ít nhất 80%; các trẻ em 11 tuổi còn lại đều đang học các lớp tiểu học.

2. Đối với huyện: Có ít nhất 90% số xã được công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3.

3. Đối với tỉnh: Có 100% số huyện được công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3.

Mục 3: PHỔ CẬP GIÁO DỤC TRUNG HỌC CƠ SỞ

Điều 12. Đối tượng phổ cập giáo dục trung học cơ sở

Đối tượng phổ cập giáo dục trung học cơ sở là thanh niên, thiếu niên trong độ tuổi từ 11 đến 18 đã hoàn thành chương trình giáo dục tiểu học, chưa tốt nghiệp trung học cơ sở.

Điều 13. Chương trình giáo dục thực hiện phổ cập giáo dục trung học cơ sở

Chương trình giáo dục thực hiện phổ cập giáo dục trung học cơ sở là chương trình giáo dục phổ thông cấp trung học cơ sở.

Điều 14. Tiêu chuẩn công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở mức độ 1

1. Đối với cá nhân: Được cấp bằng tốt nghiệp trung học cơ sở.

2. Đối với xã:

a) Bảo đảm tiêu chuẩn công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 1 và tiêu chuẩn công nhận đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 1;

b) Tỷ lệ thanh niên, thiếu niên trong độ tuổi từ 15 đến 18 tốt nghiệp trung học cơ sở đạt ít nhất 80%, đối với xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn đạt ít nhất 70%.

3. Đối với huyện: Có ít nhất 90% số xã đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở mức độ 1.

4. Đối với tỉnh: Có 100% số huyện đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở mức độ 1.

Điều 15. Tiêu chuẩn công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở mức độ 2

1. Đối với xã:

a) Bảo đảm tiêu chuẩn công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở mức độ 1;

b) Tỷ lệ thanh niên, thiếu niên trong độ tuổi từ 15 đến 18 tốt nghiệp trung học cơ sở đạt ít nhất 90%, đối với xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn đạt ít nhất 80%.

2. Đối với huyện: Có ít nhất 95% số xã đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở mức độ 2.

3. Đối với tỉnh: Có 100% số huyện đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở mức độ 2.

Điều 16. Tiêu chuẩn công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở mức độ 3

1. Đối với xã:

a) Bảo đảm tiêu chuẩn công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở mức độ 2;

b) Tỷ lệ thanh niên, thiếu niên trong độ tuổi từ 15 đến 18 tốt nghiệp trung học cơ sở đạt ít nhất 95%, đối với xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn đạt ít nhất 90%;

c) Tỷ lệ thanh niên, thiếu niên trong độ tuổi từ 15 đến 18 đang học chương trình giáo dục phổ thông hoặc giáo dục thường xuyên cấp trung học phổ thông hoặc giáo dục nghề nghiệp đạt ít nhất 80%, đối với xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn đạt ít nhất 70%.

2. Đối với huyện: Có 100% số xã đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở mức độ 3.

3. Đối với tỉnh: Có 100% số huyện đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở mức độ 3.

Chương 3.

XÓA MÙ CHỮ

Điều 17. Đối tượng xóa mù chữ

Đối tượng xóa mù chữ là những người trong độ tuổi từ 15 đến 60 chưa biết chữ.

Điều 18. Chương trình giáo dục thực hiện xóa mù chữ

Chương trình giáo dục thực hiện xóa mù chữ là chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học hoặc chương trình xóa mù chữ và giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ.

Điều 19. Tiêu chuẩn công nhận cá nhân đạt chuẩn biết chữ

1. Người đạt chuẩn biết chữ mức độ 1: Hoàn thành giai đoạn 1 chương trình xóa mù chữ và giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ hoặc hoàn thành lớp 3 chương trình giáo dục tiểu học.

2. Người đạt chuẩn biết chữ mức độ 2: Hoàn thành giai đoạn 2 chương trình xóa mù chữ và giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ hoặc hoàn thành chương trình giáo dục tiểu học.

Điều 20. Tiêu chuẩn công nhận đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 1

1. Đối với xã: Có ít nhất 90% số người trong độ tuổi từ 15 đến 35 được công nhận đạt chuẩn biết chữ mức độ 1; đối với xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn có ít nhất 90% số người trong độ tuổi từ 15 đến 25 được công nhận đạt chuẩn biết chữ mức độ 1.

2. Đối với huyện: Có ít nhất 90% số xã được công nhận đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 1.

3. Đối với tỉnh: Có ít nhất 90% số huyện được công nhận đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 1.

Điều 21. Tiêu chuẩn công nhận đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 2

1. Đối với xã: Có ít nhất 90% số người trong độ tuổi từ 15 đến 60 được công nhận đạt chuẩn biết chữ mức độ 2; đối với xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn có ít nhất 90% số người trong độ tuổi từ 15 đến 35 được công nhận đạt chuẩn biết chữ mức độ 2.

2. Đối với huyện: Có ít nhất 90% số xã được công nhận đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 2.

3. Đối với tỉnh: Có 100% số huyện được công nhận đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 2.

Chương 4.

ĐIỀU KIỆN BẢO ĐẢM THỰC HIỆN PHỔ CẬP GIÁO DỤC, XÓA MÙ CHỮ

Điều 22. Người tham gia dạy học, theo dõi phổ cập giáo dục, xóa mù chữ

1. Giáo viên các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên, giáo dục nghề nghiệp và các cơ sở giáo dục khác.

2. Cá nhân có đủ điều kiện theo quy định của Luật Giáo dụcLuật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục.

3. Trong trường hợp đặc biệt có thể huy động các cá nhân khác tham gia dạy học xóa mù chữ.

4. Cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên cử người theo dõi công tác phổ cập giáo dục, xóa mù chữ tại địa bàn được phân công.

Điều 23. Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học

1. Cơ sở tham gia thực hiện phổ cập giáo dục phải có đủ cơ sở vật chất, thiết bị dạy học tối thiểu theo quy định để tổ chức các hoạt động giáo dục theo chương trình phổ cập giáo dục.

2. Cơ sở giáo dục, trung tâm học tập cộng đồng, các cơ quan, đoàn thể sử dụng cơ sở vật chất của đơn vị mình để tổ chức thực hiện xóa mù chữ.

3. Khuyến khích các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức khác và cá nhân tạo điều kiện về cơ sở vật chất để thực hiện phổ cập giáo dục, xóa mù chữ.

Điều 24. Nguồn tài chính đầu tư cho phổ cập giáo dục, xóa mù chữ

Kinh phí thực hiện phổ cập giáo dục, xóa mù chữ được cân đối trong dự toán ngân sách nhà nước hằng năm theo phân cấp và nguồn huy động của các tổ chức trong và ngoài nước, doanh nghiệp, cá nhân và cộng đồng.

Chương 5.

THẨM QUYỀN, HỒ SƠ, QUY TRÌNH, THỦ TỤC VÀ THỜI GIAN KIỂM TRA CÔNG NHẬN ĐẠT CHUẨN PHỔ CẬP GIÁO DỤC, XÓA MÙ CHỮ

Điều 25. Thẩm quyền kiểm tra công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục, xóa mù chữ

1. Ủy ban nhân dân cấp huyện kiểm tra và ra quyết định công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục, xóa mù chữ đối với xã.

2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh kiểm tra và ra quyết định công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục, xóa mù chữ đối với huyện.

3. Bộ Giáo dục và Đào tạo kiểm tra và ra quyết định công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục, xóa mù chữ đối với tỉnh.

Điều 26. Hồ sơ đề nghị công nhận xã đạt chuẩn phổ cập giáo dục, xóa mù chữ

1. Hồ sơ phổ cập giáo dục, xóa mù chữ bao gồm:

a) Phiếu điều tra phổ cập giáo dục, xóa mù chữ;

b) Sổ theo dõi phổ cập giáo dục, xóa mù chữ;

c) Danh sách trẻ em hoàn thành chương trình giáo dục mầm non (đối với phổ cập giáo dục mầm non); danh sách học sinh hoàn thành chương trình giáo dục tiểu học (đối với phổ cập giáo dục tiểu học); danh sách học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở; danh sách học sinh có chứng chỉ nghề (đối với phổ cập giáo dục trung học cơ sở); danh sách học viên được công nhận biết chữ theo các mức độ (đối với xóa mù chữ).

2. Hồ sơ đề nghị công nhận xã đạt chuẩn bao gồm:

a) Báo cáo quá trình thực hiện và kết quả phổ cập giáo dục hoặc xóa mù chữ kèm theo các biểu thống kê;

b) Biên bản tự kiểm tra phổ cập giáo dục hoặc xóa mù chữ.

Điều 27. Hồ sơ đề nghị công nhận huyện đạt chuẩn phổ cập giáo dục, xóa mù chữ

1. Báo cáo quá trình thực hiện và kết quả phổ cập giáo dục hoặc xóa mù chữ kèm theo các biểu thống kê.

2. Biên bản kiểm tra phổ cập giáo dục hoặc xóa mù chữ của huyện đối với xã.

3. Quyết định công nhận xã đạt chuẩn phổ cập giáo dục hoặc xóa mù chữ.

Điều 28. Hồ sơ đề nghị công nhận tỉnh đạt chuẩn phổ cập giáo dục, xóa mù chữ

1. Báo cáo quá trình thực hiện và kết quả phổ cập giáo dục hoặc xóa mù chữ kèm theo các biểu thống kê.

2. Biên bản kiểm tra phổ cập giáo dục hoặc xóa mù chữ của tỉnh đối với huyện.

3. Quyết định công nhận huyện đạt chuẩn phổ cập giáo dục hoặc xóa mù chữ.

Điều 29. Nội dung kiểm tra, công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục, xóa mù chữ

1. Kiểm tra hồ sơ phổ cập giáo dục, xóa mù chữ và kiểm tra thực tế kết quả thực hiện phổ cập giáo dục hoặc xóa mù chữ.

2. Ban hành quyết định công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục hoặc xóa mù chữ đối với xã hoặc huyện hoặc tỉnh nếu đủ tiêu chuẩn theo quy định tại Nghị định này.

Điều 30. Quy trình, thủ tục kiểm tra công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục, xóa mù chữ

1. Xã tự kiểm tra và lập hồ sơ đề nghị huyện kiểm tra công nhận xã đạt chuẩn phổ cập giáo dục, xóa mù chữ.

2. Huyện kiểm tra công nhận xã và lập hồ sơ đề nghị tỉnh kiểm tra công nhận huyện đạt chuẩn phổ cập giáo dục, xóa mù chữ.

3. Tỉnh kiểm tra công nhận huyện và lập hồ sơ đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo kiểm tra công nhận tỉnh đạt chuẩn phổ cập giáo dục, xóa mù chữ.

4. Bộ Giáo dục và Đào tạo kiểm tra công nhận tỉnh đạt chuẩn phổ cập giáo dục, xóa mù chữ.

Điều 31. Thời gian kiểm tra công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục, xóa mù chữ

1. Thời điểm báo cáo số liệu thống kê phổ cập giáo dục, xóa mù chữ hằng năm được quy định như sau:

a) Đối với xã: Ngày 30 tháng 9;

b) Đối với huyện: Ngày 05 tháng 10;

c) Đối với tỉnh: Ngày 10 tháng 10.

2. Tỉnh hoàn thành việc kiểm tra công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục, xóa mù chữ trước ngày 30 tháng 12 hằng năm.

Chương 6.

TRÁCH NHIỆM THỰC HIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ PHỔ CẬP GIÁO DỤC, XÓA MÙ CHỮ

Điều 32. Trách nhiệm của Bộ Giáo dục và Đào tạo

1. Xây dựng và trình cơ quan có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các chính sách, pháp luật về thực hiện phổ cập giáo dục, xóa mù chữ.

2. Hướng dẫn các địa phương xây dựng quy hoạch mạng lưới trường học phục vụ yêu cầu phổ cập giáo dục, xóa mù chữ.

3. Ban hành và hướng dẫn thực hiện chương trình, tài liệu dạy học phổ cập giáo dục, xóa mù chữ.

4. Hướng dẫn các địa phương thực hiện quy định về chuyên môn, nghiệp vụ, đào tạo, bồi dưỡng người tham gia dạy học phổ cập giáo dục, xóa mù chữ.

5. Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính xây dựng các chế độ, chính sách đối với phổ cập giáo dục, xóa mù chữ.

6. Tổ chức kiểm tra, thanh tra việc thực hiện phổ cập giáo dục, xóa mù chữ và kiểm tra, công nhận tỉnh đạt chuẩn phổ cập giáo dục, xóa mù chữ.

7. Hằng năm tổng hợp kết quả phổ cập giáo dục, xóa mù chữ báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Điều 33. Trách nhiệm của Bộ Nội vụ

Chủ trì, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn phương pháp xác định vị trí việc làm, số người làm việc trong các cơ sở giáo dục công lập để thực hiện nhiệm vụ phổ cập giáo dục, xóa mù chữ.

Điều 34. Trách nhiệm của Bộ Tài chính

Chủ trì, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổng hợp dự toán kinh phí thực hiện phổ cập giáo dục, xóa mù chữ để báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định cân đối trong dự toán ngân sách nhà nước hằng năm theo phân cấp.

Điều 35. Trách nhiệm của Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Giáo dục và Đào tạo cân đối nguồn hỗ trợ của Trung ương để thực hiện phổ cập giáo dục và xóa mù chữ.

Điều 36. Trách nhiệm của các Bộ, ngành khác, các tổ chức chính trị - xã hội và tổ chức khác

1. Các Bộ, ngành khác theo chức năng, nhiệm vụ được giao có trách nhiệm tham gia thực hiện phổ cập giáo dục, xóa mù chữ.

2. Các tổ chức chính trị - xã hội và tổ chức khác trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình tham gia thực hiện phổ cập giáo dục, xóa mù chữ.

Điều 37. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

1. Chỉ đạo thực hiện quy hoạch mạng lưới trường học và thực hiện kế hoạch đầu tư nâng cấp trường học phục vụ yêu cầu phổ cập giáo dục, xóa mù chữ.

2. Chỉ đạo thực hiện kế hoạch phổ cập giáo dục, xóa mù chữ của tỉnh.

3. Tổ chức kiểm tra, công nhận huyện đạt chuẩn phổ cập giáo dục xóa mù chữ.

4. Tổ chức thanh tra, kiểm tra việc thực hiện phổ cập giáo dục, xóa mù chữ.

5. Ban hành các chính sách phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương để đẩy nhanh phổ cập giáo dục, xóa mù chữ trên địa bàn.

Điều 38. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp huyện

1. Chỉ đạo thực hiện quy hoạch mạng lưới trường học và thực hiện kế hoạch đầu tư nâng cấp trường học phục vụ yêu cầu phổ cập giáo dục, xóa mù chữ.

2. Chỉ đạo thực hiện kế hoạch phổ cập giáo dục, xóa mù chữ của huyện.

3. Tổ chức kiểm tra, công nhận xã đạt chuẩn phổ cập giáo dục, xóa mù chữ.

4. Tuyên truyền, vận động các tổ chức, cá nhân tham gia phổ cập giáo dục, xóa mù chữ.

Điều 39. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã

1. Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch phổ cập giáo dục, xóa mù chữ của xã.

2. Tổ chức thực hiện phổ cập giáo dục, xóa mù chữ trên địa bàn.

3. Tuyên truyền, vận động các tổ chức và cá nhân phối hợp với các cơ sở giáo dục trên địa bàn thực hiện phổ cập giáo dục, xóa mù chữ.

Chương 7.

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 40. Hiệu lực thi hành

1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 5 năm 2014.

2. Nghị định số 88/2001/NĐ-CP ngày 22 tháng 11 năm 2001 về thực hiện phổ cập giáo dục trung học cơ sở hết hiệu lực kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.

Điều 41. Trách nhiệm thi hành

1. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn thi hành Nghị định này.

2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTCP, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: Văn thư, KGVX (3b).

TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG




Nguyễn Tấn Dũng

Decree No. 20/2014/ND-CP dated 24 March, 2014, on educational universalization or illiteracy eradication
Văn bản này đang cập nhật Nội dung => Bạn vui lòng "Tải về" để xem.

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Nghị định 20/2014/NĐ-CP ngày 24/03/2014 về phổ cập giáo dục, xóa mù chữ

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


273.248

DMCA.com Protection Status
IP: 52.14.209.100
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!