Ba mẹ có trách nhiệm phổ cập giáo dục cho con cái không? Ba mẹ không cho con đi học có bị xử lý không?
Phổ cập giáo dục là gì?
Căn cứ khoản 8 Điều 5 Luật Giáo dục 2019 quy định về hoạt động phổ cập giáo dục như sau:
Phổ cập giáo dục là quá trình tổ chức hoạt động giáo dục để mọi công dân trong độ tuổi đều được học tập và đạt đến trình độ học vấn nhất định theo quy định của pháp luật.
Và tại Điều 14 Luật Giáo dục 2019 quy định về hoạt động phổ cập giáo dục và giáo dục bắt buộc như sau:
- Giáo dục tiểu học là giáo dục bắt buộc.
Nhà nước thực hiện phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 05 tuổi và phổ cập giáo dục trung học cơ sở.
- Nhà nước chịu trách nhiệm thực hiện giáo dục bắt buộc trong cả nước; quyết định kế hoạch, bảo đảm các điều kiện để thực hiện phổ cập giáo dục.
- Mọi công dân trong độ tuổi quy định có nghĩa vụ học tập để thực hiện phổ cập giáo dục và hoàn thành giáo dục bắt buộc.
- Gia đình, người giám hộ có trách nhiệm tạo điều kiện cho các thành viên của gia đình trong độ tuổi quy định được học tập để thực hiện phổ cập giáo dục và hoàn thành giáo dục bắt buộc.
Ba mẹ có trách nhiệm phổ cập giáo dục cho con cái không?
Phổ cập giáo dục là trách nhiệm của những đối tượng nào?
Hoạt động phổ cập giáo dục là trách nhiệm của các chủ thể sau:
* Trách nhiệm của nhà trường theo Điều 89 Luật Giáo dục 2019:
- Nhà trường có trách nhiệm thực hiện kế hoạch phổ cập giáo dục, quy tắc ứng xử; chủ động phối hợp với gia đình và xã hội để tổ chức hoặc tham gia các hoạt động giáo dục theo kế hoạch của nhà trường, bảo đảm an toàn cho người dạy và người học; thông báo về kết quả học tập, rèn luyện của học sinh cho cha mẹ hoặc người giám hộ.
- Cơ sở giáo dục khác được áp dụng các quy định có liên quan đến nhà trường trong Chương này.
* Trách nhiệm của gia đình dược quy định tại Điều 15 Nghị định 24/2021/NĐ-CP:
- Tham gia góp ý mục tiêu giáo dục và kế hoạch giáo dục của nhà trường của cơ sở giáo dục thông qua Ban đại diện cha mẹ học sinh trường.
- Tham gia góp ý nội quy, quy chế của cơ sở giáo dục về các biện pháp giáo dục, khen thưởng, kỷ luật học sinh; nắm bắt tình hình và kết quả hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục, dạy học học sinh để phối hợp với cơ sở giáo dục trong việc quản lý, giáo dục học sinh.
- Phối hợp với cơ sở giáo dục và các tổ chức, cá nhân trong hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục, dạy học học sinh bảo đảm an toàn cho học sinh; tổ chức cho học sinh tham gia hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp, hoạt động xã hội, hoạt động vì cộng đồng và các hoạt động giáo dục khác theo kế hoạch giáo dục của nhà trường.
- Phối hợp với cơ sở giáo dục trong việc quản lý, sử dụng các nguồn lực xã hội hóa, góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục học sinh và đảm bảo an toàn cho học sinh theo quy định của pháp luật.
- Giám sát các hoạt động của cơ sở giáo dục theo quy định tại Nghị định này và các quy định khác của pháp luật.
* Trách nhiệm của xã hội theo Điều 93 Luật Giáo dục 2019 như sau:
- Cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm sau đây:
+ Hỗ trợ, hợp tác với nhà trường tổ chức các hoạt động giáo dục và nghiên cứu khoa học; tạo điều kiện cho nhà giáo và người học tham quan, hoạt động trải nghiệm, thực tập, nghiên cứu khoa học;
+ Tham gia xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, ngăn chặn hoạt động có ảnh hưởng xấu đến người học;
+ Tạo điều kiện để công dân trong độ tuổi quy định thực hiện nghĩa vụ học tập để thực hiện phổ cập giáo dục, hoàn thành giáo dục bắt buộc để người học được vui chơi, hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao lành mạnh;
+ Hỗ trợ các nguồn lực cho phát triển sự nghiệp giáo dục theo khả năng của mình.
- Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận có trách nhiệm động viên toàn dân chăm lo cho sự nghiệp giáo dục.
- Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh có trách nhiệm phối hợp với nhà trường giáo dục, vận động thanh niên, thiếu niên và nhi đồng gương mẫu trong học tập, rèn luyện và tham gia phát triển sự nghiệp giáo dục.
Như vậy, ta thấy phổ cập giáo dục là hoạt động rất được coi trọng và được quy định là trách nhiệm của nhà trường, gia đình và cả xã hội.
Vi phạm về phổ cập giáo dục bị xử lý thế nào?
Theo Điều 29 Nghị định 04/2021/NĐ-CP quy định về việc xử lý vi phạm trong hoạt động phổ cập giáo dục như sau:
"Điều 29. Vi phạm quy định về phổ cập giáo dục
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi xúi giục không đi học hoặc xúi giục bỏ học đối với người học các cấp học phổ cập.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi cản trở việc đi học của người học các cấp học phổ cập."
Theo khoản điểm b khoản 3 Điều 3 Nghị định 04/2021/NĐ-CP (được bổ sung bởi điểm b khoản 1 Điều 1 Nghị định 127/2021/NĐ-CP) thì mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm nêu tại khoản 1 Điều 29 là mức phạt đối với cá nhân và mức phạt tại khoản 2 là mức phạt đối với tổ chức. Theo đó, cùng một hành vi vi phạm hành chính, mức phạt tiền đối với cá nhân bằng một phần hai mức phạt tiền đối với tổ chức.
Như vậy, ta thấy đối với hành vi ba mẹ không cho con đi học có bị áp dụng hình thức phạt tiền là từ 1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trên môi trường điện tử của cơ quan nhà nước được xây dựng bao nhiêu năm?
- Phân loại hàng hóa trong hải quan được giải thích thế nào? Quy định về việc phân loại hàng hóa?
- Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong trường hợp nào? Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định CPTPP ra sao?
- Trọng tài quy chế là gì? Nguyên đơn làm đơn khởi kiện có được áp dụng giải quyết tranh chấp bằng trọng tài quy chế không?
- Kiểm tra chứng từ đối với chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu được thực hiện thế nào?