Hồ sơ bổ nhiệm cán bộ thuộc hệ thống bảo hiểm xã hội Việt Nam có thời hạn bảo quản bao nhiêu năm?
- Có bao nhiêu hình thức bảo quản hồ sơ, tài liệu hình thành trong hoạt động của hệ thống bảo hiểm xã hội Việt Nam?
- Những hồ sơ, tài liệu nào phải được bảo quản trong hoạt động của hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam?
- Hồ sơ bổ nhiệm cán bộ thuộc hệ thống bảo hiểm xã hội Việt Nam có thời hạn bảo quản bao lâu?
Có bao nhiêu hình thức bảo quản hồ sơ, tài liệu hình thành trong hoạt động của hệ thống bảo hiểm xã hội Việt Nam?
Theo khoản 2 Điều 2 quy định về thời hạn bảo quản hồ sơ, tài liệu hình thành trong hoạt động của hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 1556/QĐ-BHXH năm 2019 như sau:
Thời hạn bảo quản hồ sơ, tài liệu
...
2. Thời hạn bảo quản hồ sơ, tài liệu hình thành trong hoạt động của hệ thống bảo hiểm xã hội Việt Nam được quy định gồm hai mức như sau:
a) Bảo quản vĩnh viễn: Những hồ sơ, tài liệu thuộc mức này được bảo quản tại Lưu trữ cơ quan, sau đó được lựa chọn nộp lưu vào Lưu trữ lịch sử khi đến hạn theo quy định của pháp luật về lưu trữ.
b) Bảo quản có thời hạn: Những hồ sơ, tài liệu thuộc mức này được xác định thời hạn bảo quản theo số năm cụ thể và bảo quản tại Lưu trữ cơ quan, đến khi hết thời hạn bảo quản sẽ được thống kê trình Hội đồng xác định giá trị tài liệu của cơ quan xem xét để quyết định tiếp tục giữ lại bảo quản hay loại ra tiêu hủy. Việc tiêu hủy tài liệu hết giá trị phải được thực hiện theo quy định của pháp luật về lưu trữ.
Hồ sơ, tài liệu có thời hạn bảo quản được xác định thời hạn bảo quản từ 5 năm đến 70 năm.
Theo đó, có 02 hình thức bảo quản hồ sơ, tài liệu hình thành trong hoạt động của hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam, bao gồm:
- Bảo quản vĩnh viễn: Những hồ sơ, tài liệu thuộc mức này được bảo quản tại Lưu trữ cơ quan, sau đó được lựa chọn nộp lưu vào Lưu trữ lịch sử khi đến hạn theo quy định của pháp luật về lưu trữ.
- Bảo quản có thời hạn:
+ Những hồ sơ, tài liệu thuộc mức này được xác định thời hạn bảo quản theo số năm cụ thể và bảo quản tại Lưu trữ cơ quan, đến khi hết thời hạn bảo quản sẽ được thống kê trình Hội đồng xác định giá trị tài liệu của cơ quan xem xét để quyết định tiếp tục giữ lại bảo quản hay loại ra tiêu hủy.
+ Việc tiêu hủy hồ sơ, tài liệu hết giá trị phải được thực hiện theo quy định của pháp luật về lưu trữ.
+ Hồ sơ, tài liệu có thời hạn bảo quản được xác định thời hạn bảo quản từ 5 năm đến 70 năm.
Hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam (Hình từ Internert)
Những hồ sơ, tài liệu nào phải được bảo quản trong hoạt động của hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam?
Theo khoản 2 Điều 3 quy định về thời hạn bảo quản hồ sơ, tài liệu hình thành trong hoạt động của hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 1556/QĐ-BHXH năm 2019, các hồ sơ, tài liệu phải bảo quản được phân loại thành 21 nhóm sau đây:
Nhóm 1: Hồ sơ, tài liệu hành chính, tổng hợp
Nhóm 2: Hồ sơ, tài liệu quy hoạch phát triển, kế hoạch phát triển, chiến lược, chương trình hành động, đề án, dự án
Nhóm 3: Hồ sơ, tài liệu tổ chức, cán bộ
Nhóm 4: Hồ sơ, tài liệu lao động, tiền lương
Nhóm 5: Hồ sơ, tài liệu tài chính, kế toán
Nhóm 6: Hồ sơ, tài liệu kế hoạch đầu tư và xây dựng cơ bản
Nhóm 7: Hồ sơ, tài liệu hợp tác quốc tế
Nhóm 8: Hồ sơ, tài liệu pháp chế
Nhóm 9: Hồ sơ, tài liệu thi đua, khen thưởng
Nhóm 10: Hồ sơ, tài liệu nghiên cứu khoa học
Nhóm 11: Hồ sơ, tài liệu công nghệ thông tin
Nhóm 12: Hồ sơ, tài liệu kiểm tra, thanh tra chuyên ngành; giải quyết khiếu nại, tố cáo; phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và kiểm toán nội bộ
Nhóm 13: Hồ sơ, tài liệu báo chí, truyền thông
Nhóm 14: Hồ sơ, tài liệu đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ
Nhóm 15: Hồ sơ, tài liệu thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp
Nhóm 16: Hồ sơ, tài liệu sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế
Nhóm 17: Hồ sơ, tài liệu thu, chi bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp
Nhóm 18: Hồ sơ, tài liệu giám định bảo hiểm y tế và thanh toán đa tuyến; Dược, vật tư y tế
Nhóm 19: Hồ sơ, tài liệu quản lý đầu tư các quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp
Nhóm 20: Hồ sơ, tài liệu của Hội đồng quản lý
Nhóm 21: Tài liệu tổ chức Đảng và các Đoàn thể cơ quan
Hồ sơ bổ nhiệm cán bộ thuộc hệ thống bảo hiểm xã hội Việt Nam có thời hạn bảo quản bao lâu?
Theo Bảng thời hạn bảo quản hồ sơ, tài liệu ban hành kèm theo Quyết định 1556/QĐ-BHXH năm 2019 như sau:
Theo đó, hồ sơ bổ nhiệm cán bộ thuộc hệ thống bảo hiểm xã hội Việt Nam thuộc nhóm 3 trong số các nhóm tài liệu phải được bảo quản.
Hồ sơ bổ nhiệm cán bộ thuộc hệ thống bảo hiểm xã hội Việt Nam có thời hạn bảo quản lên đến 70 năm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chứng minh nhân dân là gì? Thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư có bao gồm số chứng minh nhân dân không?
- Dự toán dự án đầu tư công được xác định dựa trên cơ sở nào? Nội dung phê duyệt dự toán dự án đầu tư công gồm những gì?
- Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là gì? Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa đúng không?
- Công ty đại chúng có phải công bố thông tin định kỳ về báo cáo tình hình quản trị công ty hay không?
- Mục tiêu của giáo dục đại học là gì? Phát triển giáo dục đại học nhằm mục đích gì theo quy định?