Hộ kinh doanh sử dụng lái xe không được tập huấn, hướng dẫn về nghiệp vụ vận tải hành khách và an toàn giao thông thì bị xử phạt thế nào?
- Hộ kinh doanh sử dụng lái xe không được tập huấn, hướng dẫn về nghiệp vụ vận tải hành khách và an toàn giao thông thì bị xử phạt thế nào?
- Hộ kinh doanh sử dụng lái xe không được tập huấn, hướng dẫn về nghiệp vụ vận tải hành khách và an toàn giao thông có bị tước phù hiệu không?
- Thanh tra giao thông có quyền xử phạt hộ kinh doanh sử dụng lái xe không được tập huấn về nghiệp vụ vận tải hành khách và an toàn giao thông không?
Hộ kinh doanh sử dụng lái xe không được tập huấn, hướng dẫn về nghiệp vụ vận tải hành khách và an toàn giao thông thì bị xử phạt thế nào?
Căn cứ theo quy định tại điểm g khoản 4, điểm d khoản 11 Điều 28 Nghị định 100/2019/NĐ-CP như sau:
"4. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với tổ chức kinh doanh vận tải, dịch vụ hỗ trợ vận tải thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
...
đ) Sử dụng xe kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng, xe kinh doanh vận tải khách du lịch không niêm yết cụm từ “XE HỢP ĐỒNG” (đối với xe chở hành khách theo hợp đồng), cụm từ “XE DU LỊCH” (đối với xe chở khách du lịch) trên kính phía trước, kính phía sau xe theo quy định hoặc có niêm yết cụm từ “XE HỢP ĐỒNG”, cụm từ “XE DU LỊCH” nhưng không cố định, không đúng kích thước, không làm bằng vật liệu phản quang theo quy định;
e) Không cấp “thẻ nhận dạng lái xe” cho lái xe theo quy định;
g) Sử dụng lái xe, nhân viên phục vụ trên xe để tham gia kinh doanh vận tải bằng xe ô tô mà không được tập huấn, hướng dẫn về nghiệp vụ vận tải hành khách và an toàn giao thông theo quy định (đối với hình thức kinh doanh vận tải có quy định lái xe, nhân viên phục vụ trên xe phải được tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ);
..."
Như vậy, hộ kinh doanh sử dụng lái xe không được tập huấn, hướng dẫn về nghiệp vụ vận tải hành khách và an toàn giao thông thì bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng.
Hộ kinh doanh sử dụng lái xe không được tập huấn, hướng dẫn về nghiệp vụ vận tải hành khách và an toàn giao thông có bị tước phù hiệu không?
Căn cứ theo quy định tại điểm a khoản 10 Điều 28 Nghị định 100/2019/NĐ-CP như sau:
"10. Ngoài việc bị phạt tiền, cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
a) Thực hiện hành vi quy định tại điểm h khoản 2; điểm a, điểm b, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm g, điểm h, điểm l, điểm o, điểm p, điểm q, điểm r, điểm s, điểm t khoản 4; điểm d, điểm đ, điểm e, điểm g, điểm i, điểm k, điểm l, điểm m, điểm n, điểm o, điểm p, điểm q khoản 6; điểm e, điểm i khoản 7 Điều này bị tước quyền sử dụng phù hiệu (biển hiệu) từ 01 tháng đến 03 tháng (nếu có hoặc đã được cấp) đối với xe vi phạm;
...
11. Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:
d) Thực hiện hành vi quy định tại điểm g khoản 4, điểm đ khoản 7 Điều này buộc phải tổ chức tập huấn nghiệp vụ hoặc tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho lái xe và nhân viên phục vụ trên xe theo quy định;"
Như vậy, theo quy định trên, hộ kinh doanh sử dụng lái xe không được tập huấn, hướng dẫn về nghiệp vụ vận tải hành khách và an toàn giao thông ngoài bị phạt tiền như quy định trên còn bị tước quyền sử dụng phù hiệu (biển hiệu) từ 01 tháng đến 03 tháng (nếu có hoặc đã được cấp) đối với xe vi phạm. Ngoài ra, buộc phải tổ chức tập huấn nghiệp vụ hoặc tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho lái xe theo quy định.
Sử dụng lái xe không được tập huấn
Thanh tra giao thông có quyền xử phạt hộ kinh doanh sử dụng lái xe không được tập huấn về nghiệp vụ vận tải hành khách và an toàn giao thông không?
Căn cứ theo quy định tại điểm m khoản 5 Điều 74 Nghị định 100/2019/NĐ-CP như sau:
"Điều 74. Phân định thẩm quyền xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt
5. Thanh tra giao thông vận tải, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành đường bộ trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định về hoạt động vận tải và dịch vụ hỗ trợ vận tải tại các điểm dừng xe, đỗ xe trên đường bộ, bến xe, bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ, trạm kiểm tra tải trọng xe, trạm thu phí, cơ sở kinh doanh vận tải đường bộ, khi phương tiện (có hành vi vi phạm) dừng, đỗ trên đường bộ; hành vi vi phạm quy định về bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật của công trình đường bộ, đào tạo sát hạch, cấp Giấy phép lái xe cơ giới đường bộ, hoạt động kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới và một số hành vi vi phạm khác quy định tại các điểm, khoản, điều của Nghị định này như sau:
...
m) Điều 25, Điều 27, Điều 28;
..."
Như vậy, Thanh tra giao thông vận tải, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành đường bộ trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao có thẩm quyền xử phạt hộ kinh doanh sử dụng lái xe không được tập huấn về nghiệp vụ vận tải hành khách và an toàn giao thông.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khi thấy người tiêu dùng bị ép buộc mua hàng hóa thì cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước xử lý không?
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ của cấp ủy mới nhất? Hướng dẫn viết bản nhận xét đánh giá cán bộ của cấp ủy chi tiết?
- Có thể xét nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đã có thông báo nghỉ hưu?
- Phê bình người có hành vi bạo lực gia đình có phải là một biện pháp ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình?
- Mẫu biên bản họp hội đồng thi đua khen thưởng? Cách viết mẫu biên bản hội đồng thi đua khen thưởng?