Hộ cận nghèo tại khu vực đô thị có được vay vốn ưu đãi tại Ngân hàng Chính sách xã hội để mua nhà ở xã hội không?
- Hộ cận nghèo tại khu vực đô thị có được vay vốn ưu đãi tại Ngân hàng Chính sách xã hội để mua nhà ở xã hội không?
- Hộ cận nghèo tại khu vực đô thị vay vốn ưu đãi tại Ngân hàng Chính sách xã hội để mua nhà ở xã hội phải đáp ứng điều kiện nào?
- Thời hạn vay vốn ưu đãi tại Ngân hàng Chính sách xã hội để mua nhà ở xã hội là bao nhiêu năm?
- Nguồn vốn cho vay ưu đãi thông qua Ngân hàng Chính sách xã hội để cho vay đối với hộ cận nghèo tại khu vực đô thị được quy định như thế nào?
Hộ cận nghèo tại khu vực đô thị có được vay vốn ưu đãi tại Ngân hàng Chính sách xã hội để mua nhà ở xã hội không?
Hộ cận nghèo tại khu vực đô thị có được vay vốn ưu đãi tại Ngân hàng Chính sách xã hội để mua nhà ở xã hội không, thì theo quy định tại khoản 1 Điều 16 Nghị định 100/2015/NĐ-CP, được sửa đổi bởi điểm a khoản 10 Điều 1 Nghị định 49/2021/NĐ-CP như sau:
Vay vốn ưu đãi để mua, thuê mua nhà ở xã hội; xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà để ở
1. Đối tượng được vay vốn là các đối tượng quy định tại các Khoản 1, 4, 5, 6 và 7 Điều 49 của Luật Nhà ở.
…
Theo đó tại khoản 4 Điều 49 Luật Nhà ở 2014 như sau:
Đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội
Các đối tượng sau đây nếu đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 51 của Luật này thì được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội:
…
4. Người thu nhập thấp, hộ nghèo, cận nghèo tại khu vực đô thị;
…
Theo quy định trên thì hộ cận nghèo tại khu vực đô thị thuộc đối tượng được vay vốn ưu đãi tại Ngân hàng Chính sách xã hội để mua nhà ở xã hội.
Hộ cận nghèo tại khu vực đô thị có được vay vốn ưu đãi tại Ngân hàng Chính sách xã hội để mua nhà ở xã hội không? (Hình từ Internet)
Hộ cận nghèo tại khu vực đô thị vay vốn ưu đãi tại Ngân hàng Chính sách xã hội để mua nhà ở xã hội phải đáp ứng điều kiện nào?
Hộ cận nghèo tại khu vực đô thị vay vốn ưu đãi tại Ngân hàng Chính sách xã hội để mua nhà ở xã hội phải đáp ứng điều kiện được quy định tại khoản 2 Điều 16 Nghị định 100/2015/NĐ-CP, được sửa đổi bởi điểm a, điểm b và điểm c khoản 10 Điều 1 Nghị định 49/2021/NĐ-CP như sau:
- Có đủ vốn tối thiểu tham gia vào phương thức vay vốn theo quy định của Ngân hàng Chính sách xã hội hoặc tổ chức tín dụng do Nhà nước chỉ định;
- Có đủ hồ sơ chứng minh theo quy định tại Điều 22 của Nghị định này;
- Có nguồn thu nhập và có khả năng trả nợ theo cam kết với Ngân hàng Chính sách xã hội hoặc tổ chức tín dụng do Nhà nước chỉ định;
- Có Giấy đề nghị vay vốn để mua, thuê mua nhà ở xã hội, trong đó có cam kết của cá nhân và các thành viên trong hộ gia đình chưa được hưởng chính sách hỗ trợ nhà ở, đất ở dưới mọi hình thức tại nơi sinh sống;
- Có hợp đồng mua, thuê mua nhà ở xã hội với chủ đầu tư theo quy định của Nghị định này và của pháp luật về nhà ở;
- Thực hiện bảo đảm tiền vay bằng tài sản hình thành từ vốn vay theo quy định của pháp luật. Ngân hàng cho vay, chủ đầu tư và người vay vốn phải quy định rõ phương thức quản lý, xử lý tài sản bảo đảm trong hợp đồng ba bên.
Thời hạn vay vốn ưu đãi tại Ngân hàng Chính sách xã hội để mua nhà ở xã hội là bao nhiêu năm?
Thời hạn vay vốn ưu đãi tại Ngân hàng Chính sách xã hội để mua nhà ở xã hội được quy định tại khoản 6 Điều 16 Nghị định 100/2015/NĐ-CP, được sửa đổi bởi điểm a và điểm đ khoản 10 Điều 1 Nghị định 49/2021/NĐ-CP như sau:
Vay vốn ưu đãi để mua, thuê mua nhà ở xã hội; xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà để ở”
…
6. Thời hạn vay: Thời hạn vay do ngân hàng và khách hàng thỏa thuận phù hợp với khả năng trả nợ của khách hàng và tối đa không quá 25 năm kể từ ngày giải ngân khoản vay đầu tiên.
…
Như vậy, theo quy định trên thì thời hạn vay vốn ưu đãi tại Ngân hàng Chính sách xã hội để mua nhà ở xã hội là do ngân hàng và khách hàng thỏa thuận phù hợp với khả năng trả nợ của khách hàng và tối đa không quá 25 năm kể từ ngày giải ngân khoản vay đầu tiên.
Nguồn vốn cho vay ưu đãi thông qua Ngân hàng Chính sách xã hội để cho vay đối với hộ cận nghèo tại khu vực đô thị được quy định như thế nào?
Nguồn vốn cho vay ưu đãi thông qua Ngân hàng Chính sách xã hội để cho vay đối với hộ cận nghèo tại khu vực đô thị được quy định tại điểm b khoản 1 Điều 17 Nghị định 100/2015/NĐ-CP, được sửa đổi bởi điểm a khoản 11 Điều 1 Nghị định 49/2021/NĐ-CP thì căn cứ vào kế hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt hàng năm, ngân sách nhà nước cấp 50% nguồn vốn; Ngân hàng Chính sách xã hội đáp ứng 50% nguồn vốn từ tiền gửi tiết kiệm của người vay, vốn huy động; ngân sách nhà nước cấp bù chênh lệch lãi suất và phí quản lý cho Ngân hàng Chính sách xã hội theo quy định để cho vay đối hộ cận nghèo tại khu vực đô thị.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lợi dụng dịch bệnh tăng giá bán hàng hóa, dịch vụ bị xử phạt bao nhiêu tiền? Bình ổn giá trong trường hợp nào?
- Cá nhân buôn bán hàng hóa nhập lậu có giá trị dưới 3.000.000 đồng thì sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn dưới 50 triệu đồng có phải ký hợp đồng? Nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn được xét duyệt trúng thầu khi nào?
- Cổng Dịch vụ công quốc gia được kết nối với hệ thống nào? Thông tin nào được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia?
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự có thời hạn bao lâu? Trường hợp nào được ủy quyền đứng tên trong Giấy chứng nhận?