Hình thức trích sao văn bản trong công tác văn thư ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam gồm những gì?
- Hình thức trích sao văn bản trong công tác văn thư ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam gồm những gì?
- Bản trích sao văn bản trong công tác văn thư ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam được thực hiện ra sao?
- Thể thức và kỹ thuật trình bày bản trích sao văn bản trong công tác văn thư ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam được thực hiện thế nào?
Hình thức trích sao văn bản trong công tác văn thư ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam gồm những gì?
Hình thức trích sao văn bản trong công tác văn thư ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam được căn cứ theo khoản 3 Điều 9 Quy chế về công tác văn thư ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 3012/QĐ-BHXH năm 2022 như sau:
Các hình thức bản sao
1. Sao y gồm: Sao y từ văn bản giấy sang văn bản giấy, sao y từ văn bản giấy sang văn bản điện tử, sao y từ văn bản điện tử sang văn bản giấy.
a) Sao y từ văn bản giấy sang văn bản giấy được thực hiện bằng việc chụp từ bản gốc hoặc bản chính văn bản giấy sang giấy.
b) Sao y từ văn bản điện tử sang văn bản giấy được thực hiện bằng việc in từ bản gốc văn bản điện tử ra giấy.
c) Sao y từ văn bản giấy sang văn bản điện tử được thực hiện bằng việc số hóa văn bản giấy và ký số của cơ quan, đơn vị.
2. Sao lục
a) Sao lục gồm: Sao lục từ văn bản giấy sang văn bản giấy, sao lục từ văn bản giấy sang văn bản điện tử, sao lục từ văn bản điện tử sang văn bản giấy.
b) Sao lục được thực hiện bằng việc in, chụp từ bản sao y.
3. Trích sao
a) Trích sao gồm: Trích sao từ văn bản giấy sang văn bản giấy, trích sao từ văn bản giấy sang văn bản điện tử, trích sao từ văn bản điện tử sang văn bản điện tử, trích sao từ văn bản điện tử sang văn bản giấy.
b) Bản trích sao được thực hiện bằng việc tạo lập lại đầy đủ thể thức, phần nội dung văn bản cần trích sao.
4. Thể thức và kỹ thuật trình bày bản sao y, sao lục, trích sao được thực hiện theo quy định tại Phần II Phụ lục I Nghị định số 30/2020/NĐ-CP .
Theo quy định nêu trên thì hình thức trích sao văn bản trong công tác văn thư ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam gồm:
- Trích sao từ văn bản giấy sang văn bản giấy;
- Trích sao từ văn bản giấy sang văn bản điện tử;
- Trích sao từ văn bản điện tử sang văn bản điện tử;
- Trích sao từ văn bản điện tử sang văn bản giấy.
Hình thức trích sao văn bản trong công tác văn thư ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam gồm những gì? (Hình từ Internet)
Bản trích sao văn bản trong công tác văn thư ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam được thực hiện ra sao?
Bản trích sao văn bản trong công tác văn thư ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam được thực hiện theo điểm b khoản 3 Điều 9 Quy chế về công tác văn thư ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 3012/QĐ-BHXH năm 2022 như sau:
Các hình thức bản sao
...
3. Trích sao
...
b) Bản trích sao được thực hiện bằng việc tạo lập lại đầy đủ thể thức, phần nội dung văn bản cần trích sao.
...
Theo đó, bản trích sao văn bản trong công tác văn thư ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam được thực hiện bằng việc tạo lập lại đầy đủ thể thức, phần nội dung văn bản cần trích sao.
Thể thức và kỹ thuật trình bày bản trích sao văn bản trong công tác văn thư ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam được thực hiện thế nào?
Thể thức và kỹ thuật trình bày bản sao được căn cứ theo khoản 4 Điều 9 Quy chế về công tác văn thư ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 3012/QĐ-BHXH năm 2022 như sau:
Các hình thức bản sao
...
4. Thể thức và kỹ thuật trình bày bản sao y, sao lục, trích sao được thực hiện theo quy định tại Phần II Phụ lục I Nghị định số 30/2020/NĐ-CP .
Theo đó, thể thức và kỹ thuật trình bày bản trích sao văn bản trong công tác văn thư ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam được thực hiện theo quy định tại Phần II Phụ lục I Nghị định 30/2020/NĐ-CP, cụ thể:
I. BẢN SAO SANG ĐỊNH DẠNG ĐIỆN TỬ
1. Hình thức sao
“SAO Y” hoặc “SAO LỤC” hoặc “TRÍCH SAO”.
2. Tiêu chuẩn của văn bản số hóa
a) Định dạng Portable Document Format (.pdf), phiên bản 1.4 trở lên.
b) Ảnh màu.
c) Độ phân giải tối thiểu: 200dpi.
d) Tỷ lệ số hóa: 100%.
...
II. BẢN SAO SANG ĐỊNH DẠNG GIẤY
1. Thể thức bản sao sang định dạng giấy
a) Hình thức sao: “SAO Y” hoặc “SAO LỤC” hoặc “TRÍCH SAO”.
b) Tên cơ quan, tổ chức sao văn bản.
c) Số, ký hiệu bản sao bao gồm số thứ tự đăng ký (được đánh chung cho các loại bản sao do cơ quan, tổ chức thực hiện) và chữ viết tắt tên loại bản sao theo Bảng chữ viết tắt và mẫu trình bày văn bản, bản sao văn bản tại Mục I Phụ lục III Nghị định này. Số được ghi bằng chữ số Ả Rập, bắt đầu liên tiếp từ số 01 vào ngày 01 tháng 01 và kết thúc vào ngày 31 tháng 12 hàng năm.
d) Địa danh và thời gian sao văn bản.
đ) Chức vụ, họ tên và chữ ký của người có thẩm quyền sao văn bản.
e) Dấu của cơ quan, tổ chức sao văn bản.
g) Nơi nhận.
...
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Các đài truyền hình ngừng phát sóng theo Kế hoạch 141 về định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy?
- Hệ số trượt giá BHXH năm 2025 mới nhất như thế nào? Trường hợp nào người lao động không phải đóng BHXH bắt buộc?
- Ngày 20 tháng 1 là ngày gì? Ngày 20 tháng 1 có sự kiện gì ở Việt Nam? Ngày 20 tháng 1 năm 2025 là ngày mấy âm lịch?
- Báo cáo kế toán thuế để làm gì? Số liệu báo cáo kế toán thuế phải phản ánh điều gì? Lập báo cáo kế toán thuế?
- Hoạt động bảo lãnh điện tử theo Thông tư 61/2024 ra sao? Trường hợp nào chấm dứt nghĩa vụ bảo lãnh ngân hàng?