Hình thức lựa chọn tổ chức tư vấn cổ phần hóa sẽ được cơ quan đại diện chủ sở hữu dựa quyết định trên tiêu chuẩn nào?
- Tiền thuê tổ chức tư vấn cổ phần hóa có được tính vào chi phí thực hiện cổ phần hóa không?
- Hình thức lựa chọn tổ chức tư vấn cổ phần hóa sẽ được cơ quan đại diện chủ sở hữu dựa quyết định trên tiêu chuẩn nào?
- Tổ chức tư vấn cổ phần hóa đã cung cấp dịch vụ kiểm toán trong 02 năm liền kề thì có thể được tham gia cung cấp dịch vụ tư vấn định giá trị doanh nghiệp không?
Tiền thuê tổ chức tư vấn cổ phần hóa có được tính vào chi phí thực hiện cổ phần hóa không?
Căn cứ khoản 1 Điều 8 Nghị định 126/2017/NĐ-CP quy định về việc chi phí thực hiện cổ phần hóa như sau:
Chi phí thực hiện cổ phần hóa
1. Chi phí cổ phần hóa do cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định phê duyệt dự toán và quyết toán. Tổng giám đốc (hoặc Giám đốc) doanh nghiệp cổ phần hóa quyết định mức chi cụ thể theo các nội dung đã được cơ quan đại diện chủ sở hữu phê duyệt và chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình. Các khoản chi phí cổ phần hóa phải đảm bảo có đầy đủ chứng từ hợp lý, hợp lệ, tiết kiệm theo quy định của pháp luật hiện hành.
2. Chi phí cổ phần hóa bao gồm:
a) Các khoản chi phí trực tiếp tại doanh nghiệp:
- Chi phí cho việc tập huấn nghiệp vụ về cổ phần hóa doanh nghiệp;
- Chi phí kiểm kê, xác định giá trị tài sản;
- Chi phí lập phương án cổ phần hóa, xây dựng Điều lệ;
- Chi phí Hội nghị người lao động để triển khai cổ phần hóa;
- Chi phí hoạt động tuyên truyền, công bố thông tin về doanh nghiệp;
- Chi phí thuê kiểm toán báo cáo tài chính tại thời điểm chính thức chuyển thành công ty cổ phần;
- Chi phí cho việc tổ chức bán cổ phần;
- Chi phí tổ chức họp Đại hội cổ đông lần đầu.
b) Tiền thuê tổ chức kiểm toán, tư vấn cổ phần hóa (tổ chức tư vấn để xác định giá trị doanh nghiệp, tổ chức tư vấn để xác định giá khởi điểm, tổ chức tư vấn để xây dựng phương án cổ phần hóa, tổ chức tư vấn bán cổ phần) do cơ quan đại diện chủ sở hữu hoặc Ban chỉ đạo (nếu được ủy quyền) quyết định. Việc thanh toán chi phí cho các tổ chức tư vấn căn cứ vào Hợp đồng ký kết giữa các bên liên quan.
c) Thù lao cho Ban chỉ đạo và Tổ giúp việc:
- Mức thù lao hàng tháng cho từng thành viên Ban chỉ đạo và Tổ giúp việc tối đa không quá hai lần mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang do Chính phủ ban hành trong từng thời kỳ.
- Thời gian thanh toán thù lao cho từng thành viên Ban chỉ đạo và Tổ giúp việc theo thực tế nhưng không quá 24 tháng kể từ thời điểm thành lập Ban chỉ đạo và Tổ giúp việc.
d) Các chi phí khác có liên quan đến cổ phần hóa doanh nghiệp.
Theo đó, chi phí thuê tổ chức tư vấn cổ phần hóa để xác định giá trị doanh nghiệp, tổ chức tư vấn để xác định giá khởi điểm, tổ chức tư vấn để xây dựng phương án cổ phần hóa, tổ chức tư vấn bán cổ phần) được xác định là chi phí thực hiện cổ phần hóa.
Hình thức lựa chọn tổ chức tư vấn cổ phần hóa sẽ được cơ quan đại diện chủ sở hữu dựa quyết định trên tiêu chuẩn nào?
Căn cứ khoản 3 Điều 12 Nghị định 126/2017/NĐ-CP (sửa đổi bởi điểm b Khoản 6 Điều 1 Nghị định 140/2020/NĐ-CP) quy định về việc ra quyết định lựa chọn tổ chức tư vấn cổ phần hóa như sau:
Tư vấn cổ phần hóa
...
3. Cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định lựa chọn tổ chức tư vấn có đủ các tiêu chuẩn quy định tại khoản 5, khoản 6 Điều này để xác định giá trị doanh nghiệp theo nguyên tắc:
a) Đối với các gói thầu tư vấn định giá có giá trị không quá 500 triệu đồng, cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định lựa chọn hình thức chỉ định thầu lựa chọn tổ chức tư vấn để xác định giá trị doanh nghiệp;
b) Đối với các gói thầu tư vấn định giá có giá trị trên 500 triệu đồng đến 03 tỷ đồng, sau khi hết thời hạn đấu thầu rộng rãi theo quy định và chỉ có 01 tổ chức đăng ký cung cấp dịch vụ tư vấn để xác định giá trị doanh nghiệp, cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định lựa chọn hình thức chỉ định thầu lựa chọn tổ chức tư vấn để xác định giá trị doanh nghiệp;
c) Đối với các gói thầu tư vấn không thuộc quy định tại điểm a và điểm b khoản này, cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định tổ chức đấu thầu lựa chọn đơn vị thực hiện tư vấn để xác định giá trị doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về đấu thầu.
...
Theo đó, tùy vào gói thầu tư vấn định giá mà cơ quan đại diện chủ sở hữu sẽ đưa ra quyết định lựa chọn tổ chức tư vấn cổ phần hóa theo các hình thức khác nha:
- Gói thầu tư vấn định giá có giá trị không quá 500 triệu đồng thì việc lựa chọn tổ chức tư vấn cổ phần hóa thực hiện theo hình thức chỉ định thầu;
- Gói thầu tư vấn định giá có giá trị trên 500 triệu đồng đến 03 tỷ đồng, sau khi hết thời hạn đấu thầu rộng rãi theo quy định và chỉ có 01 tổ chức đăng ký cung cấp dịch vụ tư vấn để xác định giá trị doanh nghiệp, cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định lựa chọn hình thức chỉ định thầu lựa chọn tổ chức tư vấn để xác định giá trị doanh nghiệp;
- Gói thầu có giá trị trên 03 tỷ đồng thì cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định tổ chức đấu thầu lựa chọn đơn vị thực hiện tư vấn để xác định giá trị doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về đấu thầu.
Hình thức lựa chọn tổ chức tư vấn cổ phần hóa sẽ được cơ quan đại diện chủ sở hữu dựa quyết định trên tiêu chuẩn nào? (Hình từ Internet)
Tổ chức tư vấn cổ phần hóa đã cung cấp dịch vụ kiểm toán trong 02 năm liền kề thì có thể được tham gia cung cấp dịch vụ tư vấn định giá trị doanh nghiệp không?
Căn cứ khoản 7 Điều 12 Nghị định 126/2017/NĐ-CP quy định về trách nhiệm của tổ chức tư vấn cổ phần hóa như sau:
Tư vấn cổ phần hóa
...
7. Trách nhiệm của tổ chức tư vấn để xác định giá trị doanh nghiệp:
a) Tuân thủ các quy định của pháp luật liên quan trong quá trình thực hiện nghiệp vụ xác định giá trị doanh nghiệp và thực hiện hợp đồng đã ký kết với khách hàng;
b) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả xác định giá trị doanh nghiệp;
c) Phải bồi thường thiệt hại đo vi phạm các quy định của pháp luật trong quá trình thực hiện dịch vụ tư vấn định giá hoặc bị xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật;
d) Giải trình hoặc cung cấp các thông tin, số liệu liên quan đến kết quả xác định giá trị doanh nghiệp khi có khiếu nại hoặc theo yêu cầu bằng văn bản của cơ quan đại diện chủ sở hữu, Kiểm toán nhà nước, Bộ Tài chính và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan;
đ) Bảo mật thông tin về khách hàng; lưu trữ hồ sơ, tài liệu về doanh nghiệp đã thực hiện xác định giá trị doanh nghiệp;
e) Không được tham gia cung cấp dịch vụ tư vấn định giá trong các trường hợp sau:
- Người quản lý doanh nghiệp (theo quy định tại khoản 18 Điều 4 Luật doanh nghiệp năm 2014), kế toán trưởng (hoặc người phụ trách kế toán), thẩm định viên về giá của tổ chức tư vấn định giá là người có liên quan (theo quy định tại khoản 17 Điều 4 Luật doanh nghiệp năm 2014) với doanh nghiệp cổ phần hóa.
- Là tổ chức đang hoặc đã cung cấp dịch vụ kiểm toán, ghi sổ kế toán, lập báo cáo tài chính trong 02 năm liền kề trước thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp cho doanh nghiệp cổ phần hóa.
Như vậy, tổ chức tư vấn cổ phần hóa (tổ chức tư vấn trong nước, tổ chức tư vấn nước ngoài) nếu đã cung cấp dịch vụ kiểm toán trong 02 năm liền kề trước thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp cho doanh nghiệp cổ phần hóa thì không được phép tham gia cung cấp dịch vụ tư vấn định giá.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nguyên tắc đặt tên giao dịch quốc tế của trường cao đẳng sư phạm? Trường CĐSP phải công khai giải trình thể hiện ở những hoạt động nào?
- 23 nguyên tắc cơ bản trong tố tụng dân sự? Tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án có bao gồm tranh chấp đất đai?
- Người tham gia đấu giá tài sản có quyền khiếu nại đối với quyết định của Hội đồng đấu giá tài sản khi nào?
- Khi đấu giá theo phương thức đặt giá xuống mà chỉ có một người đăng ký tham gia đấu giá thì cuộc đấu giá thực hiện như nào?
- Chế độ cử tuyển là gì? Người học theo chế độ cử tuyển có trách nhiệm như thế nào khi tốt nghiệp?