Khi tính giá trị doanh nghiệp để cổ phần hóa có bao gồm các khoản nợ phải thu không có khả năng thu hồi không?
- Các khoản nợ phải thu không có khả năng thu hồi có được tính vào giá trị doanh nghiệp để cổ phần hóa không?
- Thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa nếu sử dụng phương pháp tài sản trong thẩm định giá doanh nghiệp?
- Tổ chức tư vấn được doanh nghiệp cổ phần hóa thuê xác định giá trị doanh nghiệp có quyền lựa chọn phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp không?
Các khoản nợ phải thu không có khả năng thu hồi có được tính vào giá trị doanh nghiệp để cổ phần hóa không?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 28 Nghị định 126/2017/NĐ-CP về các khoản không tính vào giá trị doanh nghiệp để cổ phần hóa như sau:
Các khoản sau đây không tính vào giá trị doanh nghiệp để cổ phần hóa
1. Giá trị những tài sản quy định tại các khoản 1, 2, 4 Điều 14 Nghị định này.
2. Các khoản nợ phải thu không có khả năng thu hồi.
3. Các khoản đầu tư vào doanh nghiệp khác được quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều 18 Nghị định này.
4. Các tài sản của các đơn vị sự nghiệp có thu khi thực hiện cổ phần hóa Công ty mẹ của Tập đoàn kinh tế, Công ty mẹ của Tổng công ty nhà nước, Công ty mẹ trong tổ hợp công ty mẹ - công ty con (ngoại trừ các cơ sở đào tạo, giáo dục nghề nghiệp và khám, chữa bệnh); tài sản hoạt động sự nghiệp, doanh nghiệp cổ phần hóa không kế thừa và được cơ quan đại diện chủ sở hữu xem xét, quyết định chuyển giao cho các cơ quan liên quan để thực hiện xã hội hóa theo quy định của pháp luật.
5. Người có thẩm quyền quyết định giá trị doanh nghiệp xem xét quyết định việc không tính vào giá trị doanh nghiệp để cổ phần hóa đối với các nội dung quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này và chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.
Như vậy, đối với các khoản nợ phải thu không có khả năng thu hồi thì không được tính vào giá trị doanh nghiệp để cổ phần hóa.
Khi tính giá trị doanh nghiệp để cổ phần hóa có bao gồm các khoản nợ phải thu không có khả năng thu hồi không? (Hình từ Internet)
Thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa nếu sử dụng phương pháp tài sản trong thẩm định giá doanh nghiệp?
Theo quy định tại khoản 3 Điều 3 Nghị định 126/2017/NĐ-CP như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. “Doanh nghiệp cổ phần hóa” là doanh nghiệp thuộc đối tượng quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 2 Nghị định này thực hiện chuyển đổi thành công ty cổ phần theo quy định tại Nghị định này.
2. “Thời điểm quyết định cổ phần hóa” là ngày cơ quan đại diện chủ sở hữu ban hành quyết định thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp.
3. “Thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa” do cơ quan đại diện chủ sở hữu lựa chọn phù hợp với phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp. Trường hợp xác định giá trị doanh nghiệp theo phương pháp tài sản, thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp là ngày khóa sổ kế toán lập báo cáo tài chính quý hoặc năm gần nhất sau thời điểm quyết định cổ phần hóa.
4. “Thời điểm công bố giá trị doanh nghiệp” là ngày cơ quan đại diện chủ sở hữu ban hành quyết định công bố giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa.
...
Theo đó, thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa do cơ quan đại diện chủ sở hữu lựa chọn phù hợp với phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp.
Trường hợp xác định giá trị doanh nghiệp theo phương pháp tài sản, thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp là ngày khóa sổ kế toán lập báo cáo tài chính quý hoặc năm gần nhất sau thời điểm quyết định cổ phần hóa.
Tổ chức tư vấn được doanh nghiệp cổ phần hóa thuê xác định giá trị doanh nghiệp có quyền lựa chọn phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp không?
Theo quy định tại khoản 4 Điều 12 Nghị định 126/2017/NĐ-CP về tư vấn cổ phần hoá như sau:
Tư vấn cổ phần hóa
...
4. Tổ chức tư vấn xác định giá trị doanh nghiệp được lựa chọn các phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp thích hợp để xác định giá trị doanh nghiệp, bảo đảm các nguyên tắc quy định tại Nghị định này, quy định của pháp luật về đất đai và pháp luật về giá, thẩm định giá, hoàn thành theo đúng thời hạn, đúng các cam kết trong hợp đồng đã ký. Doanh nghiệp cổ phần hóa có trách nhiệm cung cấp đầy đủ, trung thực các thông tin liên quan đến doanh nghiệp cho tổ chức tư vấn để xác định giá trị doanh nghiệp sử dụng trong quá trình định giá.
...
Theo đó, tổ chức tư vấn xác định giá trị doanh nghiệp được lựa chọn các phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp thích hợp để xác định giá trị doanh nghiệp, bảo đảm các nguyên tắc quy định tại Nghị định 126/2017/NĐ-CP, quy định của pháp luật về đất đai và pháp luật về giá, thẩm định giá, hoàn thành theo đúng thời hạn, đúng các cam kết trong hợp đồng đã ký.
Doanh nghiệp cổ phần hóa có trách nhiệm cung cấp đầy đủ, trung thực các thông tin liên quan đến doanh nghiệp cho tổ chức tư vấn để xác định giá trị doanh nghiệp sử dụng trong quá trình định giá.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bóc tách dữ liệu được thực hiện như thế nào? Dữ liệu được bóc tách bao gồm tối thiểu các trường dữ liệu đặc tả nào?
- Đất nghĩa trang có thuộc nhóm đất chưa sử dụng? Đất nghĩa trang được nhà nước giao cho tổ chức kinh tế bằng hình thức nào?
- Mẫu Nhận xét của chi ủy đối với đảng viên cuối năm? Nhận xét của chi ủy đối với đảng viên được thông báo đến ai?
- Tam tai là gì? Cúng sao giải hạn tam tai có phải mê tín dị đoan không? Hành vi mê tín dị đoan bị xử lý thế nào?
- Nhóm kín, nhóm tele, nhóm zalo chia sẻ link 18+, link quay lén trong group kín thì có bị phạt tù không?