Hình dáng và kích thước cơ bản của giường đẻ được quy định thế nào? Khả năng chịu tải của giường đẻ?
Hình dáng và kích thước cơ bản của giường đẻ được quy định thế nào?
Hình dáng và kích thước cơ bản của giường đẻ được quy định tại Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6589:2000 về Giường đẻ như sau:
3. Hình dáng và kích thước cơ bản
3.1. Kết cấu giường đẻ phải đáp ứng các chức năng kết hợp của giường, cáng và bàn đẻ - để lưu sản phụ suốt từ giai đoạn đau đẻ, sinh đẻ đến hồi sức.
3.2. Hình dáng các bộ phận chính và kích thước cơ bản của giường đẻ được minh họa trên hình 1. Sai lệch kích thước cho phép ± 5%.
3.3. Hình dáng và kích thước cơ bản của bậc lên xuống được minh họa trên hình 2. Sai lệch kích thước cho phép ± 5%.
Theo quy định nêu trên về hình dáng và kích thước cơ bản của giường đẻ được quy định như sau:
- Kết cấu giường đẻ phải đáp ứng các chức năng kết hợp của giường, cáng và bàn đẻ - để lưu sản phụ suốt từ giai đoạn đau đẻ, sinh đẻ đến hồi sức.
- Hình dáng các bộ phận chính và kích thước cơ bản của giường đẻ được minh họa trên hình 1. Sai lệch kích thước cho phép ± 5%.
- Hình dáng và kích thước cơ bản của bậc lên xuống được minh họa trên hình 2. Sai lệch kích thước cho phép ± 5%.
Hình dáng và kích thước cơ bản của giường đẻ được quy định thế nào? Khả năng chịu tải của giường đẻ? (Hình từ Internet)
Khả năng chịu tải của giường đẻ là bao nhiêu?
Khả năng chịu tải của giường đẻ được quy định tại tiểu mục 5.2 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6589:2000 về Giường đẻ như sau:
5. Yêu cầu kỹ thuật
5.1. Quy định chung
5.1.1. Toàn bộ các chi tiết bằng thép không gỉ phải được đánh bóng bề mặt đạt độ bóng Ra 0,63mm. Các mối hàn phải ngấu, không khuyết lõm rỗ nứt.
5.1.2. Các chi tiết không được lộ các góc cạnh sắc, phải vê tròn, làm vát và khử sạch ba via.
5.1.3. Giường đẻ và bậc lên xuống phải thuận tiện cho việc làm vệ sinh, không bị gỉ do tác động của môi trường và khí hậu.
5.2. Yêu cầu đối với giường đẻ
5.2.1. Khả năng chịu tải của giường phải đạt không nhỏ hơn 400 kg, gấp bốn lần tải trọng thông thường (100 kg).
5.2.2. Độ bền cơ học của giường phải đạt theo yêu cầu kiểm tra ở điều 7.3.
5.2.3. Giường đẻ có thể tháo dời thành từng bộ phận, phải được lắp lẫn hoàn toàn, thuận tiện cho bảo quản và vận chuyển.
5.2.4. Tấm đỡ chân (2) bắt vào khung phụ (3) và điều chỉnh độ cao trong phạm vi 90 mm. Khi không làm việc, tấm này hạ xuống mặt khung phụ và đẩy vào gầm khung chính. Khi làm việc kéo khung phụ ra, tấm di động được nâng lên nấc 2 và có chiều cao ngang với mặt khung chính.
5.2.5. Bộ phận đỡ lưng (4) thay đổi được vị trí (- 7o ¸ 45o) so với mặt phẳng ngang của bộ phận chính qua 4 nấc và định vị chắc chắn ở mỗi vị trí.
5.2.6. Giá đỡ đùi (5) phải dễ dàng điều chỉnh chiều cao và định hướng được. Sau khi cố định vị trí, dưới tác động thẳng đứng của lực 30 kg, giá đỡ đùi không bị di chuyển.
5.2.7. Tay vịn (6) của giường phải đủ cứng vững nhưng khi điều chỉnh phải dễ dàng, thuận tiện. Sau khi cố định vị trí dưới tác dụng của lực 30 kg dọc theo bàn tay, tay vịn không bị di chuyển.
5.2.8. Khay đựng nước thải (7) có dung tích không nhỏ hơn 12 lít, kích thước có thể là: 420 mm x 300 mm x 120 mm đặt dưới khung chính sao cho khoảng cách tới mặt khung chính nhỏ hơn 200 mm. Khay phải được dập liền, không có các cạnh sắc, không bị rò rỉ, dễ rửa sạch và phải có quai xách.
5.2.9. Hai bánh xe (8) của khung phụ phải quay êm nhẹ không rơ, không kẹt. Phanh hãm phải làm việc tốt, khống chế được chuyển động lăn của khung phụ khi tác động lực 20 kg theo phương ngang.
5.2.10. Trên bề mặt giường phải có đệm. Đệm được chia thành từng khúc. Bề mặt đệm phải căng phẳng, dễ róc nước, không thấm máu, nước giải và các chất thải khác. Đệm phải dễ vệ sinh và không giữ mùi khi làm sạch. Đệm được cố định chắc chắn với các khung mặt giường bằng các móc giữ đệm.
...
Theo quy định khả năng chịu tải của giường đẻ phải đạt không nhỏ hơn 400 kg, gấp bốn lần tải trọng thông thường (100 kg).
Khả năng chịu tải của bậc lên xuống giường đẻ đạt bao nhiêu kg?
Khả năng chịu tải của bậc lên xuống giường đẻ được quy định tại tiểu mục 5.3 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6589:2000 về Giường đẻ như sau:
5. Yêu cầu kỹ thuật
...
5.3. Yêu cầu đối với bậc lên xuống
5.3.1. Khả năng chịu tải của bậc lên xuống giường đẻ đạt 200 kg, gấp hai lần tải trọng thông thường.
5.3.2. Độ bền cơ học phải đạt theo yêu cầu kiểm tra của điều 7.5.
5.3.3. Khung bậc lên xuống phải chịu được tải trọng thông thường (100 kg).
5.3.4. Mặt bậc lên xuống căng phẳng có dập nhám chống trượt nổi đều rõ nét.
Như vậy, khả năng chịu tải của bậc lên xuống giường đẻ đạt 200 kg, gấp hai lần tải trọng thông thường.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khám sức khỏe định kỳ cho nhân viên nhưng không có kết luận phân loại sức khỏe có được hay không?
- Mẫu nội dung sinh hoạt chi bộ mới nhất? Hướng dẫn sinh hoạt chi bộ mới nhất thực hiện như thế nào?
- Mẫu báo cáo tình hình sử dụng hóa chất cho thí nghiệm, nghiên cứu khoa học mới nhất như thế nào?
- Cơ sở sản xuất công nghiệp áp dụng sản xuất sạch hơn có phải đối tượng được hướng dẫn sử dụng kinh phí khuyến công không?
- Tiêu chuẩn nhân sự sử dụng vật liệu nổ công nghiệp khi khai khoáng là gì? Thời hạn của Giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp là mấy năm?