Hiệp hội Thực phẩm minh bạch có trụ sở ở đâu? Hiệp hội Thực phẩm minh bạch chịu sự quản lý nhà nước của cơ quan nào?
Hiệp hội Thực phẩm minh bạch có trụ sở ở đâu?
Căn cứ Điều 3 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hiệp hội Thực phẩm minh bạch phê duyệt kèm theo Quyết định 1127/QĐ-BNV năm 2021 quy định về địa vị pháp lý và trụ sở của Hiệp hội như sau:
Địa vị pháp lý và trụ sở của Hiệp hội
1. Hiệp hội có tư cách pháp nhân, con dấu và có tài khoản riêng tại ngân hàng; hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam và Điều lệ Hiệp hội được Bộ trưởng Bộ Nội vụ phê duyệt.
2. Trụ sở của Hiệp hội đặt tại: Số 32 đường 18, khu phố 5, Phường An Phú, thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh. Hiệp hội có thể đặt Văn phòng đại diện tại một số địa phương theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Theo đó, Hiệp hội Thực phẩm minh bạch có trụ sở ở số 32 đường 18, khu phố 5, Phường An Phú, thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh.
Hiệp hội Thực phẩm minh bạch có thể đặt Văn phòng đại diện tại một số địa phương theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Hiệp hội Thực phẩm minh bạch có trụ sở ở đâu? Hiệp hội Thực phẩm minh bạch chịu sự quản lý nhà nước của cơ quan nào? (Hình từ Internet)
Hiệp hội Thực phẩm minh bạch chịu sự quản lý nhà nước của cơ quan nào?
Theo Điều 4 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hiệp hội Thực phẩm minh bạch phê duyệt kèm theo Quyết định 1127/QĐ-BNV năm 2021 quy định về phạm vi, lĩnh vực hoạt động như sau:
Phạm vi, lĩnh vực hoạt động
1. Hiệp hội có phạm vi hoạt động trên toàn quốc theo quy định của pháp luật Việt Nam về lĩnh vực chính: sản xuất, chế biến, bảo quản, kinh doanh thực phẩm hoặc sản phẩm, dịch vụ có liên quan đến thực phẩm, nhằm thúc đẩy chuỗi sản xuất thực phẩm đưa thông tin minh bạch, bảo đảm cung cấp cho thị trường thực phẩm chất lượng và an toàn cho sức khỏe.
2. Hiệp hội chịu sự quản lý nhà nước của Bộ Nội vụ và các Bộ, ngành khác có liên quan đến lĩnh vực hoạt động của Hiệp hội theo quy định pháp luật.
Theo quy định trên, Hiệp hội Thực phẩm minh bạch chịu sự quản lý nhà nước của Bộ Nội vụ và các Bộ, ngành khác có liên quan đến lĩnh vực hoạt động của Hiệp hội theo quy định pháp luật.
Nhiệm vụ của Hiệp hội Thực phẩm minh bạch là gì?
Theo quy định tại Điều 7 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hiệp hội Thực phẩm minh bạch phê duyệt kèm theo Quyết định 1127/QĐ-BNV năm 2021 về nhiệm vụ như sau:
Nhiệm vụ
1. Tổ chức, hoạt động theo Điều lệ Hiệp hội đã được Bộ Nội vụ phê duyệt. Chấp hành các quy định của pháp luật có liên quan đến tổ chức, hoạt động của Hiệp hội. Không lợi dụng hoạt động của Hiệp hội để làm phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự xã hội, đạo đức, thuần phong mỹ tục, truyền thống của dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức.
2. Phối hợp với cơ quan, tổ chức có liên quan nhằm đào tạo hoặc kết nối cung cầu, xây dựng và phát triển thị trường cho sản phẩm an toàn và minh bạch thông tin, thực hiện các nhiệm vụ của Hiệp hội.
3. Xây dựng, gìn giữ, bảo vệ và phát triển các giá trị chung của Hiệp Hội: các tiêu chuẩn, chuẩn mực chung của sản phẩm; tiêu chuẩn hội viên; Quy tắc ứng xử nội bộ, Quy chế kiểm tra, giám sát nội bộ; hệ thống quản lý; logo; trang web của Hiệp Hội.
4. Hỗ trợ hội viên áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến, đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm phổ quát cũng như tiêu chuẩn do AFT ban hành theo quy định của pháp luật, áp dụng các công cụ nâng cao chất lượng thực phẩm.
5. Trao đổi thông tin giữa các doanh nghiệp với các tổ chức tư vấn, đào tạo; phối hợp với các tổ chức chứng nhận và cơ quan nhà nước có liên quan theo các hình thức thích hợp nhằm tăng cường sự hiểu biết, hợp tác, hỗ trợ vì một nền sản xuất thực phẩm an toàn, minh bạch thông tin.
6. Xây dựng tổ chức Hiệp hội và phát triển hội viên theo quy định.
7. Quan hệ hợp tác với các tổ chức quốc tế và khu vực về chất lượng thực phẩm, an toàn vệ sinh thực phẩm theo quy định của pháp luật.
Như vậy, Hiệp hội Thực phẩm minh bạch có những nhiệm vụ được quy định tại Điều 7 nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu quyết định phê duyệt chủ trương thực hiện nhiệm vụ mua sắm tài sản trang thiết bị của cơ quan đơn vị theo Nghị định 138?
- Nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm tổ chức thực hiện công tác quan trắc trong quá trình xây dựng không?
- Nhà nước quản lý ngoại thương thế nào? Bộ Công Thương có trách nhiệm gì trong quản lý nhà nước về ngoại thương?
- Ai quyết định biện pháp cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu theo quy định của pháp luật về ngoại thương?
- Mẫu phiếu xin ý kiến chi ủy nơi cư trú dành cho đảng viên? Nhiệm vụ của đảng viên đang công tác ở nơi cư trú?