Hiệp hội Giáo dục nghề nghiệp và Nghề công tác xã hội Việt Nam chịu sự quản lý nhà nước của cơ quan nào?
Hiệp hội Giáo dục nghề nghiệp và Nghề công tác xã hội Việt Nam chịu sự quản lý nhà nước của cơ quan nào?
Theo Điều 4 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hiệp hội Giáo dục nghề nghiệp và nghề công tác xã hội Việt Nam phê duyệt kèm theo Quyết định 674/QĐ-BNV năm 2021 quy định về phạm vi, lĩnh vực hoạt động như sau:
Phạm vi, lĩnh vực hoạt động
1. Hiệp hội hoạt động trên phạm vi toàn quốc, trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp và nghề công tác xã hội theo quy định của pháp luật.
2. Hiệp hội chịu sự quản lý nhà nước của Bộ Nội vụ và cơ quan nhà nước có liên quan đến lĩnh vực hoạt động của Hiệp hội theo quy định của pháp luật.
Theo quy định trên, Hiệp hội Giáo dục nghề nghiệp và Nghề công tác xã hội Việt Nam chịu sự quản lý nhà nước của Bộ Nội vụ và cơ quan nhà nước có liên quan đến lĩnh vực hoạt động của Hiệp hội theo quy định của pháp luật.
Hiệp hội Giáo dục nghề nghiệp và Nghề công tác xã hội (Hình từ Internet)
Hiệp hội Giáo dục nghề nghiệp và Nghề công tác xã hội Việt Nam được quyền gây quỹ không?
Theo quy định tại Điều 6 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hiệp hội Giáo dục nghề nghiệp và nghề công tác xã hội Việt Nam phê duyệt kèm theo Quyết định 674/QĐ-BNV năm 2021 về quyền hạn như sau:
Quyền hạn
1. Tuyên truyền tôn chỉ, mục đích hoạt động của Hiệp hội.
2. Đại diện cho hội viên trong mối quan hệ đối nội, đối ngoại có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của Hiệp hội theo quy định của pháp luật và Điều lệ Hiệp hội.
3. Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của hội viên phù hợp với tôn chỉ, mục đích của Hiệp hội theo quy định của pháp luật.
4. Tham gia chương trình, dự án, đề tài nghiên cứu, tư vấn, phản biện và giám định xã hội theo đề nghị của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; cung cấp dịch vụ về các vấn đề thuộc lĩnh vực hoạt động của Hiệp hội, tổ chức dạy nghề theo quy định của pháp luật.
5. Tham gia ý kiến vào các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến nội dung hoạt động của Hiệp hội theo quy định của pháp luật. Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với các vấn đề liên quan tới sự phát triển Hiệp hội và lĩnh vực hoạt động của Hiệp hội. Được tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, tổ chức các hoạt động dịch vụ khác theo quy định của pháp luật và được cấp chứng chỉ hành nghề khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật.
6. Phối hợp với cơ quan, tổ chức có liên quan để thực hiện nhiệm vụ của Hiệp hội.
7. Thành lập pháp nhân thuộc Hiệp hội theo quy định của pháp luật.
8. Được gây quỹ Hiệp hội trên cơ sở hội phí của hội viên và các nguồn thu từ hoạt động kinh doanh, dịch vụ theo quy định của pháp luật để tự trang trải về kinh phí hoạt động.
9. Được nhận các nguồn tài trợ hợp pháp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật. Được Nhà nước hỗ trợ kinh phí đối với những hoạt động gắn với nhiệm vụ của Nhà nước giao (nếu có).
10. Thực hiện các hoạt động hợp tác quốc tế theo quy định của pháp luật. Được gia nhập các tổ chức quốc tế tương ứng; ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế theo quy định của pháp luật; báo cáo Bộ Nội vụ, cơ quan quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực Hiệp hội hoạt động và cơ quan có liên quan về việc gia nhập tổ chức quốc tế tương ứng, ký kết, thực hiện thỏa thuận quốc tế.
Theo đó, Hiệp hội Giáo dục nghề nghiệp và Nghề công tác xã hội Việt Nam được quyền gây quỹ Hiệp hội trên cơ sở hội phí của hội viên và các nguồn thu từ hoạt động kinh doanh, dịch vụ theo quy định của pháp luật để tự trang trải về kinh phí hoạt động.
Nhiệm vụ của Hiệp hội Giáo dục nghề nghiệp và Nghề công tác xã hội Việt Nam là gì?
Căn cứ Điều 7 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hiệp hội Giáo dục nghề nghiệp và nghề công tác xã hội Việt Nam phê duyệt kèm theo Quyết định 674/QĐ-BNV năm 2021 quy định về nhiệm vụ như sau:
Nhiệm vụ
1. Chấp hành các quy định của pháp luật có liên quan đến tổ chức, hoạt động của Hiệp hội. Tổ chức, hoạt động theo Điều lệ Hiệp hội đã được phê duyệt. Không được lợi dụng hoạt động của Hiệp hội để làm phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự xã hội, đạo đức, thuần phong mỹ tục, truyền thống của dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức.
2. Tập hợp, đoàn kết hội viên; tổ chức, phối hợp hoạt động giữa các hội viên vì lợi ích chung của Hiệp hội; thực hiện đúng tôn chỉ, mục đích của Hiệp hội nhằm tham gia phát triển lĩnh vực liên quan đến hoạt động của Hiệp hội, góp phần xây dựng và phát triển đất nước.
3. Phổ biến, huấn luyện kiến thức cho hội viên, hướng dẫn hội viên tuân thủ pháp luật, chính sách của Nhà nước và Điều lệ, quy định của Hiệp hội.
4. Đại diện hội viên tham gia, kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền về các chủ trương, chính sách liên quan đến lĩnh vực hoạt động của Hiệp hội theo quy định của pháp luật.
5. Hòa giải tranh chấp, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong nội bộ Hiệp hội theo quy định của pháp luật và Điều lệ Hiệp hội.
6. Xây dựng và ban hành quy tắc đạo đức trong hoạt động của Hiệp hội.
7. Quản lý và sử dụng các nguồn kinh phí của Hiệp hội theo đúng quy định của pháp luật.
8. Thực hiện các nhiệm vụ khác khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu.
Như vậy, Hiệp hội Giáo dục nghề nghiệp và Nghề công tác xã hội Việt Nam có những nhiệm vụ được quy định tại Điều 7 nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hạn ngạch thuế quan là gì? Lưu ý điều gì khi áp dụng biện pháp hạn ngạch thuế quan theo quy định?
- Người yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định trong tố tụng dân sự có phải nộp tiền tạm ứng chi phí giám định không?
- Nguyên nhân thanh lý rừng trồng? Tổ chức có rừng trồng được thanh lý có trách nhiệm gì sau khi hoàn thành việc thanh lý?
- Trong hồ sơ thanh toán hợp đồng xây dựng theo đơn giá cố định, đề nghị thanh toán của bên nhận thầu cần thể hiện các nội dung gì?
- Nguyên tắc bố trí kinh phí NSNN cải tạo nâng cấp hạng mục công trình trong dự án đã đầu tư xây dựng?