Hiệp hội Du lịch Việt Nam có những nguồn thu nào? Việc quản lý, sử dụng tài chính của Hiệp hội được quy định thế nào?
Hiệp hội Du lịch Việt Nam có những nguồn thu nào?
Theo quy định tại Điều 24 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hiệp hội Du lịch Việt Nam phê duyệt kèm theo Quyết định 514/QĐ-BNV năm 2012 về nguồn thu của Hiệp hội như sau:
Nguồn thu của Hiệp hội
1. Lệ phí gia nhập Hiệp hội.
2. Hội phí của hội viên đóng góp theo quy định.
3. Tài trợ của các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật.
4. Các khoản thu hợp pháp khác.
Theo quy định trên, Hiệp hội Du lịch Việt Nam có những nguồn thu gồm lệ phí gia nhập Hiệp hội; hội phí của hội viên đóng góp theo quy định.
Đồng thời Hiệp hội Du lịch Việt Nam cũng có những nguồn thu từ tài trợ của các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật và các khoản thu hợp pháp khác.
Hiệp hội Du lịch Việt Nam (Hình từ Internet)
Việc quản lý, sử dụng tài chính của Hiệp hội Du lịch Việt Nam được quy định thế nào?
Theo Điều 26 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hiệp hội Du lịch Việt Nam phê duyệt kèm theo Quyết định 514/QĐ-BNV năm 2012 quy định về quản lý, sử dụng tài chính và tài sản của Hiệp hội như sau:
Quản lý, sử dụng tài chính và tài sản của Hiệp hội
Ban Chấp hành Hiệp hội quy định việc quản lý, sử dụng tài chính và tài sản của Hiệp hội phù hợp với quy định của Nhà nước.
Ban Kiểm tra có trách nhiệm kiểm tra và báo cáo tài chính, tài sản công khai hàng năm cho hội viên biết.
3. Khi Hiệp hội giải thể thì tài sản, tài chính của Hiệp hội phải được kiểm kê và xử lý theo quy định của pháp luật.
Theo đó, Ban Chấp hành Hiệp hội Du lịch Việt Nam quy định việc quản lý, sử dụng tài chính và tài sản của Hiệp hội phù hợp với quy định của Nhà nước.
Và Ban Kiểm tra của Hiệp hội Du lịch Việt Nam có trách nhiệm kiểm tra và báo cáo tài chính, tài sản công khai hàng năm cho hội viên biết.
Những đối tượng nào sẽ được Hiệp hội Du lịch Việt Nam khen thưởng?
Căn cứ Điều 27 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hiệp hội Du lịch Việt Nam phê duyệt kèm theo Quyết định 514/QĐ-BNV năm 2012 quy định về khen thưởng như sau:
Khen thưởng
1. Hội viên, uỷ viên Ban Chấp hành Hiệp hội, Ban Kiểm tra, cán bộ, nhân viên của Hiệp hội có nhiều thành tích đóng góp vào sự phát triển của Hiệp hội và sự nghiệp phát triển ngành Du lịch được Hiệp hội khen thưởng hoặc đề nghị các cơ quan nhà nước khen thưởng.
2. Ban Chấp hành Hiệp hội quy định cụ thể thẩm quyền, thủ tục, tiêu chuẩn và hình thức khen thưởng.
Theo đó, những Hiệp hội Du lịch Việt Nam có thể khen thưởng hoặc đề nghị các cơ quan nhà nước khen thưởng hội viên, uỷ viên Ban Chấp hành Hiệp hội, Ban Kiểm tra, cán bộ, nhân viên của Hiệp hội có nhiều thành tích đóng góp vào sự phát triển của Hiệp hội và sự nghiệp phát triển ngành Du lịch.
Việc xử lý kỷ luật của Hiệp hội Du lịch Việt Nam được quy định thế nào?
Theo quy định tại Điều 28 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hiệp hội Du lịch Việt Nam phê duyệt kèm theo Quyết định 514/QĐ-BNV năm 2012 về kỷ luật như sau:
Kỷ luật
1. Hội viên, uỷ viên Ban Chấp hành Hiệp hội, Ban Kiểm tra, cán bộ, nhân viên của Hiệp hội hoạt động trái với Điều lệ, Nghị quyết của Hiệp hội, làm tổn hại đến uy tín, danh dự của Hiệp hội, bỏ sinh hoạt thường kỳ nhiều lần không có lý do chính đáng, không đóng hội phí một năm sẽ tuỳ mức độ mà phê bình, khiển trách, cảnh cáo, xoá tên trong danh sách hội viên hoặc đề nghị các cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật.
2. Ban Chấp hành Hiệp hội quy định cụ thể trình tự, thẩm quyền, thủ tục và hình thức kỷ luật theo Điều lệ và quy định của pháp luật.
Như vậy, những đối tượng sẽ bị xử lý kỷ luật của Hiệp hội Du lịch Việt Nam gồm:
+ Hội viên, uỷ viên Ban Chấp hành Hiệp hội, Ban Kiểm tra, cán bộ, nhân viên của Hiệp hội hoạt động trái với Điều lệ, Nghị quyết của Hiệp hội.
+ Hội viên, uỷ viên Ban Chấp hành Hiệp hội, Ban Kiểm tra, cán bộ, nhân viên của Hiệp hội làm tổn hại đến uy tín, danh dự của Hiệp hội.
+ Hội viên, uỷ viên Ban Chấp hành Hiệp hội, Ban Kiểm tra, cán bộ, nhân viên của Hiệp hội bỏ sinh hoạt thường kỳ nhiều lần không có lý do chính đáng, không đóng hội phí một năm.
Việc kỷ luật có thể được thực hiện dưới những hình thức như phê bình, khiển trách, cảnh cáo, xoá tên trong danh sách hội viên hoặc đề nghị các cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu văn bản đề nghị điều chỉnh và bồi hoàn hỗ trợ chi phí/chi phí đầu tư ban đầu theo Nghị định 182?
- Mục đích thành lập đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước là gì? Thành phần Đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước bao gồm những ai?
- Chế độ họp, giao ban của Đoàn thanh tra Kiểm toán nhà nước được quy định như thế nào theo Quyết định 1962?
- Mẫu giấy phép xây dựng đối với công trình không theo tuyến mới nhất theo Nghị định 175 là mẫu nào?
- Chế độ ăn ở, đi lại của Đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước được quy định như thế nào theo Quyết định 1962?