Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam là tổ chức gì? Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam chịu sự quản lý của cơ quan nào?
Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam là tổ chức gì?
Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam (Hình từ Internet)
Theo Điều 2 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam phê duyệt kèm theo Quyết định 07/QĐ-BNV năm 2013 quy định như sau:
Tôn chỉ, mục đích
Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam (dưới đây gọi tắt là Hiệp hội) là tổ chức xã hội - nghề nghiệp của các tổ chức, doanh nghiệp và các công dân Việt Nam trong hoạt động thương mại giao nhận kho vận, dịch vụ logistics theo Luật Thương mại, tự nguyện thành lập, không vụ lợi, nhằm mục đích hợp tác, liên kết, hỗ trợ và giúp đỡ lẫn nhau trong việc phát triển nghề nghiệp, nâng cao hiệu quả hoạt động và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của hội viên; trên cơ sở đó hội nhập với các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực này trong khu vực và trên thế giới theo quy định của pháp luật.
Căn cứ trên quy định Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam là tổ chức xã hội - nghề nghiệp của các tổ chức, doanh nghiệp và các công dân Việt Nam trong hoạt động thương mại giao nhận kho vận, dịch vụ logistics theo Luật Thương mại, tự nguyện thành lập, không vụ lợi, nhằm mục đích hợp tác, liên kết, hỗ trợ và giúp đỡ lẫn nhau trong việc phát triển nghề nghiệp, nâng cao hiệu quả hoạt động và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của hội viên; trên cơ sở đó hội nhập với các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực này trong khu vực và trên thế giới theo quy định của pháp luật.
Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam chịu sự quản lý của cơ quan nào?
Theo khoản 2 Điều 3 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam phê duyệt kèm theo Quyết định 07/QĐ-BNV năm 2013 quy định như sau:
Phạm vi hoạt động của Hiệp hội
1. Hiệp hội hoạt động trong phạm vi cả nước và liên kết với các cá nhân, tổ chức khác của Việt Nam trên phạm vi toàn quốc theo luật pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, theo Điều lệ này và tuân thủ theo luật pháp quốc tế mà Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tham gia là thành viên;
2. Hoạt động của Hiệp hội chịu sự quản lý nhà nước của Bộ Công Thương và các bộ, ngành khác có liên quan theo quy định của pháp luật trong phạm vi, lĩnh vực hoạt động của Hiệp hội.
3. Hiệp hội hoạt động trong lĩnh vực thương mại giao nhận kho vận, dịch vụ logistics theo Luật Thương mại.
Căn cứ quy định trên thì hoạt động của Hiệp hội chịu sự quản lý nhà nước của Bộ Công Thương và các bộ, ngành khác có liên quan theo quy định của pháp luật trong phạm vi, lĩnh vực hoạt động của Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam.
Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam có nhiệm vụ chính là gì?
Theo Điều 6 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam phê duyệt kèm theo Quyết định 07/QĐ-BNV năm 2013 quy định Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam có nhiệm vụ như sau:
- Tập hợp, đoàn kết các thành viên trong Hiệp hội để xây dựng, phát triển Hiệp hội vững mạnh, thực hiện đúng tôn chỉ, mục đích của Hiệp hội nhằm phát triển ngành, lĩnh vực liên quan đến hoạt động của Hiệp hội, góp phần xây dựng và phát triển đất nước.
- Đại diện, làm đầu mối liên hệ cho hội viên trong việc nghiên cứu, tổng hợp ý kiến của các hội viên để tham gia, kiến nghị với các cơ quan nhà nước về các chủ trương, chính sách liên quan đến lĩnh vực hoạt động của Hiệp hội theo quy định của pháp luật.
- Tham gia các hoạt động của Liên đoàn Các hiệp hội giao nhận kho vận quốc tế và Liên đoàn Các hiệp hội Giao nhận kho vận ASEAN cũng như các tổ chức quốc tế khác có liên quan theo quy định của pháp luật.
- Bảo vệ quyền lợi hợp pháp và tạo điều kiện để các đơn vị, tổ chức là hội viên tiếp cận với các tổ chức quốc tế theo quy định của pháp luật.
- Động viên sự giúp đỡ, tương trợ lẫn nhau giữa các hội viên.
- Tư vấn pháp luật, hướng dẫn, đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn, các kỹ năng nghề nghiệp cho hội viên theo quy định của pháp luật.
- Cập nhật và cung cấp cho các hội viên về chính sách, pháp luật của Nhà nước liên quan đến lĩnh vực hoạt dộng của Hiệp hội giúp các hội viên phòng tránh được các rủi ro trong hoạt động nghiên cứu, khoa học - kỹ thuật, tư vấn, đầu tư nghiên cứu, chuyển giao khoa học công nghệ trong dịch vụ thương mại theo quy định của pháp luật.
- Hướng dẫn, giám sát các hội viên tuân thủ pháp luật, chế độ, chính sách của Nhà nước và Điều lệ, quy chế, quy định của Hiệp hội.
- Giới thiệu thành tựu và năng lực của các hội viên.
- Tổ chức các hoạt động dịch vụ liên quan đến lĩnh vực, phạm vi, chức năng, nhiệm vụ của Hiệp hội theo quy định của pháp luật và Điều lệ Hiệp hội để tạo nguồn thu cho Hiệp hội.
- Mở rộng quan hệ hợp tác với các tổ chức trong nước và các tổ chức quốc tế theo quy định của pháp luật nhằm tranh thủ các điều kiện để phát triển lĩnh vực liên quan đến hoạt động của Hiệp hội.
- Quản lý và sử dụng các nguồn kinh phí của Hiệp hội theo đúng quy định của pháp luật.
- Xuất bản các ấn phẩm (nếu có) của Hiệp hội theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện các công việc khác khi được cơ quan nhà nước Việt Nam yêu cầu.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ, thủ tục xét công nhận đảng viên dự bị thành đảng viên chính thức? Đảng viên dự bị có được biểu quyết không?
- Giá hợp đồng trọn gói là gì? Giá hợp đồng trọn gói được áp dụng cho các gói thầu xây dựng nào?
- Mẫu sổ tiếp nhận lưu trú mới nhất là mẫu nào? Sổ tiếp nhận lưu trú được sử dụng trong trường hợp nào?
- Tạm ngừng xuất khẩu là biện pháp áp dụng đối với hàng hóa từ đâu đến đâu theo quy định pháp luật?
- Người dân có được soát người, khám xét người khác khi nghi bị lấy cắp đồ không? Có bị truy cứu TNHS?