Hiệp hội Chủ hàng Việt Nam có tư cách pháp nhân không? Hiệp hội có nhiệm vụ hiệp thương hội viên giải quyết các vấn đề phát sinh trong hoạt động kinh doanh không?
Hiệp hội Chủ hàng Việt Nam được hiểu như thế nào?
Căn cứ Điều 2 Điều lệ của Hiệp hội Chủ hàng Việt Nam phê duyệt kèm theo Quyết định 390/QĐ-BNV năm 2010 quy định như sau:
Tôn chỉ, mục đích
Hiệp hội Chủ hàng Việt Nam (sau đây gọi tắt là Hiệp hội) là tổ chức xã hội nghề nghiệp của các doanh nghiệp, tổ chức Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hoá hoặc các lĩnh vực khác có liên quan trực tiếp đến hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá, được thành lập trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng nhằm mục đích giải quyết các vấn đề liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu, duy trì, tăng cường và phát triển mối quan hệ hợp tác, hỗ trợ giữa các hội viên, liên kết bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của hội viên cũng như của Hiệp hội trong các vấn đề liên quan tới hàng hoá.
Đối chiếu quy định trên, như vậy, Hiệp hội Chủ hàng Việt Nam (sau đây gọi tắt là Hiệp hội) là tổ chức xã hội nghề nghiệp của các doanh nghiệp, tổ chức Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hoá.
Hoặc các lĩnh vực khác có liên quan trực tiếp đến hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá, được thành lập trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng nhằm mục đích giải quyết các vấn đề liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu, duy trì, tăng cường và phát triển mối quan hệ hợp tác, hỗ trợ giữa các hội viên, liên kết bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của hội viên cũng như của Hiệp hội trong các vấn đề liên quan tới hàng hoá.
Hiệp hội Chủ hàng Việt Nam có tư cách pháp nhân không? (Hình từ Internet)
Hiệp hội Chủ hàng Việt Nam có tư cách pháp nhân không?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Điều lệ của Hiệp hội Chủ hàng Việt Nam phê duyệt kèm theo Quyết định 390/QĐ-BNV năm 2010 quy định như sau:
Phạm vi hoạt động, địa vị pháp lý và trụ sở của Hiệp hội
1. Hiệp hội hoạt động trên phạm vi toàn quốc.
2. Hiệp hội có tư cách pháp nhân, tài khoản tại ngân hàng, tài sản, con dấu và biểu tượng riêng.
3. Hiệp hội tự chịu trách nhiệm về những nghĩa vụ, trách nhiệm pháp lý phát sinh từ quá trình hoạt động của mình trong phạm vi tài sản riêng của Hiệp hội theo qui định của pháp luật.
4. Hiệp hội có trụ sở chính đặt tại thành phố Hà Nội và văn phòng đại diện, chi nhánh tại một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo quy định của pháp luật.
Theo đó, Hiệp hội Chủ hàng Việt Nam có tư cách pháp nhân, tài khoản tại ngân hàng, tài sản, con dấu và biểu tượng riêng.
Hiệp hội Chủ hàng Việt Nam có nhiệm vụ hiệp thương hội viên giải quyết các vấn đề phát sinh trong hoạt động kinh doanh không?
Căn cứ Điều 6 Điều lệ của Hiệp hội Chủ hàng Việt Nam phê duyệt kèm theo Quyết định 390/QĐ-BNV năm 2010 quy định như sau:
Nhiệm vụ
1. Hoạt động của Hiệp hội phải theo đúng Điều lệ đã được phê duyệt.
2. Đại diện cho chủ hàng là hội viên của Hiệp hội trong các cuộc hội đàm, thương lượng, thực hiện thoả thuận với các hãng vận tải (chủ tàu, người khai thác tàu) đường biển, đường không, đường sắt, đường bộ trong những vấn đề có liên quan đến cước hàng, phụ phí, chi phí, các điều kiện và điều khoản trong vận tải.
3. Bảo vệ lợi ích chung của các hội viên, các bên thương mại sử dụng vận tải hàng hoá và của các chủ hàng, bảo đảm các chủ hàng không bị thiệt do các hãng vận tải thông đồng cùng nhau trong các hiệp hội vận chuyển hay trong các thoả thuận giá để đơn phương tăng cước hàng và áp đặt các phụ phí.
4. Kiến nghị các cơ quan quản lý nhà nước và cấp có thẩm quyền giải quyết các vấn đề có thể ảnh hưởng đến tính cạnh tranh của các mặt hàng xuất khẩu, nhập khẩu, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến lưu thông hàng hóa.
5. Tập hợp ý kiến của hội viên để kiến nghị với Nhà nước về chế độ, chính sách và biện pháp hỗ trợ để nâng cao hiệu quả kinh doanh cho các hội viên, tạo thuận lợi cho việc xuất nhập khẩu hàng hóa và các dịch vụ khác có liên quan trực tiếp đến hoạt động xuất nhập khẩu; thực hiện các biện pháp nhằm ổn định, bảo vệ thị trường và tham gia đào tạo nguồn nhân lực cho ngành.
6. Đề xuất hoặc tham gia xây dựng qui trình, qui phạm, tiêu chuẩn kỹ thuật, tư vấn, phản biện và giám định xã hội liên quan tới lĩnh vực xuất, nhập khẩu và các dịch vụ khác có liên quan trực tiếp đến hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá khi được yêu cầu. Kiến nghị với chính phủ để sửa đổi, thay thế hoặc bãi bỏ các văn bản, chính sách, quy định không còn phù hợp để tạo điều kiện cho sự phát triển giao dịch thương mại của Việt Nam theo quy định của pháp luật.
7. Hiệp thương và giúp đỡ hội viên giải quyết các vấn đề phát sinh trong hoạt động kinh doanh, khai thác xuất nhập khẩu hàng hoá, những lĩnh vực có liên quan đến giao nhận hàng hoá giữa các hội viên hoặc giữa hội viên với khách hàng. Hướng dẫn các chủ hàng là hội viên của Hiệp hội thực hiện đúng các cam kết và quy định trong việc đóng hàng, đóng kiện các hàng hoá xuất khẩu, kê khai hàng nhập khẩu tại các nước hàng được vận chuyển đến.
...
Như vậy, Hiệp hội Chủ hàng Việt Nam có nhiệm vụ hiệp thương và giúp đỡ hội viên giải quyết các vấn đề phát sinh trong hoạt động kinh doanh, khai thác xuất nhập khẩu hàng hoá, những lĩnh vực có liên quan đến giao nhận hàng hoá giữa các hội viên hoặc giữa hội viên với khách hàng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nguyên tắc đặt tên giao dịch quốc tế của trường cao đẳng sư phạm? Trường CĐSP phải công khai giải trình thể hiện ở những hoạt động nào?
- 23 nguyên tắc cơ bản trong tố tụng dân sự? Tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án có bao gồm tranh chấp đất đai?
- Người tham gia đấu giá tài sản có quyền khiếu nại đối với quyết định của Hội đồng đấu giá tài sản khi nào?
- Khi đấu giá theo phương thức đặt giá xuống mà chỉ có một người đăng ký tham gia đấu giá thì cuộc đấu giá thực hiện như nào?
- Chế độ cử tuyển là gì? Người học theo chế độ cử tuyển có trách nhiệm như thế nào khi tốt nghiệp?