Hiện hưởng chế độ bệnh binh, giấy tờ có ghi tỷ lệ mất sức lao động 63%, tỷ lệ thương binh 31% thì có được hưởng thêm chế độ thương binh không?
- Hiện hưởng chế độ bệnh binh, giấy tờ có ghi tỷ lệ mất sức lao động 63%, tỷ lệ thương binh 31% thì có được hưởng thêm chế độ thương binh không?
- Hiện hưởng chế độ bệnh binh, giấy tờ có ghi tỷ lệ mất sức lao động 63%, tỷ lệ thương binh 31% muốn hưởng thêm chế độ thương binh thì hồ sơ gồm những gì?
- Thân nhân của người đang hưởng chế độ bệnh binh có được hưởng chế độ ưu đãi gì không?
Hiện hưởng chế độ bệnh binh, giấy tờ có ghi tỷ lệ mất sức lao động 63%, tỷ lệ thương binh 31% thì có được hưởng thêm chế độ thương binh không?
Hiện hưởng chế độ bệnh binh, giấy tờ có ghi tỷ lệ mất sức lao động 63%, tỷ lệ thương binh 31% thì có được hưởng thêm chế độ thương binh không, thì căn cứ Điều 23 Pháp lệnh Ưu đãi người có công với Cách mạng 2020 quy định:
Điều kiện, tiêu chuẩn thương binh, người hưởng chính sách như thương binh
1. Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ trong Quân đội nhân dân và sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ trong Công an nhân dân bị thương có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 21% trở lên thì được cơ quan, đơn vị có thẩm quyền xem xét công nhận là thương binh, cấp “Giấy chứng nhận thương binh” và “Huy hiệu thương binh” khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Chiến đấu hoặc trực tiếp phục vụ chiến đấu để bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, an ninh quốc gia;
...
Theo thông tin anh cung cấp thì tỷ lệ tổn thương cơ thể của ba anh do tham gia kháng chiến thỏa điều kiện để được hưởng chế độ thương binh.
Chế độ bệnh binh và chế độ thương binh (Hình từ Internet)
Hiện hưởng chế độ bệnh binh, giấy tờ có ghi tỷ lệ mất sức lao động 63%, tỷ lệ thương binh 31% muốn hưởng thêm chế độ thương binh thì hồ sơ gồm những gì?
Theo đó, ba anh nên nộp hồ sơ theo hướng dẫn tại Điều 43 Nghị định 131/2021/NĐ-CP để hưởng thêm chế độ thương binh ạ.
Hồ sơ, thủ tục giải quyết hưởng thêm một chế độ trợ cấp đối với thương binh đồng thời là bệnh binh
1. Cá nhân làm đơn đề nghị theo Mẫu số 19 Phụ lục I Nghị định này gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi đang thường trú.
2. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trong thời gian 12 ngày kể từ ngày nhận được đơn, có trách nhiệm đối chiếu hồ sơ đang quản lý để ban hành quyết định hưởng thêm chế độ trợ cấp ưu đãi theo Mẫu số 62 Phụ lục I Nghị định này. Trợ cấp, phụ cấp đối với thương binh được xác định theo biên bản giám định thương tật cuối cùng.
Trường hợp hồ sơ thương binh được công nhận từ ngày 31 tháng 12 năm 1994 trở về trước không còn giấy tờ thể hiện tỷ lệ tổn thương cơ thể do thương tật hoặc thất lạc thì trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn, có văn bản đề nghị Cục Chính sách, Tổng cục Chính trị quân đội nhân dân Việt Nam (đối với sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ, công chức quốc phòng, công nhân và viên chức quốc phòng trong quân đội) hoặc thủ trưởng Cục Tổ chức cán bộ, Bộ Công an (đối với sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ trong công an) cấp bản trích lục hồ sơ thương binh làm căn cứ để giải quyết chế độ.
Thân nhân của người đang hưởng chế độ bệnh binh có được hưởng chế độ ưu đãi gì không?
Theo Điều 28 Pháp lệnh Ưu đãi người có công với Cách mạng 2020 thì thân nhân của người đang hưởng chế độ bệnh binh có được hưởng chế độ ưu đãi sau:
(1) Bảo hiểm y tế đối với những người sau đây:
- Cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con từ đủ 06 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi hoặc từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học hoặc bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng của bệnh binh có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trở lên;
- Người phục vụ bệnh binh có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 81% trở lên sống ở gia đình.
(2) Bệnh binh có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trở lên chết thì thân nhân được hưởng trợ cấp tuất như sau:
- Cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng đủ tuổi theo quy định tại khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động, con chưa đủ 18 tuổi hoặc từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học hoặc bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng;
- Cha đẻ, mẹ đẻ sống cô đơn, vợ hoặc chồng đủ tuổi theo quy định tại khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động sống cô đơn, con mồ côi cả cha mẹ chưa đủ 18 tuổi hoặc từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học hoặc bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng và trợ cấp tuất nuôi dưỡng hằng tháng.
(3) Chế độ ưu đãi quy định tại điểm d và điểm đ khoản 2 Điều 5 của Pháp lệnh này đối với con của bệnh binh.
(4) Trợ cấp một lần đối với thân nhân với mức bằng 03 tháng trợ cấp hằng tháng, phụ cấp hằng tháng hiện hưởng khi bệnh binh đang hưởng trợ cấp hằng tháng chết.
(5) Trợ cấp mai táng đối với người hoặc tổ chức thực hiện mai táng khi bệnh binh đang hưởng trợ cấp hằng tháng chết.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm tổ chức thực hiện công tác quan trắc trong quá trình xây dựng không?
- Nhà nước quản lý ngoại thương thế nào? Bộ Công Thương có trách nhiệm gì trong quản lý nhà nước về ngoại thương?
- Ai quyết định biện pháp cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu theo quy định của pháp luật về ngoại thương?
- Mẫu phiếu xin ý kiến chi ủy nơi cư trú dành cho đảng viên? Nhiệm vụ của đảng viên đang công tác ở nơi cư trú?
- Ngày 27 tháng 11 là ngày gì? Ngày 27 tháng 11 dương là ngày bao nhiêu âm 2024? Ngày 27 tháng 11 có sự kiện gì ở Việt Nam?