Hệ thống viễn thông là gì? Giải quyết tranh chấp về kết nối viễn thông thực hiện theo trình tự thế nào?
Hệ thống viễn thông là gì?
Viễn thông theo khoản 1 Điều 3 Luật Viễn thông 2009 giải thích là việc gửi, truyền, nhận và xử lý ký hiệu, tín hiệu, số liệu, chữ viết, hình ảnh, âm thanh hoặc dạng thông tin khác bằng đường cáp, sóng vô tuyến điện, phương tiện quang học và phương tiện điện từ khác.
Luật Viễn thông 2009 và các văn bản hướng dẫn liên quan không có quy định giải thích cụ thể "Hệ thống viễn thông là gì", tuy nhiên, có thể hiểu Hệ thống viễn thông là hệ thống mạng máy tính hoặc mạng liên kết các thiết bị và truyền tải thông tin qua các phương tiện truyền tải, chẳng hạn như cáp quang, sóng vô tuyến hay phương tiện điện từ khác. Nó cho phép tất cả người dùng kết nối với nhau và truyền tải thông tin dễ dàng, nhanh chóng và hiệu quả.
Một hệ thống viễn thông bao gồm rất nhiều thiết bị và hệ thống khác nhau, nhưng chúng có thể được phân loại thành các loại cơ bản sau: Thiết bị mạng, máy trạm, hệ thống lưu trữ, hệ thống quản trị và hạ tầng mạng.
Hệ thống viễn thông là gì? (Hình từ Internet)
Doanh nghiệp viễn thông có được kết nối mạng viễn thông của mình với mạng viễn thông của doanh nghiệp viễn thông khác không?
Nguyên tắc kết nối viễn thông được quy định tại Điều 42 Luật Viễn thông 2009 như sau:
Nguyên tắc kết nối viễn thông
1. Doanh nghiệp viễn thông có quyền kết nối mạng viễn thông của mình với mạng hoặc dịch vụ viễn thông của doanh nghiệp viễn thông khác, có nghĩa vụ cho doanh nghiệp viễn thông khác kết nối với mạng hoặc dịch vụ viễn thông của mình.
2. Việc kết nối mạng, dịch vụ viễn thông được thực hiện theo các nguyên tắc sau đây:
a) Thông qua thương lượng trên cơ sở bảo đảm công bằng, hợp lý, phù hợp với quyền, lợi ích của các bên tham gia;
b) Sử dụng hiệu quả tài nguyên viễn thông và cơ sở hạ tầng viễn thông;
c) Bảo đảm yêu cầu kỹ thuật về kết nối viễn thông và an toàn, thống nhất của các mạng viễn thông;
d) Bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người sử dụng dịch vụ viễn thông và tổ chức, cá nhân có liên quan.
Theo nguyên tắc kết nối viễn thông nêu trên, doanh nghiệp viễn thông có quyền kết nối mạng viễn thông của mình với mạng hoặc dịch vụ viễn thông của doanh nghiệp viễn thông khác, có nghĩa vụ cho doanh nghiệp viễn thông khác kết nối với mạng hoặc dịch vụ viễn thông của mình.
Như vậy, doanh nghiệp viễn thông được kết nối mạng viễn thông của mình với mạng viễn thông của doanh nghiệp viễn thông khác.
Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp về kết nối viễn thông thực hiện thế nào?
Giải quyết tranh chấp trong kinh doanh dịch vụ viễn thông được quy định tại Điều 7 Nghị định 25/2011/NĐ-CP dưới đây:
Giải quyết tranh chấp trong kinh doanh dịch vụ viễn thông
1. Tranh chấp trong kinh doanh dịch vụ viễn thông là tranh chấp giữa các doanh nghiệp viễn thông phát sinh trực tiếp trong quá trình thiết lập mạng viễn thông, cung cấp dịch vụ viễn thông, bao gồm:
a) Tranh chấp về kết nối viễn thông;
b) Tranh chấp về chia sẻ cơ sở hạ tầng viễn thông;
c) Tranh chấp về thanh toán giá cước giữa các doanh nghiệp viễn thông;
d) Các tranh chấp khác theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông.
2. Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp được thực hiện như sau:
a) Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị giải quyết tranh chấp, cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông có trách nhiệm tổ chức hiệp thương giữa các bên. Các bên tranh chấp có nghĩa vụ cung cấp đầy đủ thông tin, chứng cứ có liên quan và có nghĩa vụ tham gia hiệp thương. Kết quả hiệp thương phải được lập thành văn bản;
b) Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc hiệp thương, cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông ra quyết định giải quyết tranh chấp. Các bên tranh chấp có nghĩa vụ thi hành ngay quyết định giải quyết tranh chấp, kể cả trường hợp không đồng ý với quyết định giải quyết tranh chấp của cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông và có quyền khiếu nại, khởi kiện theo quy định của pháp luật.
Tranh chấp về kết nối viễn thông là một loại tranh chấp trong kinh doanh dịch vụ viễn thông.
Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp về kết nối viễn thông được thực hiện như sau:
- Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị giải quyết tranh chấp, cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông có trách nhiệm tổ chức hiệp thương giữa các bên.
Các bên tranh chấp có nghĩa vụ cung cấp đầy đủ thông tin, chứng cứ có liên quan và có nghĩa vụ tham gia hiệp thương. Kết quả hiệp thương phải được lập thành văn bản;
- Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc hiệp thương, cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông ra quyết định giải quyết tranh chấp.
Các bên tranh chấp có nghĩa vụ thi hành ngay quyết định giải quyết tranh chấp, kể cả trường hợp không đồng ý với quyết định giải quyết tranh chấp của cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông và có quyền khiếu nại, khởi kiện theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lỗi không cài quai mũ bảo hiểm phạt bao nhiêu đối với người điều khiển xe máy? Bị trừ mấy điểm giấy phép lái xe?
- Mẫu Phiếu khám thai là mẫu nào? Nguyên tắc trong khám chữa bệnh được quy định như thế nào? 21 hành vi bị nghiêm cấm trong khám chữa bệnh?
- Điều kiện kinh nghiệm nghề nghiệp để được cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng hạng I, II, III là gì?
- Toàn văn Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2024? Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2024 áp dụng từ khi nào?
- Cách xử lý hóa đơn sai tên công ty theo Thông tư 78? Ký hiệu hóa đơn điện tử được quy định như thế nào?