Hệ thống truyền dẫn của cơ sở hạ tầng không gian mạng quốc gia gồm hệ thống nào theo quy định pháp luật?
Hệ thống truyền dẫn của cơ sở hạ tầng không gian mạng quốc gia gồm hệ thống nào?
Hệ thống truyền dẫn của cơ sở hạ tầng không gian mạng quốc gia được quy định tại Điều 2 Luật An ninh mạng 2018 như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
5. Cơ sở hạ tầng không gian mạng quốc gia là hệ thống cơ sở vật chất, kỹ thuật để tạo lập, truyền đưa, thu thập, xử lý, lưu trữ và trao đổi thông tin trên không gian mạng quốc gia, bao gồm:
a) Hệ thống truyền dẫn bao gồm hệ thống truyền dẫn quốc gia, hệ thống truyền dẫn kết nối quốc tế, hệ thống vệ tinh, hệ thống truyền dẫn của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trên mạng viễn thông, mạng Internet, các dịch vụ gia tăng trên không gian mạng;
b) Hệ thống các dịch vụ lõi bao gồm hệ thống phân luồng và điều hướng thông tin quốc gia, hệ thống phân giải tên miền quốc gia (DNS), hệ thống chứng thực quốc gia (PKI/CA) và hệ thống cung cấp dịch vụ kết nối, truy cập Internet của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trên mạng viễn thông, mạng Internet, các dịch vụ gia tăng trên không gian mạng;
c) Dịch vụ, ứng dụng công nghệ thông tin bao gồm dịch vụ trực tuyến; ứng dụng công nghệ thông tin có kết nối mạng phục vụ quản lý, điều hành của cơ quan, tổ chức, tập đoàn kinh tế, tài chính quan trọng; cơ sở dữ liệu quốc gia.
Dịch vụ trực tuyến bao gồm chính phủ điện tử, thương mại điện tử, trang thông tin điện tử, diễn đàn trực tuyến, mạng xã hội, blog;
d) Cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin của đô thị thông minh, Internet vạn vật, hệ thống phức hợp thực - ảo, điện toán đám mây, hệ thống dữ liệu lớn, hệ thống dữ liệu nhanh và hệ thống trí tuệ nhân tạo.
...
Theo đó, hệ thống truyền dẫn của cơ sở hạ tầng không gian mạng quốc gia gồm các hệ thống sau:
- Hệ thống truyền dẫn quốc gia;
- Hệ thống truyền dẫn kết nối quốc tế;
- Hệ thống vệ tinh;
- Hệ thống truyền dẫn của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trên mạng viễn thông, mạng Internet, các dịch vụ gia tăng trên không gian mạng.
Hệ thống truyền dẫn của cơ sở hạ tầng không gian mạng quốc gia gồm hệ thống nào theo quy định pháp luật? (Hình từ Internet)
Bảo vệ an ninh mạng đối với cơ sở hạ tầng không gian mạng quốc gia phải bảo đảm điều gì?
Căn cứ quy định tại Điều 25 Luật An ninh mạng 2018 như sau:
Bảo vệ an ninh mạng đối với cơ sở hạ tầng không gian mạng quốc gia, cổng kết nối mạng quốc tế
1. Bảo vệ an ninh mạng đối với cơ sở hạ tầng không gian mạng quốc gia, cổng kết nối mạng quốc tế phải bảo đảm kết hợp chặt chẽ giữa yêu cầu bảo vệ an ninh mạng với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội; khuyến khích cổng kết nối quốc tế đặt trên lãnh thổ Việt Nam; khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng không gian mạng quốc gia.
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân quản lý, khai thác cơ sở hạ tầng không gian mạng quốc gia, cổng kết nối mạng quốc tế có trách nhiệm sau đây:
a) Bảo vệ an ninh mạng thuộc quyền quản lý; chịu sự quản lý, thanh tra, kiểm tra và thực hiện các yêu cầu về bảo vệ an ninh mạng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
b) Tạo điều kiện, thực hiện các biện pháp kỹ thuật, nghiệp vụ cần thiết để cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh mạng khi có đề nghị.
Đối chiếu theo quy định trên, bảo vệ an ninh mạng đối với cơ sở hạ tầng không gian mạng quốc gia phải bảo đảm kết hợp chặt chẽ giữa yêu cầu bảo vệ an ninh mạng với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội; khuyến khích cổng kết nối quốc tế đặt trên lãnh thổ Việt Nam; khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng không gian mạng quốc gia.
Nguyên tắc bảo vệ an ninh mạng được quy định ra sao?
Nguyên tắc bảo vệ an ninh mạng được quy định tại Điều 4 Luật An ninh mạng 2018, cụ thể như sau:
(1) Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật; bảo đảm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
(2) Đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự quản lý thống nhất của Nhà nước; huy động sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị và toàn dân tộc; phát huy vai trò nòng cốt của lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng.
(3) Kết hợp chặt chẽ giữa nhiệm vụ bảo vệ an ninh mạng, bảo vệ hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quyền con người, quyền công dân, tạo điều kiện cho cơ quan, tổ chức, cá nhân hoạt động trên không gian mạng.
(4) Chủ động phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh, làm thất bại mọi hoạt động sử dụng không gian mạng xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân; sẵn sàng ngăn chặn các nguy cơ đe dọa an ninh mạng.
(5) Triển khai hoạt động bảo vệ an ninh mạng đối với cơ sở hạ tầng không gian mạng quốc gia; áp dụng các biện pháp bảo vệ hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia.
(6) Hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia được thẩm định, chứng nhận đủ điều kiện về an ninh mạng trước khi đưa vào vận hành, sử dụng; thường xuyên kiểm tra, giám sát về an ninh mạng trong quá trình sử dụng và kịp thời ứng phó, khắc phục sự cố an ninh mạng.
(7) Mọi hành vi vi phạm pháp luật về an ninh mạng phải được xử lý kịp thời, nghiêm minh.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Số câu hỏi, nội dung và tiêu chuẩn đạt sát hạch chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng của cá nhân là bao nhiêu câu?
- Có được hoãn thi hành án tử hình khi người bị kết án tử hình khai báo những tình tiết mới về tội phạm không?
- Mẫu Kế hoạch giải quyết tố cáo đảng viên của chi bộ? Chi bộ có nhiệm vụ giải quyết tố cáo đối với đảng viên nào?
- Công ty tư vấn lập hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công, dự toán của công trình có được tham gia đấu thầu gói thầu tư vấn giám sát của công trình đó không?
- Chứng minh nhân dân là gì? Thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư có bao gồm số chứng minh nhân dân không?