Hệ thống thư điện tử của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam được sử dụng nhằm mục đích gì? Thông tin nào được trao đổi qua Hệ thống thư điện tử?
- Hệ thống thư điện tử của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam được sử dụng nhằm mục đích gì?
- Thông tin nào được trao đổi qua Hệ thống thư điện tử của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam?
- Cán bộ sử dụng hộp thư điện tử trong Hệ thống thư điện tử của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phải bảo đảm an toàn như thế nào?
- Cán bộ sử dụng Hệ thống thư điện tử của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có trách nhiệm như thế nào?
Hệ thống thư điện tử của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam được sử dụng nhằm mục đích gì?
Căn cứ tại Điều 1 Quy chế sử dụng Hệ thống thư điện tử của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 1119/QĐ-NHNN năm 2010, có quy định về vai trò, mục đích như sau:
Vai trò, mục đích
Hệ thống thư điện tử của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi tắt là Hệ thống thư điện tử) được xây dựng và vận hành trên cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) nhằm cung cấp phương tiện trao đổi thông tin dưới dạng thư điện tử qua mạng máy tính nội bộ của NHNN hoặc mạng Internet.
Như vậy, theo quy định trên thì hệ thống thư điện tử của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam được sử dụng nhằm mục đích cung cấp phương tiện trao đổi thông tin dưới dạng thư điện tử qua mạng máy tính nội bộ của NHNN hoặc mạng Internet.
Hệ thống thư điện tử (Hình từ Internet)
Thông tin nào được trao đổi qua Hệ thống thư điện tử của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam?
Căn cứ tại Điều 7 Quy chế sử dụng Hệ thống thư điện tử của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 1119/QĐ-NHNN năm 2010, có quy định về các loại thông tin trao đổi, gửi nhận qua Hệ thống thư điện tử như sau:
Các loại thông tin trao đổi, gửi nhận qua Hệ thống thư điện tử
1. Lịch công tác của cơ quan, các tài liệu trao đổi phục vụ công việc; tài liệu phục vụ các cuộc họp.
2. Thư mời, công văn, báo cáo, thông tin chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo và các văn bản khác.
3. Các loại văn bản, tài liệu trao đổi của tổ chức khi cung cấp các dịch vụ công.
4. Các thông tin khác không trái quy định của pháp luật.
5. Các văn bản có cấp độ “MẬT” trở lên thực hiện theo hướng dẫn riêng.
Theo quy định trên thì thông tin được trao đổi qua Hệ thống thư điện tử của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là:
- Lịch công tác của cơ quan, các tài liệu trao đổi phục vụ công việc; tài liệu phục vụ các cuộc họp.
- Thư mời, công văn, báo cáo, thông tin chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo và các văn bản khác.
- Các loại văn bản, tài liệu trao đổi của tổ chức khi cung cấp các dịch vụ công.
- Các thông tin khác không trái quy định của pháp luật.
- Các văn bản có cấp độ “MẬT” trở lên thực hiện theo hướng dẫn riêng.
Cán bộ sử dụng hộp thư điện tử trong Hệ thống thư điện tử của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phải bảo đảm an toàn như thế nào?
Căn cứ tại Điều 10 Quy chế sử dụng Hệ thống thư điện tử của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 1119/QĐ-NHNN năm 2010, có quy định về an toàn sử dụng hộp thư điện tử như sau:
An toàn sử dụng hộp thư điện tử
1. Độ dài mật khẩu truy nhập hộp thư điện tử quy định tối thiểu là 6 ký tự gồm cả chữ và số; Thay đổi mật khẩu truy nhập hộp thư theo định kỳ ít nhất 3 tháng một lần.
2. Thay đổi mật khẩu hộp thư điện tử mặc định ngay sau khi nhận được thông báo cấp hộp thư điện tử.
3. Không lưu mật khẩu truy nhập hộp thư điện tử trên máy tính.
4. Nếu bị lộ, hoặc nghi bị lộ mật khẩu hộp thư điện tử, người sử dụng phải đổi ngay mật khẩu mới.
5. Thoát khỏi hộp thư và đóng trình duyệt web ngay sau khi hoàn thành công việc trên Hệ thống thư điện tử.
6. Không mở những thư điện tử lạ đề phòng tấn công của virus.
7. Cài đặt chương trình chống virus trên máy tính (SPAM các địa chỉ Email rác).
8. Định kỳ cập nhật (Update) các bản vá (Patch) thông qua Windows update.
Như vậy, cán bộ sử dụng hộp thư điện tử trong Hệ thống thư điện tử của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phải bảo đảm an toàn như sau:
- Độ dài mật khẩu truy nhập hộp thư điện tử quy định tối thiểu là 6 ký tự gồm cả chữ và số; Thay đổi mật khẩu truy nhập hộp thư theo định kỳ ít nhất 3 tháng một lần.
- Thay đổi mật khẩu hộp thư điện tử mặc định ngay sau khi nhận được thông báo cấp hộp thư điện tử.
- Không lưu mật khẩu truy nhập hộp thư điện tử trên máy tính.
- Nếu bị lộ, hoặc nghi bị lộ mật khẩu hộp thư điện tử, người sử dụng phải đổi ngay mật khẩu mới.
- Thoát khỏi hộp thư và đóng trình duyệt web ngay sau khi hoàn thành công việc trên Hệ thống thư điện tử.
- Không mở những thư điện tử lạ đề phòng tấn công của virus.
- Cài đặt chương trình chống virus trên máy tính (SPAM các địa chỉ Email rác).
- Định kỳ cập nhật (Update) các bản vá (Patch) thông qua Windows update.
Cán bộ sử dụng Hệ thống thư điện tử của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có trách nhiệm như thế nào?
Căn cứ tại Điều 13 Quy chế sử dụng Hệ thống thư điện tử của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 1119/QĐ-NHNN năm 2010, có quy định về trách nhiệm của người sử dụng như sau:
Trách nhiệm của người sử dụng
1. Sử dụng hộp thư điện tử đã được cấp để trao đổi trong công việc.
2. Chịu trách nhiệm về nội dung thư điện tử gửi qua Hệ thống thư điện tử.
3. Trường hợp quên mật khẩu hộp thư điện tử, phải thông báo cho Cục Công nghệ tin học biết để xử lý.
4. Tạo những thư mục riêng trên máy tính (theo loại văn bản, tháng, năm,..) để lưu tất cả các văn bản đã gửi, nhận cần thiết phục vụ công việc chuyên môn của mình.
5. Quản lý và lưu trữ nội dung thư điện tử bảo đảm an toàn, bảo mật.
6. Không trao đổi thông tin trái quy định qua hộp thư điện tử đã được cấp.
7. Thông báo bằng văn bản cho Cục Công nghệ tin học nếu thay đổi vị trí công tác hoặc không còn nhu cầu sử dụng hộp thư điện tử (Mẫu TĐT 02).
Như vậy, cán bộ sử dụng Hệ thống thư điện tử của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có trách nhiệm như sau:
- Sử dụng hộp thư điện tử đã được cấp để trao đổi trong công việc.
- Chịu trách nhiệm về nội dung thư điện tử gửi qua Hệ thống thư điện tử.
- Trường hợp quên mật khẩu hộp thư điện tử, phải thông báo cho Cục Công nghệ tin học biết để xử lý.
- Tạo những thư mục riêng trên máy tính (theo loại văn bản, tháng, năm,..) để lưu tất cả các văn bản đã gửi, nhận cần thiết phục vụ công việc chuyên môn của mình.
- Quản lý và lưu trữ nội dung thư điện tử bảo đảm an toàn, bảo mật.
- Không trao đổi thông tin trái quy định qua hộp thư điện tử đã được cấp.
- Thông báo bằng văn bản cho Cục Công nghệ tin học nếu thay đổi vị trí công tác hoặc không còn nhu cầu sử dụng hộp thư điện tử
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chế độ cử tuyển là gì? Người học theo chế độ cử tuyển có trách nhiệm như thế nào khi tốt nghiệp?
- Rối loạn lưỡng cực là gì? Nguyên nhân gây rối loạn lượng cực? Rối loạn lượng cực có tái phát không?
- Trường cao đẳng sư phạm trung ương trực thuộc cơ quan nào? Nội dung quy chế tổ chức của trường cao đẳng sư phạm trung ương?
- Tranh chấp hợp đồng dân sự là gì? Những tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án bao gồm tranh chấp hợp đồng dân sự?
- Quy chế tổ chức và hoạt động của trường cao đẳng sư phạm phải được lấy ý kiến rộng rãi từ những ai?