Hệ thống thanh toán quan trọng là gì? Việc giám sát các hệ thống thanh toán quan trọng nhằm đảm bảo các mục tiêu gì?
Hệ thống thanh toán quan trọng là gì?
Căn cư theo khoản 2 Điều 3 Thông tư 20/2018/TT-NHNN quy định như sau:
Hệ thống thanh toán quan trọng là hệ thống thanh toán có vai trò chủ đạo trong việc phục vụ nhu cầu thanh toán của các chủ thể trong nền kinh tế, có khả năng phát sinh rủi ro hệ thống, đáp ứng ít nhất một trong các tiêu chí sau:
a) Là hệ thống thanh toán duy nhất hoặc chiếm tỷ trọng lớn trên tổng giá trị thanh toán so với các hệ thống thanh toán cùng loại; hoặc
b) Là hệ thống xử lý các giao dịch thanh toán giá trị cao; hoặc
c) Là hệ thống được sử dụng để quyết toán cho các hệ thống thanh toán khác hoặc cho các giao dịch trên thị trường tài chính.
Các hệ thống thanh toán quan trọng quy định tại Thông tư này bao gồm: Hệ thống Thanh toán điện tử liên ngân hàng Quốc gia; Hệ thống thanh toán ngoại tệ (do Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam vận hành); hệ thống thanh toán tiền giao dịch chứng khoán; hệ thống bù trừ, chuyển mạch giao dịch tài chính.
Như vậy, hệ thống thanh toán quan trọng là hệ thống thanh toán có vai trò chủ đạo trong việc phục vụ nhu cầu thanh toán của các chủ thể trong nền kinh tế, có khả năng phát sinh rủi ro hệ thống, đáp ứng ít nhất một trong các tiêu chí như quy định trên.
Hệ thống thanh toán quan trọng (Hình từ Internet)
Việc giám sát các hệ thống thanh toán quan trọng nhằm đảm bảo các mục tiêu gì?
Căn cư theo Điều 4 Thông tư 20/2018/TT-NHNN quy định như sau:
Mục tiêu giám sát các hệ thống thanh toán quan trọng
1. Đảm bảo tính an toàn, ổn định và hiệu quả của các hệ thống thanh toán quan trọng.
2. Đảm bảo việc tuân thủ quy định pháp luật có liên quan đến các hệ thống thanh toán quan trọng.
3. Phát hiện kịp thời và cảnh báo tổ chức vận hành nhằm giảm thiểu các rủi ro phát sinh trong quá trình vận hành hệ thống thanh toán quan trọng.
4. Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của khách hàng sử dụng dịch vụ thanh toán, tăng cường niềm tin của khách hàng vào các dịch vụ thanh toán.
Theo đó, việc giám sát các hệ thống thanh toán quan trọng nhằm đảm bảo các mục tiêu được quy định như trên.
Theo dõi hoạt động của hệ thống thanh toán quan trọng được thực hiện thông qua việc gì?
Căn cư theo khoản 1 Điều 5 Thông tư 20/2018/TT-NHNN quy định như sau:
Hoạt động giám sát các hệ thống thanh toán quan trọng
Đơn vị giám sát thực hiện giám sát các hệ thống thanh toán quan trọng với những nội dung được quy định tại Chương II Thông tư này thông qua các hoạt động như sau:
1. Theo dõi hoạt động của hệ thống thanh toán quan trọng thông qua việc:
a) Thu thập tài liệu, thông tin, dữ liệu từ các nguồn sau:
(i) Các báo cáo theo quy định của pháp luật hiện hành về chế độ báo cáo, thống kê đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
(ii) Số liệu hoạt động của Hệ thống Thanh toán điện tử liên ngân hàng Quốc gia theo quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này được thu thập, khai thác từ các hệ thống thông tin có liên quan của Ngân hàng Nhà nước;
(iii) Các báo cáo khác của tổ chức vận hành theo quy định tại Điều 7 Thông tư này;
(iv) Báo cáo đánh giá Hệ thống Thanh toán điện tử liên ngân hàng Quốc gia theo Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này, được Đơn vị giám sát thực hiện 03 năm một lần;
(v) Công cụ, phần mềm giám sát các hệ thống thanh toán quan trọng của Ngân hàng Nhà nước;
(vi) Tài liệu, thông tin, dữ liệu được thu thập thông qua hoạt động kiểm tra tại chỗ đối với tổ chức vận hành theo quy định tại Điều 6 Thông tư này;
(vii) Thông tin liên quan đến các hệ thống thanh toán quan trọng được phản ánh trên các phương tiện thông tin đại chúng;
(viii) Thông tin do các cơ quan có thẩm quyền khác cung cấp;
(ix) Thông tin phản hồi của các thành viên tham gia hệ thống thanh toán quan trọng và khách hàng sử dụng dịch vụ thanh toán;
(x) Các nguồn thông tin khác nhằm giám sát các hệ thống thanh toán quan trọng;
b) So sánh, đối chiếu, kiểm tra tính chính xác của số liệu:
(i) So sánh, đối chiếu các tài liệu, thông tin, dữ liệu thu thập được với các dữ liệu lịch sử để phát hiện các trường hợp có biến động bất thường;
(ii) So sánh, đối chiếu tài liệu, thông tin, dữ liệu từ các nguồn khác nhau theo quy định tại điểm a khoản này nhằm đảm bảo tính nhất quán;
(iii) Nhận định, đánh giá về tính hợp lý của tài liệu, thông tin, dữ liệu, trường hợp phát hiện tài liệu, thông tin, dữ liệu thiếu, lỗi, sai hoặc không phù hợp, yêu cầu tổ chức vận hành báo cáo giải trình kịp thời và gửi lại thông tin chính xác;
c) Tổng hợp, phân tích các tài liệu, thông tin, dữ liệu được thu thập, so sánh, đối chiếu, kiểm tra theo quy định tại điểm a và điểm b khoản này.
...
Do đó, theo dõi hoạt động của hệ thống thanh toán quan trọng được thực hiện thông qua việc sau:
- Thu thập tài liệu, thông tin, dữ liệu từ các nguồn theo quy định;
- So sánh, đối chiếu, kiểm tra tính chính xác của số liệu;
- Tổng hợp, phân tích các tài liệu, thông tin, dữ liệu được thu thập, so sánh, đối chiếu, kiểm tra theo quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Số câu hỏi, nội dung và tiêu chuẩn đạt sát hạch chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng của cá nhân là bao nhiêu câu?
- Có được hoãn thi hành án tử hình khi người bị kết án tử hình khai báo những tình tiết mới về tội phạm không?
- Mẫu Kế hoạch giải quyết tố cáo đảng viên của chi bộ? Chi bộ có nhiệm vụ giải quyết tố cáo đối với đảng viên nào?
- Công ty tư vấn lập hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công, dự toán của công trình có được tham gia đấu thầu gói thầu tư vấn giám sát của công trình đó không?
- Chứng minh nhân dân là gì? Thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư có bao gồm số chứng minh nhân dân không?