Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 20/2018/TT-NHNN quy định về giám sát các hệ thống thanh toán

Số hiệu: 20/2018/TT-NHNN Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Người ký: Nguyễn Kim Anh
Ngày ban hành: 30/08/2018 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
VIỆT NAM
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 20/2018/TT-NHNN

Hà Nội, ngày 30 tháng 8 năm 2018

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH VỀ GIÁM SÁT CÁC HỆ THỐNG THANH TOÁN

Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ngày 16 tháng 6 năm 2010;

Căn cứ Luật các tổ chức tín dụng ngày 16 tháng 6 năm 2010 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các tổ chức tín dụng ngày 20 tháng 11 năm 2017;

Căn cứ Nghị định số 16/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;

Căn cứ Nghị định số 101/2012/NĐ-CP ngày 22 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ về thanh toán không dùng tiền mặt và Nghị định số 80/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 101/2012/NĐ-CP ngày 22 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ về thanh toán không dùng tiền mặt;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Thanh toán;

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Thông tư quy định về giám sát các hệ thống thanh toán.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định về hoạt động giám sát các hệ thống thanh toán quan trọng.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Các tổ chức vận hành hệ thống thanh toán quan trọng.

2. Các tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc giám sát các hệ thống thanh toán quan trọng.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Hệ thống thanh toán là hệ thống bao gồm các phương tiện thanh toán, các quy định, quy trình, thủ tục, cơ sở hạ tầng kỹ thuật, tổ chức vận hành và các thành viên tham gia để xử lý, bù trừ, quyết toán các giao dịch thanh toán phát sinh giữa các thành viên tham gia.

2. Hệ thống thanh toán quan trọng là hệ thống thanh toán có vai trò chủ đạo trong việc phục vụ nhu cầu thanh toán của các chủ thể trong nền kinh tế, có khả năng phát sinh rủi ro hệ thống, đáp ứng ít nhất một trong các tiêu chí sau:

a) Là hệ thống thanh toán duy nhất hoặc chiếm tỷ trọng lớn trên tổng giá trị thanh toán so với các hệ thống thanh toán cùng loại; hoặc

b) Là hệ thống xử lý các giao dịch thanh toán giá trị cao; hoặc

c) Là hệ thống được sử dụng để quyết toán cho các hệ thống thanh toán khác hoặc cho các giao dịch trên thị trường tài chính.

Các hệ thống thanh toán quan trọng quy định tại Thông tư này bao gồm: Hệ thống Thanh toán điện tử liên ngân hàng Quốc gia; Hệ thống thanh toán ngoại tệ (do Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam vận hành); hệ thống thanh toán tiền giao dịch chứng khoán; hệ thống bù trừ, chuyển mạch giao dịch tài chính.

3. Tổ chức vận hành hệ thống thanh toán quan trọng (sau đây gọi là tổ chức vận hành) là đơn vị trực tiếp vận hành hệ thống thanh toán quan trọng.

4. Ngân hàng quyết toán là ngân hàng mở tài khoản thanh toán cho các thành viên tham gia hệ thống thanh toán để thực hiện quyết toán các nghĩa vụ tài chính phát sinh giữa các thành viên này trong hệ thống thanh toán.

5. Rủi ro thanh khoản là rủi ro mà một thành viên tham gia hệ thống thanh toán không thể thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ tài chính trong hệ thống thanh toán khi đến hạn, mặc dù có thể thực hiện nghĩa vụ đó vào một thời điểm trong tương lai.

6. Rủi ro tín dụng là rủi ro mà một thành viên tham gia hệ thống thanh toán không thể thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ tài chính trong hệ thống thanh toán khi đến hạn và vào bất kỳ thời điểm nào trong tương lai.

7. Rủi ro hệ thống là rủi ro mà một thành viên tham gia hệ thống thanh toán không có khả năng thực hiện các nghĩa vụ tài chính trong hệ thống thanh toán khi đến hạn dẫn đến việc các thành viên tham gia khác cũng không thể thực hiện nghĩa vụ tài chính khi đến hạn, có thể lan truyền rủi ro đến các hệ thống thanh toán khác.

8. Rủi ro quyết toán là rủi ro phát sinh khi việc quyết toán nghĩa vụ giữa các thành viên tham gia hệ thống thanh toán không được diễn ra hoặc diễn ra không đúng thời điểm được quy định tại quy trình quản lý, vận hành của hệ thống thanh toán.

9. Rủi ro vận hành là rủi ro phát sinh làm gián đoạn hoặc dừng hoạt động của hệ thống thanh toán do lỗi phần cứng, phần mềm, hệ thống đường truyền thông, do lỗi của con người hoặc do sự cố bên ngoài tác động.

10. Giám sát các hệ thống thanh toán là việc thực hiện theo dõi hoạt động của các hệ thống thanh toán, đánh giá các hệ thống thanh toán và đưa ra cảnh báo, khuyến nghị nếu cần thiết.

11. Đơn vị giám sát là đơn vị thuộc cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi là Ngân hàng Nhà nước) được giao nhiệm vụ giám sát các hệ thống thanh toán.

12. Thanh toán kèm thanh toán (payment versus payment - PVP) là cơ chế quyết toán trong hệ thống thanh toán ngoại tệ để đảm bảo việc chuyển một đồng tiền được diễn ra khi và chỉ khi một hoặc một số đồng tiền khác được chuyển trên cơ sở tỷ giá được các bên tham gia giao dịch thống nhất.

13. Thanh toán kèm chuyển giao (delivery versus payment - DVP) là cơ chế quyết toán trong các giao dịch chứng khoán để đảm bảo việc chuyển giao chứng khoán được diễn ra khi và chỉ khi việc chuyển tiền mua chứng khoán được thực hiện.

Điều 4. Mục tiêu giám sát các hệ thống thanh toán quan trọng

1. Đảm bảo tính an toàn, ổn định và hiệu quả của các hệ thống thanh toán quan trọng.

2. Đảm bảo việc tuân thủ quy định pháp luật có liên quan đến các hệ thống thanh toán quan trọng.

3. Phát hiện kịp thời và cảnh báo tổ chức vận hành nhằm giảm thiểu các rủi ro phát sinh trong quá trình vận hành hệ thống thanh toán quan trọng.

4. Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của khách hàng sử dụng dịch vụ thanh toán, tăng cường niềm tin của khách hàng vào các dịch vụ thanh toán.

Điều 5. Hoạt động giám sát các hệ thống thanh toán quan trọng

Đơn vị giám sát thực hiện giám sát các hệ thống thanh toán quan trọng với những nội dung được quy định tại Chương II Thông tư này thông qua các hoạt động như sau:

1. Theo dõi hoạt động của hệ thống thanh toán quan trọng thông qua việc:

a) Thu thập tài liệu, thông tin, dữ liệu từ các nguồn sau:

(i) Các báo cáo theo quy định của pháp luật hiện hành về chế độ báo cáo, thống kê đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;

(ii) Số liệu hoạt động của Hệ thống Thanh toán điện tử liên ngân hàng Quốc gia theo quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này được thu thập, khai thác từ các hệ thống thông tin có liên quan của Ngân hàng Nhà nước;

(iii) Các báo cáo khác của tổ chức vận hành theo quy định tại Điều 7 Thông tư này;

(iv) Báo cáo đánh giá Hệ thống Thanh toán điện tử liên ngân hàng Quốc gia theo Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này, được Đơn vị giám sát thực hiện 03 năm một lần;

(v) Công cụ, phần mềm giám sát các hệ thống thanh toán quan trọng của Ngân hàng Nhà nước;

(vi) Tài liệu, thông tin, dữ liệu được thu thập thông qua hoạt động kiểm tra tại chỗ đối với tổ chức vận hành theo quy định tại Điều 6 Thông tư này;

(vii) Thông tin liên quan đến các hệ thống thanh toán quan trọng được phản ánh trên các phương tiện thông tin đại chúng;

(viii) Thông tin do các cơ quan có thẩm quyền khác cung cấp;

(ix) Thông tin phản hồi của các thành viên tham gia hệ thống thanh toán quan trọng và khách hàng sử dụng dịch vụ thanh toán;

(x) Các nguồn thông tin khác nhằm giám sát các hệ thống thanh toán quan trọng;

b) So sánh, đối chiếu, kiểm tra tính chính xác của số liệu:

(i) So sánh, đối chiếu các tài liệu, thông tin, dữ liệu thu thập được với các dữ liệu lịch sử để phát hiện các trường hợp có biến động bất thường;

(ii) So sánh, đối chiếu tài liệu, thông tin, dữ liệu từ các nguồn khác nhau theo quy định tại điểm a khoản này nhằm đảm bảo tính nhất quán;

(iii) Nhận định, đánh giá về tính hợp lý của tài liệu, thông tin, dữ liệu, trường hợp phát hiện tài liệu, thông tin, dữ liệu thiếu, lỗi, sai hoặc không phù hợp, yêu cầu tổ chức vận hành báo cáo giải trình kịp thời và gửi lại thông tin chính xác;

c) Tổng hợp, phân tích các tài liệu, thông tin, dữ liệu được thu thập, so sánh, đối chiếu, kiểm tra theo quy định tại điểm a và điểm b khoản này.

2. Đánh giá hệ thống thanh toán quan trọng

Căn cứ trên các tài liệu, thông tin, dữ liệu được thu thập theo quy định tại khoản 1 Điều này, Đơn vị giám sát thực hiện đánh giá đối với từng hệ thống thanh toán quan trọng và xây dựng báo cáo giám sát trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước:

a) Báo cáo định kỳ quý, 6 tháng đầu năm, năm đối với Hệ thống Thanh toán điện tử liên ngân hàng Quốc gia;

b) Báo cáo định kỳ 6 tháng đầu năm, năm đối với hệ thống thanh toán ngoại tệ, hệ thống thanh toán tiền giao dịch chứng khoán, hệ thống bù trừ, chuyển mạch giao dịch tài chính;

c) Báo cáo đột xuất về các rủi ro, sự cố phát sinh của các hệ thống thanh toán quan trọng.

3. Cảnh báo, khuyến nghị

Trường hợp Đơn vị giám sát phát hiện các vấn đề rủi ro tiềm ẩn có nguy cơ ảnh hưởng đến hoạt động an toàn, ổn định của hệ thống thanh toán quan trọng hoặc dẫn đến việc các tổ chức vận hành không tuân thủ các quy định pháp luật có liên quan đến hệ thống thanh toán quan trọng, Đơn vị giám sát báo cáo, đề xuất Thống đốc Ngân hàng Nhà nước có văn bản cảnh báo, khuyến nghị đối với tổ chức vận hành.

Điều 6. Kiểm tra tại chỗ

1. Đơn vị giám sát trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chủ trương thành lập đoàn kiểm tra để tiến hành kiểm tra tại địa điểm làm việc của tổ chức vận hành trong trường hợp Đơn vị giám sát phát hiện tài liệu, thông tin, dữ liệu do tổ chức vận hành cung cấp bị thiếu, lỗi, sai hoặc không phù hợp nhưng chưa khắc phục hoặc phát hiện những vấn đề có liên quan đến rủi ro cần thu thập thêm tài liệu, thông tin, dữ liệu.

2. Tùy theo nội dung và tính chất vụ việc, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định thành phần, thời hạn làm việc của đoàn kiểm tra.

3. Ngân hàng Nhà nước thông báo bằng văn bản tới tổ chức vận hành ít nhất trước 05 ngày làm việc, trong đó nêu rõ nội dung, thời gian, địa điểm và thành phần tham gia đoàn kiểm tra.

4. Tổ chức vận hành phải chuẩn bị đầy đủ nội dung phục vụ việc kiểm tra; cung cấp tài liệu, thông tin, dữ liệu báo cáo và quyền truy cập vào hệ thống công nghệ thông tin để phục vụ việc kiểm tra; giải trình, làm rõ các nội dung thông tin, báo cáo khi có yêu cầu.

5. Đoàn kiểm tra tiến hành lập biên bản làm việc và ký xác nhận giữa đại diện đoàn kiểm tra và tổ chức vận hành.

6. Đoàn kiểm tra báo cáo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước kết quả kiểm tra trong vòng 30 ngày làm việc kể từ khi kết thúc việc kiểm tra.

Điều 7. Báo cáo, cung cấp thông tin

1. Tổ chức vận hành hệ thống thanh toán ngoại tệ, hệ thống thanh toán tiền giao dịch chứng khoán, hệ thống bù trừ, chuyển mạch giao dịch tài chính có trách nhiệm báo cáo, cung cấp thông tin cho Ngân hàng Nhà nước về hệ thống thanh toán do mình vận hành như sau:

a) Báo cáo số liệu hoạt động của hệ thống thanh toán ngoại tệ, hệ thống thanh toán tiền giao dịch chứng khoán, hệ thống bù trừ, chuyển mạch giao dịch tài chính theo quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Báo cáo định kỳ 6 tháng đầu năm, năm về tình hình vận hành hệ thống thanh toán quan trọng theo Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này;

c) Thông báo cho Đơn vị giám sát ngay sau khi phát hiện sự cố gây gián đoạn hoạt động của hệ thống thanh toán quá 30 phút để nắm bắt và theo dõi tình hình xử lý sự cố; gửi thông báo sự cố theo Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này trong vòng 03 ngày làm việc kể từ ngày khắc phục xong sự cố;

d) Báo cáo đánh giá hệ thống thanh toán theo Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này, báo cáo này được thực hiện 03 năm một lần theo phương pháp thực hiện, các tiêu chuẩn áp dụng và thời hạn gửi báo cáo được quy định trong văn bản yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước;

đ) Cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến những thay đổi về tính năng của hệ thống thanh toán, các quy trình, thủ tục nội bộ của hệ thống thanh toán trong vòng 15 ngày làm việc kể từ khi có sự thay đổi;

e) Phương thức báo cáo quy định tại điểm a và điểm b khoản này như sau:

(i) Báo cáo điện tử thể hiện dưới dạng tệp (file) dữ liệu điện tử được truyền qua mạng máy tính hoặc gửi qua vật mang tin, có chữ ký điện tử của người đại diện hợp pháp của tổ chức báo cáo theo đúng ký hiệu, mã truyền tin, cấu trúc tệp do Ngân hàng Nhà nước quy định;

(ii) Báo cáo bằng văn bản (giấy) trong trường hợp không thực hiện được báo cáo thông qua hệ thống báo cáo điện tử, có chữ ký của người đại diện hợp pháp của tổ chức báo cáo;

g) Định kỳ và thời hạn báo cáo quy định tại điểm a và điểm b khoản này như sau:

(i) Kỳ báo cáo ngày được xác định theo ngày làm việc; các tổ chức vận hành gửi báo cáo chậm nhất vào 14 giờ ngày làm việc tiếp theo ngay sau kỳ báo cáo;

(ii) Kỳ báo cáo tháng được tính từ ngày đầu tiên đến ngày cuối cùng của tháng; các tổ chức vận hành gửi báo cáo chậm nhất vào ngày 12 của tháng tiếp theo ngay sau kỳ báo cáo;

(iii) Kỳ báo cáo 6 tháng đầu năm được tính từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 30 tháng 6; các tổ chức vận hành gửi báo cáo chậm nhất vào ngày 15 của tháng tiếp theo ngay sau kỳ báo cáo;

(iv) Kỳ báo cáo năm được tính từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 31 tháng 12; các tổ chức vận hành gửi báo cáo chậm nhất vào ngày 15 của tháng đầu năm tiếp theo ngay sau kỳ báo cáo.

2. Tổ chức vận hành Hệ thống Thanh toán điện tử liên ngân hàng Quốc gia có trách nhiệm cung cấp thông tin như sau:

a) Thông báo cho Đơn vị giám sát ngay sau khi phát hiện sự cố gây gián đoạn hoạt động của Hệ thống Thanh toán điện tử liên ngân hàng Quốc gia quá 30 phút để nắm bắt và theo dõi tình hình xử lý sự cố; gửi thông báo sự cố theo Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này trong vòng 03 ngày làm việc kể từ ngày khắc phục xong sự cố;

b) Xây dựng công cụ, phần mềm để Đơn vị giám sát thực hiện truy cập từ xa vào Hệ thống Thanh toán điện tử liên ngân hàng Quốc gia nhằm theo dõi trực tuyến hoạt động của Hệ thống này trên nguyên tắc đảm bảo tính an toàn, bảo mật thông tin và không làm gián đoạn, ảnh hưởng đến tốc độ xử lý của Hệ thống Thanh toán điện tử liên ngân hàng Quốc gia, trong đó:

(i) Cho phép truy cập đầy đủ danh sách và thông tin cơ bản của các thành viên tham gia Hệ thống Thanh toán điện tử liên ngân hàng Quốc gia;

(ii) Cho phép giám sát tình trạng hoạt động của Hệ thống Thanh toán điện tử liên ngân hàng Quốc gia;

(iii) Cho phép truy cập thông tin cảnh báo về các hoạt động bất thường của Hệ thống Thanh toán điện tử liên ngân hàng Quốc gia;

(iv) Cho phép truy cập thông tin về tình hình thanh khoản của từng thành viên tham gia, bao gồm thông tin về số dư tài khoản thanh toán, hạn mức nợ ròng, hạn mức thấu chi của các thành viên tham gia, các thành viên tham gia có dấu hiệu gặp khó khăn thanh khoản (có giao dịch chưa được xử lý do thiếu số dư, thiếu hụt khả năng thanh toán trong quyết toán bù trừ, có giao dịch bị hủy cuối ngày do thiếu số dư), các thành viên tham gia phát sinh yêu cầu hỗ trợ thanh khoản.

Chương II

NỘI DUNG GIÁM SÁT CÁC HỆ THỐNG THANH TOÁN QUAN TRỌNG

Điều 8. Hệ thống Thanh toán điện tử liên ngân hàng Quốc gia

1. Tình hình hoạt động chung của Hệ thống Thanh toán điện tử liên ngân hàng Quốc gia, bao gồm thông tin về thời gian hoạt động, tình hình thành viên tham gia, tình hình giao dịch thanh toán của từng dịch vụ được cung ứng (dịch vụ thanh toán giá trị cao, dịch vụ thanh toán giá trị thấp, dịch vụ thanh toán ngoại tệ, dịch vụ quyết toán ròng cho các hệ thống thanh toán khác).

2. Tình hình rủi ro phát sinh và quản trị rủi ro đối với rủi ro vận hành, rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, rủi ro quyết toán của Hệ thống Thanh toán điện tử liên ngân hàng Quốc gia.

3. Việc tuân thủ các quy định pháp luật liên quan đến quản lý, vận hành Hệ thống Thanh toán điện tử liên ngân hàng Quốc gia.

4. Những thay đổi trong hoạt động của Hệ thống Thanh toán điện tử liên ngân hàng Quốc gia, bao gồm những thay đổi về tính năng của hệ thống, quy trình, thủ tục nội bộ của hệ thống.

Điều 9. Hệ thống thanh toán ngoại tệ

1. Tình hình hoạt động chung của hệ thống thanh toán ngoại tệ, bao gồm tình hình thành viên tham gia, tình hình giao dịch thanh toán.

2. Tình hình rủi ro phát sinh và quản trị rủi ro đối với rủi ro vận hành, rủi ro thanh khoản, rủi ro quyết toán của hệ thống thanh toán ngoại tệ.

3. Việc tuân thủ các quy định pháp luật liên quan đến quản lý, vận hành hệ thống thanh toán ngoại tệ.

4. Những thay đổi trong hoạt động của hệ thống thanh toán ngoại tệ, bao gồm những thay đổi về tính năng của hệ thống, quy trình, thủ tục nội bộ của hệ thống.

Điều 10. Hệ thống thanh toán tiền giao dịch chứng khoán

1. Tình hình hoạt động chung của hệ thống thanh toán tiền giao dịch chứng khoán, bao gồm tình hình thành viên tham gia, tình hình giao dịch thanh toán.

2. Tình hình rủi ro phát sinh và quản trị rủi ro đối với rủi ro vận hành, rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, rủi ro quyết toán của hệ thống thanh toán tiền giao dịch chứng khoán.

3. Việc tuân thủ các quy định pháp luật liên quan đến quản lý, vận hành hệ thống thanh toán tiền giao dịch chứng khoán.

4. Những thay đổi trong hoạt động của hệ thống thanh toán tiền giao dịch chứng khoán, bao gồm những thay đổi về tính năng của hệ thống, quy trình, thủ tục nội bộ của hệ thống.

Điều 11. Hệ thống bù trừ, chuyển mạch giao dịch tài chính

1. Tình hình hoạt động chung của hệ thống bù trừ, chuyển mạch giao dịch tài chính, bao gồm tình hình thành viên tham gia, tình hình giao dịch của từng dịch vụ được cung ứng.

2. Tình hình rủi ro phát sinh và quản trị rủi ro đối với rủi ro vận hành, rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, rủi ro quyết toán của hệ thống bù trừ, chuyển mạch giao dịch tài chính.

3. Việc tuân thủ các quy định pháp luật liên quan đến quản lý, vận hành hệ thống bù trừ, chuyển mạch giao dịch tài chính.

4. Những thay đổi trong hoạt động của hệ thống bù trừ, chuyển mạch giao dịch tài chính, bao gồm những thay đổi về tính năng của hệ thống, quy trình, thủ tục nội bộ của hệ thống.

Chương III

TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC TỔ CHỨC CÓ LIÊN QUAN TRONG HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT CÁC HỆ THỐNG THANH TOÁN QUAN TRỌNG

Điều 12. Trách nhiệm của Vụ Thanh toán

1. Thực hiện trách nhiệm của Đơn vị giám sát đối với các hệ thống thanh toán quan trọng theo quy định tại Thông tư này.

2. Phối hợp với Cục Công nghệ thông tin xây dựng hệ thống báo cáo điện tử để tiếp nhận, tổng hợp, khai thác và lưu trữ các số liệu báo cáo theo quy định tại khoản 1 Điều 7 Thông tư này.

3. Phối hợp với Cục Công nghệ thông tin xây dựng công cụ để thu thập, khai thác số liệu hoạt động của Hệ thống Thanh toán điện tử liên ngân hàng Quốc gia theo quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này từ các hệ thống thông tin có liên quan của Ngân hàng Nhà nước.

4. Trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước văn bản yêu cầu tổ chức vận hành hệ thống thanh toán ngoại tệ, hệ thống thanh toán tiền giao dịch chứng khoán, hệ thống bù trừ, chuyển mạch giao dịch tài chính thực hiện báo cáo đánh giá hệ thống thanh toán quan trọng.

5. Đầu mối, phối hợp với các đơn vị liên quan thuộc Ngân hàng Nhà nước xây dựng báo cáo đánh giá Hệ thống Thanh toán điện tử liên ngân hàng Quốc gia theo quy định tại điểm a (iv) khoản 1 Điều 5 Thông tư này.

6. Cung cấp thông tin cho Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng khi phát hiện dấu hiệu vi phạm hoặc hành vi vi phạm quy định pháp luật về việc tổ chức, vận hành hệ thống thanh toán quan trọng của tổ chức vận hành.

Điều 13. Trách nhiệm của Cục Công nghệ thông tin

1. Thông báo kết quả cho Vụ Thanh toán trong trường hợp thực hiện kiểm tra, theo dõi việc thực hiện và tuân thủ các quy định pháp luật hiện hành liên quan tới điều kiện hạ tầng kỹ thuật của các tổ chức vận hành, việc đảm bảo an toàn, bảo mật hệ thống công nghệ thông tin phục vụ việc vận hành hệ thống thanh toán quan trọng.

2. Phối hợp với Vụ Thanh toán tiến hành kiểm tra tại chỗ đối với tổ chức vận hành hệ thống thanh toán ngoại tệ, hệ thống thanh toán tiền giao dịch chứng khoán, hệ thống bù trừ, chuyển mạch giao dịch tài chính khi có yêu cầu.

3. Đầu mối, phối hợp với Vụ Thanh toán xây dựng và duy trì hoạt động của hệ thống báo cáo điện tử để tiếp nhận, tổng hợp, khai thác và lưu trữ các số liệu báo cáo theo quy định tại khoản 1 Điều 7 Thông tư này.

4. Đầu mối, phối hợp với Vụ Thanh toán xây dựng công cụ để thu thập, khai thác số liệu hoạt động của Hệ thống Thanh toán điện tử liên ngân hàng Quốc gia theo quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này từ các hệ thống thông tin có liên quan của Ngân hàng Nhà nước.

5. Phối hợp với Vụ Thanh toán và các đơn vị liên quan thuộc Ngân hàng Nhà nước xây dựng báo cáo đánh giá Hệ thống Thanh toán điện tử liên ngân hàng Quốc gia theo quy định tại khoản 5 Điều 12 Thông tư này.

6. Cung cấp thông tin về Hệ thống án điện tử liên ngân hàng Quốc gia theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Thông tư này.

Điều 14. Trách nhiệm của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng

1. Cung cấp cho Đơn vị giám sát danh sách các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài là thành viên tham gia hệ thống thanh toán quan trọng bị áp dụng can thiệp sớm hoặc có quyết định đặt vào kiểm soát đặc biệt.

2. Tiếp nhận thông tin do Vụ Thanh toán cung cấp theo quy định tại khoản 6 Điều 12 và xem xét xử lý theo quy định của pháp luật.

3. Phối hợp với Vụ Thanh toán tiến hành kiểm tra tại chỗ đối với tổ chức vận hành khi có yêu cầu.

Điều 15. Trách nhiệm của tổ chức vận hành hệ thống thanh toán ngoại tệ, hệ thống thanh toán tiền giao dịch chứng khoán, hệ thống bù trừ, chuyển mạch giao dịch tài chính

1. Thực hiện các trách nhiệm của tổ chức vận hành quy định tại Thông tư này.

2. Phối hợp với Đơn vị giám sát xây dựng công cụ, phần mềm giám sát trực tuyến chung theo yêu cầu thực tế giám sát của Ngân hàng Nhà nước khi có yêu cầu.

3. Cử cán bộ đầu mối chịu trách nhiệm phối hợp với Đơn vị giám sát trong việc báo cáo, cung cấp thông tin và xử lý các rủi ro, sự cố phát sinh; thông báo kịp thời cho Đơn vị giám sát khi có sự thay đổi về cán bộ đầu mối này.

4. Triển khai thực hiện các khuyến nghị của Ngân hàng Nhà nước và báo cáo việc thực hiện cho Đơn vị giám sát.

Chương IV

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 16. Hiệu lực thi hành

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2019.

Điều 17. Tổ chức thực hiện

Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Thanh toán, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Chủ tịch Hội đồng quản trị (Hội đồng thành viên), Tổng Giám đốc (Giám đốc) các tổ chức vận hành hệ thống thanh toán quan trọng chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện Thông tư này./.


Nơi nhận:
- Như Điều 17;
- Ban Lãnh đạo NHNN;
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ Tư pháp (để kiểm tra);
- Công báo;
- Lưu: VT, Vụ PC, Vụ TT (5b).

KT. THỐNG ĐỐC
PHÓ THỐNG ĐỐC




Nguyễn Kim Anh

PHỤ LỤC I

(Ban hành kèm theo Thông tư số 20/2018/TT-NHNN ngày 30 tháng 8 năm 2018 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định về giám sát các hệ thống thanh toán)

SỐ LIỆU HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG THANH TOÁN ĐIỆN TỬ LIÊN NGÂN HÀNG QUỐC GIA

1. Tình hình hoạt động

Chỉ tiêu

Mô tả chỉ tiêu

Định kỳ dữ liệu

1.1. Thông tin thành viên

G-1 Thành viên trực tiếp tham gia thanh toán giá trị cao

Số lượng thành viên trực tiếp tham gia thanh toán giá trị cao.

Tháng

G-2 Đơn vị thành viên trực tiếp tham gia thanh toán giá trị cao

Số lượng đơn vị thành viên trực tiếp tham gia thanh toán giá trị cao.

Tháng

G-3 Thành viên trực tiếp tham gia thanh toán giá trị thấp

Số lượng thành viên trực tiếp tham gia thanh toán giá trị thấp.

Tháng

G-4 Đơn vị thành viên trực tiếp tham gia thanh toán giá trị thấp

Số lượng đơn vị thành viên trực tiếp tham gia thanh toán giá trị thấp.

Tháng

G-5 Thành viên trực tiếp tham gia thanh toán ngoại tệ

Số lượng thành viên trực tiếp tham gia thanh toán ngoại tệ.

Tháng

G-6 Đơn vị thành viên trực tiếp tham gia thanh toán ngoại tệ

Số lượng đơn vị thành viên trực tiếp tham gia thanh toán ngoại tệ.

Tháng

G-7 Thành viên trực tiếp tham gia thanh toán trái phiếu Chính phủ

Số lượng thành viên trực tiếp tham gia thanh toán trái phiếu Chính phủ.

Tháng

G-8 Thành viên trực tiếp có giao dịch tại các hệ thống thanh toán khác được quyết toán qua Hệ thống Thanh toán điện tử liên ngân hàng Quốc gia

Số lượng thành viên trực tiếp có giao dịch tại các hệ thống thanh toán khác được quyết toán qua Hệ thống Thanh toán điện tử liên ngân hàng Quốc gia.

Tháng

G-9 Thành viên gián tiếp

Số lượng thành viên gián tiếp.

Tháng

1.2. Thời gian hoạt động

G-10 Thời điểm bắt đầu xử lý đầu ngày

Thời điểm hệ thống bắt đầu được khởi động.

Ngày

G-11 Thời điểm hoàn thành xử lý đầu ngày

Thời điểm hệ thống hoàn thành việc cấp số dư đầu ngày, hạn mức thấu chi đầu ngày cho các thành viên tham gia và hệ thống trong tình trạng sẵn sàng giao dịch.

Ngày

G-12 Thời điểm thực hiện quyết toán cho các hệ thống khác

Thời điểm hệ thống nhận kết quả xử lý bù trừ từ các hệ thống khác và thực hiện việc hạch toán trên tài khoản của các thành viên.

Ngày

G-13 Thời điểm hệ thống ngừng nhận lệnh thanh toán giá trị thấp

Thời điểm hệ thống ngừng nhận lệnh thanh toán giá trị thấp để thực hiện xử lý bù trừ và quyết toán giao dịch.

Ngày

G-14 Thời điểm hệ thống ngừng nhận lệnh thanh toán giá trị cao

Thời điểm hệ thống ngừng nhận lệnh thanh toán giá trị cao để thực hiện xử lý đối chiếu cuối ngày.

Ngày

G-15 Thời điểm hoàn thành xử lý đối chiếu cuối ngày

Thời điểm hoàn thành xử lý đối chiếu cuối ngày.

Ngày

1.3. Tình hình giao dịch

1.3.1. Dịch vụ thanh toán giá trị cao

G-16 Số lượng giao dịch thanh toán giá trị cao

Số lượng giao dịch thanh toán giá trị cao của các thành viên do hệ thống xử lý, trừ giao dịch bị từ chối hoặc hủy. Mỗi giao dịch chỉ được tính một lần.

Ngày

G-17 Giá trị giao dịch thanh toán giá trị cao

Giá trị giao dịch thanh toán giá trị cao của các thành viên do hệ thống xử lý, trừ giao dịch bị từ chối hoặc hủy. Mỗi giao dịch chỉ được tính một lần.

Ngày

G-18 Số lượng giao dịch thanh toán giá trị cao trong ngày cao điểm

Ngày cao điểm là ngày có số lượng giao dịch lớn nhất trong tháng. Ngày này có thể khác ngày tại G-19.

Tháng

G-19 Giá trị giao dịch thanh toán giá trị cao trong ngày cao điểm

Ngày cao điểm là ngày có giá trị giao dịch lớn nhất trong tháng. Ngày này có thể khác với ngày tại G-18.

Tháng

G-20 Số lượng giao dịch thanh toán giá trị cao phân theo khoảng thời gian trong ngày

Số lượng giao dịch thanh toán giá trị cao được xử lý qua hệ thống phân theo các khoảng thời gian (02 giờ) trong ngày.

Ngày

G-21 Giá trị giao dịch thanh toán giá trị cao phân theo khoảng thời gian trong ngày

Giá trị giao dịch thanh toán giá trị cao được xử lý qua hệ thống phân theo các khoảng thời gian (02 giờ) trong ngày.

Ngày

G-22 Số lượng giao dịch thanh toán giá trị cao vào giờ cao điểm

Giờ cao điểm là khoảng thời gian (02 giờ) có số lượng giao dịch lớn nhất trong ngày. Khoảng thời gian này có thể khác với G-23.

Ngày

G-23 Giá trị giao dịch thanh toán giá trị cao vào giờ cao điểm

Giờ cao điểm là khoảng thời gian (02 giờ) có giá trị giao dịch lớn nhất trong ngày. Khoảng thời gian này có thể khác với G-22.

Ngày

1.3.2. Dịch vụ thanh toán giá trị thấp

G-24 Số lượng giao dịch thanh toán giá trị thấp

Số lượng giao dịch thanh toán giá trị thấp của các thành viên do hệ thống xử lý, trừ giao dịch bị từ chối hoặc hủy. Mỗi giao dịch chỉ được tính một lần.

Ngày

G-25 Giá trị giao dịch thanh toán giá trị thấp

Giá trị giao dịch thanh toán giá trị thấp của các thành viên do hệ thống xử lý, trừ giao dịch bị từ chối hoặc hủy. Mỗi giao dịch chỉ được tính một lần.

Ngày

G-26 Số lượng giao dịch thanh toán giá trị thấp trong ngày cao điểm

Ngày cao điểm là ngày có số lượng giao dịch lớn nhất trong tháng. Ngày này có thể khác ngày tại G-27.

Tháng

G-27 Giá trị giao dịch thanh toán giá trị thấp trong ngày cao điểm

Ngày cao điểm là ngày có giá trị giao dịch lớn nhất trong tháng. Ngày này có thể khác với ngày tại G-26.

Tháng

G-28 Số lượng giao dịch thanh toán giá trị thấp phân theo khoảng thời gian trong ngày

Số lượng giao dịch thanh toán giá trị thấp được xử lý qua hệ thống phân theo các khoảng thời gian (02 giờ) trong ngày.

Ngày

G-29 Giá trị giao dịch thanh toán giá trị thấp phân theo khoảng thời gian trong ngày

Giá trị giao dịch thanh toán giá trị thấp được xử lý qua hệ thống phân theo các khoảng thời gian (02 giờ) trong ngày.

Ngày

G-30 Số lượng giao dịch thanh toán giá trị thấp vào giờ cao điểm

Giờ cao điểm là khoảng thời gian (02 giờ) có số lượng giao dịch lớn nhất trong ngày. Khoảng thời gian này có thể khác với G-31.

Ngày

G-31 Giá trị giao dịch thanh toán giá trị thấp vào giờ cao điểm

Giờ cao điểm là khoảng thời gian (02 giờ) có giá trị giao dịch lớn nhất trong ngày. Khoảng thời gian này có thể khác với G-30.

Ngày

1.3.3. Dịch vụ thanh toán ngoại tệ

G-32 Số lượng giao dịch thanh toán ngoại tệ

Số lượng giao dịch thanh toán ngoại tệ của các thành viên do hệ thống xử lý, trừ giao dịch bị từ chối hoặc hủy. Mỗi giao dịch chỉ được tính một lần.

Ngày

G-33 Giá trị giao dịch thanh toán ngoại tệ

Giá trị giao dịch thanh toán ngoại tệ của các thành viên do hệ thống xử lý, trừ giao dịch bị từ chối hoặc hủy. Mỗi giao dịch chỉ được tính một lần.

Ngày

G-34 Số lượng giao dịch thanh toán ngoại tệ trong ngày cao điểm

Ngày cao điểm là ngày có số lượng giao dịch lớn nhất trong tháng. Ngày này có thể khác ngày tại G-35.

Tháng

G-35 Giá trị giao dịch thanh toán ngoại tệ trong ngày cao điểm

Ngày cao điểm là ngày có giá trị giao dịch lớn nhất trong tháng. Ngày này có thể khác với ngày tại G-34.

Tháng

G-36 Số lượng giao dịch thanh toán ngoại tệ phân theo khoảng thời gian trong ngày

Số lượng giao dịch thanh toán ngoại tệ được xử lý qua hệ thống phân theo các khoảng thời gian (02 giờ) trong ngày.

Ngày

G-37 Giá trị giao dịch thanh toán ngoại tệ phân theo khoảng thời gian trong ngày

Giá trị giao dịch thanh toán ngoại tệ được xử lý qua hệ thống phân theo các khoảng thời gian (02 giờ) trong ngày.

Ngày

G-38 Số lượng giao dịch thanh toán ngoại tệ vào giờ cao điểm

Giờ cao điểm là khoảng thời gian (02 giờ) có số lượng giao dịch lớn nhất trong ngày. Khoảng thời gian này có thể khác với G-39.

Ngày

G-39 Giá trị giao dịch thanh toán ngoại tệ vào giờ cao điểm

Giờ cao điểm là khoảng thời gian (02 giờ) có giá trị giao dịch lớn nhất trong ngày. Khoảng thời gian này có thể khác với G-38.

Ngày

1.3.4. Giao dịch thanh toán trái phiếu Chính phủ

G-40 Số lượng giao dịch thanh toán trái phiếu Chính phủ

Số lượng giao dịch thanh toán trái phiếu Chính phủ của các thành viên do hệ thống xử lý, trừ giao dịch bị từ chối hoặc hủy. Mỗi giao dịch chỉ được tính một lần.

Ngày

G-41 Giá trị giao dịch thanh toán trái phiếu Chính phủ

Giá trị giao dịch thanh toán trái phiếu Chính phủ của các thành viên do hệ thống xử lý, trừ giao dịch bị từ chối hoặc hủy. Mỗi giao dịch chỉ được tính một lần.

Ngày

1.3.5. Dịch vụ quyết toán ròng cho các hệ thống khác (thống kê theo từng hệ thống)

G-42 Số lượng giao dịch quyết toán ròng cho hệ thống khác

Số lượng giao dịch quyết toán ròng cho hệ thống khác của các thành viên do hệ thống xử lý, trừ giao dịch bị hủy. Mỗi giao dịch chỉ được tính một lần.

Ngày

G-43 Giá trị giao dịch quyết toán ròng cho hệ thống khác

Giá trị giao dịch quyết toán ròng cho hệ thống khác của các thành viên do hệ thống xử lý, trừ giao dịch bị hủy. Mỗi giao dịch chỉ được tính một lần.

Ngày

1.3.6. Giao dịch toàn hệ thống

G-44 Số lượng giao dịch toàn hệ thống

Số lượng giao dịch của các thành viên do hệ thống xử lý, trừ giao dịch bị từ chối hoặc hủy. Mỗi giao dịch chỉ được tính một lần.

Ngày

G-45 Giá trị giao dịch toàn hệ thống

Giá trị giao dịch của các thành viên do hệ thống xử lý, trừ giao dịch bị từ chối hoặc hủy. Mỗi giao dịch chỉ được tính một lần.

Ngày

G-46 Số lượng giao dịch trong ngày cao điểm

Ngày cao điểm là ngày có số lượng giao dịch lớn nhất trong tháng. Ngày này có thể khác ngày tại G-47.

Tháng

G-47 Giá trị giao dịch trong ngày cao điểm

Ngày cao điểm là ngày có giá trị giao dịch lớn nhất trong tháng. Ngày này có thể khác với ngày tại G-46.

Tháng

G-48 Số lượng giao dịch phân theo khoảng thời gian trong ngày

Số lượng giao dịch được xử lý qua hệ thống phân theo các khoảng thời gian (02 giờ) trong ngày.

Ngày

G-49 Giá trị giao dịch phân theo khoảng thời gian trong ngày

Giá trị giao dịch được xử lý qua hệ thống phân theo các khoảng thời gian (02 giờ) trong ngày.

Ngày

G-50 Số lượng giao dịch vào giờ cao điểm

Giờ cao điểm là khoảng thời gian (02 giờ) có số lượng giao dịch lớn nhất trong ngày. Khoảng thời gian này có thể khác với G-51.

Ngày

G-51 Giá trị giao dịch vào giờ cao điểm

Giờ cao điểm là khoảng thời gian (02 giờ) có giá trị giao dịch lớn nhất trong ngày. Khoảng thời gian này có thể khác với G-50.

Ngày

G-52 Tỷ lệ tập trung số lượng giao dịch theo thành viên

Tỷ lệ % tổng số lượng giao dịch của 5 thành viên gửi lớn nhất (bao gồm Ngân hàng Nhà nước) trên tổng số lượng giao dịch toàn hệ thống. 5 thành viên gửi lớn nhất về số lượng có thể khác với 5 thành viên gửi lớn nhất về giá trị.

Tháng

G-53 Tỷ lệ tập trung giá trị giao dịch theo thành viên

Tỷ lệ % giá trị giao dịch của 5 thành viên gửi lớn nhất (bao gồm Ngân hàng Nhà nước) trên tổng giá trị giao dịch toàn hệ thống. 5 thành viên gửi lớn nhất về giá trị có thể khác với 5 thành viên gửi lớn nhất về số lượng.

Tháng

G-54 Số lượng giao dịch theo địa bàn tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương

Số lượng giao dịch theo địa bàn (theo ngân hàng gửi lệnh thanh toán).

Tháng

G-55 Giá trị giao dịch theo địa bàn tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương

Giá trị giao dịch theo địa bàn (theo ngân hàng gửi lệnh thanh toán).

Tháng

2. Tình hình rủi ro

Chỉ tiêu

Định nghĩa

Định kỳ dữ liệu

2.1. Rủi ro vận hành

R-1 Tính sẵn sàng của hệ thống

Tỷ lệ giữa thời gian hệ thống vận hành thực tế và thời gian vận hành của hệ thống theo quy định.

Tháng

R-2 Khoảng thời gian xảy ra sự cố

Tổng số thời gian (tính theo giờ) hệ thống xảy ra sự cố.

Tháng

2.2. Rủi ro tín dụng

R-3 Hạn mức thấu chi đầu ngày

Hạn mức thấu chi đầu ngày được cấp cho từng thành viên tham gia hệ thống.

Ngày

R-4 Trạng thái ghi Nợ lớn nhất

Giá trị lớn nhất của các trạng thái ghi Nợ trong ngày.

Ngày

R-5 Tài sản đảm bảo

Giá trị tài sản đảm bảo cho khoản tín dụng trong ngày.

Ngày

R-6 Số lần một thành viên tham gia hệ thống yêu cầu hỗ trợ thanh khoản

Số lần trong tháng mà một thành viên tham gia hệ thống yêu cầu Ngân hàng Nhà nước hỗ trợ thanh khoản để thực hiện quyết toán kết quả bù trừ ròng giao dịch thanh toán giá trị thấp.

Tháng

R-7 Số tiền một thành viên tham gia hệ thống yêu cầu hỗ trợ thanh khoản

Tổng số tiền trong tháng mà một thành viên tham gia hệ thống yêu cầu Ngân hàng Nhà nước hỗ trợ thanh khoản để thực hiện quyết toán kết quả bù trừ ròng giao dịch thanh toán giá trị thấp.

Tháng

R-8 Vay qua đêm

Giá trị vay qua đêm của thành viên tham gia.

Ngày

2.3. Rủi ro thanh khoản

R-9 Số dư tài khoản tiền gửi đầu ngày bằng VND

Số dư tài khoản tiền gửi đầu ngày bằng VND của từng thành viên bao gồm các khoản thu nhập từ lãi tiền gửi.

Ngày

R-10 Số dư tài khoản tiền gửi đầu ngày bằng ngoại tệ

Số dư tài khoản tiền gửi đầu ngày bằng ngoại tệ của từng thành viên bao gồm các khoản thu nhập từ lãi tiền gửi.

Ngày

R-11 Hạn mức nợ ròng đầu ngày

Hạn mức nợ ròng đầu ngày được cấp cho từng thành viên.

Ngày

R-12 Số tiền phải dự trữ bắt buộc tại Ngân hàng Nhà nước

Số tiền của từng thành viên tham gia hệ thống phải dự trữ bắt buộc tại Ngân hàng Nhà nước.

Tháng

R-13 Số tiền dự trữ bắt buộc thực tế tại Ngân hàng Nhà nước

Số tiền dự trữ bắt buộc thực tế của từng thành viên tham gia hệ thống tại Ngân hàng Nhà nước.

Tháng

R-14 Số lượng giao dịch thanh toán giá trị thấp không được hệ thống chấp nhận do thiếu hạn mức nợ ròng

Số lượng giao dịch thanh toán giá trị thấp đã được thành viên gửi lên hệ thống nhưng không được hệ thống chấp nhận do thiếu hạn mức nợ ròng.

Ngày

R-15 Giá trị giao dịch thanh toán giá trị thấp không được hệ thống chấp nhận do thiếu hạn mức nợ ròng

Giá trị giao dịch thanh toán giá trị thấp đã được thành viên gửi lên hệ thống nhưng không được hệ thống chấp nhận do thiếu hạn mức nợ ròng.

Ngày

R-16 Số lượng giao dịch quyết toán kết quả bù trừ ròng giao dịch thanh toán giá trị thấp bị trì hoãn do thành viên tham gia thiếu số dư

Số lượng giao dịch quyết toán kết quả bù trừ ròng giao dịch thanh toán giá trị thấp bị trì hoãn do thành viên tham gia thiếu số dư (chi tiết theo từng thành viên tham gia).

Ngày

R-17 Giá trị giao dịch quyết toán kết quả bù trừ ròng giao dịch thanh toán giá trị thấp bị trì hoãn do thành viên tham gia thiếu số dư

Giá trị giao dịch quyết toán kết quả bù trừ ròng giao dịch thanh toán giá trị thấp bị trì hoãn do thành viên tham gia thiếu số dư (chi tiết theo từng thành viên tham gia).

Ngày

R-18 Số lượng giao dịch thanh toán giá trị cao trong hàng đợi

Số lượng giao dịch thanh toán giá trị cao trong hàng đợi quá 60 giây của thành viên tham gia.

Ngày

R-19 Giá trị giao dịch thanh toán giá trị cao trong hàng đợi

Giá trị giao dịch thanh toán giá trị cao trong hàng đợi quá 60 giây của thành viên tham gia.

Ngày

R-20 Số lượng giao dịch thanh toán ngoại tệ trong hàng đợi

Số lượng giao dịch thanh toán ngoại tệ trong hàng đợi quá 60 giây của thành viên tham gia.

Ngày

R-21 Giá trị giao dịch thanh toán ngoại tệ trong hàng đợi

Giá trị giao dịch thanh toán ngoại tệ trong hàng đợi quá 60 giây của thành viên tham gia.

Ngày

R-22 Số lượng giao dịch quyết toán kết quả bù trừ ròng cho hệ thống khác bị trì hoãn do thành viên tham gia thiếu số dư

Thống kê số lượng giao dịch theo từng hệ thống.

Ngày

R-23 Giá trị giao dịch quyết toán kết quả bù trừ ròng cho hệ thống khác bị trì hoãn thành viên tham gia thiếu số dư

Thống kê giá trị giao dịch theo từng hệ thống.

Ngày

R-24 Số lượng giao dịch thanh toán giá trị cao bị hủy cuối ngày do thành viên tham gia thiếu số dư

Số lượng giao dịch thanh toán giá trị cao được hệ thống chấp nhận nhưng bị hủy cuối ngày do thành viên tham gia thiếu số dư.

Ngày

R-25 Giá trị giao dịch thanh toán giá trị cao bị hủy cuối ngày do thành viên tham gia thiếu số dư

Giá trị các giao dịch thanh toán giá trị cao được hệ thống chấp nhận nhưng bị hủy cuối ngày do thành viên tham gia thiếu số dư.

Ngày

R-26 Số lượng các giao dịch thanh toán ngoại tệ bị hủy cuối ngày do thành viên tham gia thiếu số dư

Số lượng giao dịch thanh toán ngoại tệ được hệ thống chấp nhận nhưng bị hủy cuối ngày do thành viên tham gia thiếu số dư.

Ngày

R-27 Giá trị giao dịch thanh toán ngoại tệ bị hủy cuối ngày do thành viên tham gia thiếu số dư

Giá trị giao dịch thanh toán ngoại tệ được hệ thống chấp nhận nhưng bị hủy cuối ngày do thành viên tham gia thiếu số dư.

Ngày

PHỤ LỤC II

(Ban hành kèm theo Thông tư số 20/2018/TT-NHNN ngày 30 tháng 8 năm 2018 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định về giám sát các hệ thống thanh toán)

SỐ LIỆU HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG THANH TOÁN NGOẠI TỆ, HỆ THỐNG THANH TOÁN TIỀN GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN, HỆ THỐNG BÙ TRỪ, CHUYỂN MẠCH GIAO DỊCH TÀI CHÍNH

1. Hệ thống thanh toán ngoại tệ

1.1. Tình hình hoạt động

Chỉ tiêu

Mô tả chỉ tiêu

Định kỳ báo cáo

1.1.1. Thông tin thành viên

G-1 Thành viên trực tiếp là tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

Số lượng thành viên trực tiếp là tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tham gia hệ thống.

6 tháng đầu năm/năm

G-2 Thành viên trực tiếp là tổ chức kinh tế

Số lượng thành viên trực tiếp là tổ chức kinh tế tham gia hệ thống.

6 tháng đầu năm/năm

G-3 Thành viên gián tiếp (nếu có)

Số lượng thành viên gián tiếp (tham gia thanh toán thông qua thành viên trực tiếp).

6 tháng đầu năm/năm

1.1.2. Tình hình giao dịch

G-4 Số lượng giao dịch toàn hệ thống

Tổng số lượng giao dịch do hệ thống xử lý, trừ các giao dịch bị từ chối hoặc hủy. Mỗi giao dịch chỉ được tính một lần.

6 tháng đầu năm/năm

G-5 Giá trị giao dịch toàn hệ thống

Tổng giá trị giao dịch do hệ thống xử lý, trừ các giao dịch bị từ chối hoặc hủy. Mỗi giao dịch chỉ được tính một lần.

6 tháng đầu năm/năm

G-6 Số lượng giao dịch của các thành viên là tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

Tổng số lượng giao dịch của các thành viên là tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài hàng tháng do hệ thống xử lý, trừ các giao dịch bị từ chối hoặc hủy. Mỗi giao dịch chỉ được tính một lần.

6 tháng đầu năm/năm

G-7 Giá trị giao dịch của các thành viên là tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

Tổng giá trị giao dịch của các thành viên là tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do hệ thống xử lý, trừ các giao dịch bị từ chối hoặc hủy. Mỗi giao dịch chỉ được tính một lần.

6 tháng đầu năm/năm

G-8 Số lượng giao dịch của thành viên là tổ chức kinh tế

Tổng số lượng giao dịch của thành viên là tổ chức kinh tế do hệ thống xử lý, trừ các giao dịch bị từ chối hoặc hủy. Mỗi giao dịch chỉ được tính một lần.

6 tháng đầu năm/năm

G-9 Giá trị giao dịch của thành viên là tổ chức kinh tế

Tổng giá trị giao dịch của thành viên là tổ chức kinh tế do hệ thống xử lý, trừ các giao dịch bị từ chối hoặc hủy. Mỗi giao dịch chỉ được tính một lần.

6 tháng đầu năm/năm

G-10 Số lượng giao dịch trong ngày cao điểm

Ngày cao điểm là ngày có số lượng giao dịch lớn nhất trong kỳ báo cáo. Ngày này có thể khác ngày tại G-11.

6 tháng đầu năm/năm

G-11 Giá trị giao dịch trong ngày cao điểm

Ngày cao điểm là ngày có giá trị giao dịch lớn nhất trong kỳ báo cáo. Ngày này có thể khác với ngày tại G-10.

6 tháng đầu năm/năm

G-12 Tỷ lệ tập trung theo khối lượng giao dịch theo thành viên

Tỷ lệ % tổng số lượng giao dịch của 5 thành viên gửi lớn nhất trên tổng số lượng giao dịch toàn hệ thống. 5 thành viên gửi lớn nhất về số lượng có thể khác với 5 thành viên gửi lớn nhất về giá trị.

6 tháng đầu năm/năm

G-13 Tỷ lệ tập trung theo giá trị giao dịch theo thành viên

Tỷ lệ % tổng giá trị giao dịch của 5 thành viên gửi lớn nhất trên tổng giá trị giao dịch toàn hệ thống. 5 thành viên gửi lớn nhất về giá trị có thể khác với 5 thành viên gửi lớn nhất về số lượng.

6 tháng đầu năm/năm

1.2. Tình hình rủi ro

Chỉ tiêu

Định nghĩa

Định kỳ báo cáo

1.2.1. Rủi ro vận hành

R-1 Tính sẵn sàng của hệ thống

Tỷ lệ giữa thời gian hệ thống vận hành thực tế và thời gian vận hành của hệ thống theo quy định.

6 tháng đầu năm/năm

R-2 Khoảng thời gian xảy ra sự cố

Tổng số thời gian (tính theo giờ) xảy ra sự cố.

6 tháng đầu năm/năm

1.2.2. Rủi ro thanh khoản

R-3 Số dư tiền gửi đầu ngày

Số dư tiền gửi đầu ngày trung bình của từng thành viên, bao gồm các khoản thu nhập từ lãi tiền gửi.

6 tháng đầu năm/năm

R-4 Số lượng giao dịch không được quyết toán trong ngày do thành viên tham gia thiếu số dư

Tổng số lượng giao dịch được hệ thống chấp nhận nhưng không được quyết toán trong ngày do thành viên tham gia thiếu số dư.

6 tháng đầu năm/năm

R-5 Giá trị giao dịch không được quyết toán trong ngày do thành viên tham gia thiếu số dư

Tổng giá trị giao dịch được hệ thống chấp nhận nhưng không được quyết toán trong ngày do thành viên tham gia thiếu số dư.

6 tháng đầu năm/năm

1.2.3. Rủi ro quyết toán

R-6 Khoảng thời gian chậm trễ trong việc quyết toán các giao dịch so với quy định

Tổng thời gian chậm trễ trong việc quyết toán các giao dịch so với quy định trong kỳ báo cáo.

6 tháng đầu năm/năm

R-7 Số lượng giao dịch gặp rủi ro do cơ chế PVP không được áp dụng

Tổng số lượng giao dịch gặp rủi ro do cơ chế PVP không được áp dụng.

6 tháng đầu năm/năm

R-8 Giá trị giao dịch gặp rủi ro do cơ chế PVP không được áp dụng

Tổng giá trị giao dịch gặp rủi ro do cơ chế PVP không được áp dụng.

6 tháng đầu năm/năm

R-9 Quyết toán tại các hệ thống liên quan

Tổng giá trị giao dịch được quyết toán tại các hệ thống liên quan.

6 tháng đầu năm/năm

R-10 Tỷ lệ quyết toán tại các hệ thống liên quan

Giá trị giao dịch được quyết toán tại các hệ thống liên quan (trung bình ngày)/Giá trị của các giao dịch (trung bình ngày).

6 tháng đầu năm/năm

2. Hệ thống thanh toán tiền giao dịch chứng khoán

2.1. Tình hình hoạt động

Chỉ tiêu

Định nghĩa

Định kỳ báo cáo

2.1.1. Thông tin thành viên

G-1 Thành viên là tổ chức tín dụng

Số lượng thành viên là tổ chức tín dụng tham gia hệ thống.

6 tháng đầu năm/năm

G-2 Thành viên là công ty chứng khoán

Số lượng thành viên là công ty chứng khoán tham gia hệ thống.

6 tháng đầu năm/năm

2.1.2. Tình hình giao dịch

G-3 Số lượng giao dịch

Số lượng giao dịch do hệ thống xử lý hàng tháng, trừ các giao dịch bị từ chối hoặc hủy. Mỗi giao dịch chỉ được tính một lần.

6 tháng đầu năm/năm

G-4 Giá trị giao dịch

Giá trị giao dịch do hệ thống xử lý hàng tháng, trừ các giao dịch bị từ chối hoặc hủy. Mỗi giao dịch chỉ được tính một lần.

6 tháng đầu năm/năm

G-5 Số lượng giao dịch của thành viên tổ chức tín dụng

Số lượng giao dịch của các thành viên là tổ chức tín dụng do hệ thống xử lý hàng tháng, trừ các giao dịch bị từ chối hoặc hủy. Mỗi giao dịch chỉ được tính một lần.

6 tháng đầu năm/năm

G-6 Giá trị giao dịch của thành viên tổ chức tín dụng

Giá trị giao dịch của các thành viên là tổ chức tín dụng do hệ thống xử lý hàng tháng, trừ các giao dịch bị từ chối hoặc hủy. Mỗi giao dịch chỉ được tính một lần.

6 tháng đầu năm/năm

G-7 Số lượng giao dịch của thành viên công ty chứng khoán

Số lượng giao dịch của các thành viên là công ty chứng khoán do hệ thống xử lý hàng tháng, trừ các giao dịch bị từ chối hoặc hủy. Mỗi giao dịch chỉ được tính một lần.

6 tháng đầu năm/năm

G-8 Giá trị giao dịch của thành viên công ty chứng khoán

Giá trị giao dịch của các thành viên là công ty chứng khoán do hệ thống xử lý hàng tháng, trừ các giao dịch bị từ chối hoặc hủy. Mỗi giao dịch chỉ được tính một lần.

6 tháng đầu năm/năm

G-9 Số lượng giao dịch trong ngày cao điểm

Ngày cao điểm là ngày có số lượng giao dịch lớn nhất trong kỳ báo cáo. Ngày này có thể khác ngày tại G-10.

6 tháng đầu năm/năm

G-10 Giá trị giao dịch trong ngày cao điểm

Ngày cao điểm là ngày có giá trị giao dịch lớn nhất trong kỳ báo cáo. Ngày này có thể khác với ngày tại G-9.

6 tháng đầu năm/năm

G-11 Tỷ lệ tập trung theo khối lượng

Tỷ lệ % tổng số lượng giao dịch của 5 thành viên giao dịch lớn nhất trên tổng số lượng giao dịch toàn hệ thống. 5 thành viên gửi lớn nhất về số lượng có thể khác với 5 thành viên gửi lớn nhất về giá trị.

6 tháng đầu năm/năm

G-12 Tỷ lệ tập trung theo giá trị

Tỷ lệ % tổng giá trị giao dịch của 5 thành viên giao dịch lớn nhất trên tổng giá trị giao dịch toàn hệ thống. 5 thành viên gửi lớn nhất về giá trị có thể khác với 5 thành viên gửi lớn nhất về số lượng.

6 tháng đầu năm/năm

2.2. Tình hình rủi ro

Chỉ tiêu

Định nghĩa

Định kỳ báo cáo

2.2.1. Rủi ro vận hành

R-1 Tính sẵn sàng của hệ thống

Tỷ lệ giữa thời gian hệ thống vận hành thực tế và thời gian vận hành của hệ thống theo quy định.

6 tháng đầu năm/năm

R-2 Khoảng thời gian xảy ra sự cố

Tổng số thời gian (tính theo giờ) xảy ra sự cố.

6 tháng đầu năm/năm

2.2.2. Rủi ro tín dụng

R-3 Số lần một thành viên tham gia hệ thống yêu cầu hỗ trợ thanh khoản

Số lần một thành viên tham gia hệ thống yêu cầu hỗ trợ thanh khoản trong kỳ báo cáo.

6 tháng đầu năm/năm

R-4 Số tiền một thành viên tham gia hệ thống yêu cầu hỗ trợ thanh khoản

Tổng số tiền một thành viên tham gia hệ thống yêu cầu hỗ trợ thanh khoản trong kỳ báo cáo.

6 tháng đầu năm/năm

2.2.3. Rủi ro thanh khoản

R-5 Số dư tiền gửi đầu ngày

Số dư tiền gửi đầu ngày trung bình của từng thành viên tại Ngân hàng quyết toán, bao gồm các khoản thu nhập từ lãi tiền gửi.

6 tháng đầu năm/năm

R-6 Số lượng giao dịch không được quyết toán trong ngày do thành viên tham gia thiếu số dư

Số lượng giao dịch được hệ thống chấp nhận nhưng không được quyết toán trong ngày do thành viên tham gia thiếu số dư.

6 tháng đầu năm/năm

R-7 Giá trị giao dịch không được quyết toán trong ngày do thành viên tham gia thiếu số dư

Giá trị giao dịch được hệ thống chấp nhận nhưng không được quyết toán trong ngày do thành viên tham gia thiếu số dư.

6 tháng đầu năm/năm

2.2.4. Rủi ro quyết toán

R-8 Khoảng thời gian chậm trễ trong việc quyết toán các giao dịch so với quy định

Tổng thời gian (tính theo giờ) chậm trễ trong việc quyết toán của hệ thống.

6 tháng đầu năm/năm

R-9 Số lượng giao dịch gặp rủi ro do cơ chế DVP không được áp dụng

Tổng số lượng giao dịch gặp rủi ro do cơ chế DVP không được áp dụng.

6 tháng đầu năm/năm

R-10 Giá trị giao dịch gặp rủi ro do cơ chế DVP không được áp dụng

Tổng giá trị giao dịch gặp rủi ro do cơ chế DVP không được áp dụng.

6 tháng đầu năm/năm

3. Hệ thống bù trừ, chuyển mạch giao dịch tài chính

3.1. Tình hình hoạt động

Chỉ tiêu

Định nghĩa

Định kỳ báo cáo

3.1.1. Thông tin thành viên và đối tác khác

G-1 Thành viên kết nối dịch vụ bù trừ, chuyển mạch nội địa giao dịch qua ATM

Số lượng thành viên kết nối dịch vụ bù trừ, chuyển mạch nội địa giao dịch qua ATM.

6 tháng đầu năm/năm

G-2 Thành viên kết nối dịch vụ bù trừ, chuyển mạch nội địa giao dịch qua POS

Số lượng thành viên kết nối dịch vụ bù trừ, chuyển mạch nội địa giao dịch qua POS.

6 tháng đầu năm/năm

G-3 Thành viên kết nối dịch vụ bù trừ, chuyển mạch nội địa giao dịch thanh toán qua Internet, chương trình ứng dụng trên thiết bị di động

Số lượng thành viên kết nối dịch vụ bù trừ, chuyển mạch nội địa giao dịch thanh toán qua Internet, chương trình ứng dụng trên thiết bị di động.

6 tháng đầu năm/năm

G-4 Đối tác nước ngoài kết nối với hệ thống bù trừ, chuyển mạch

Số lượng đối tác nước ngoài (bao gồm tổ chức bù trừ, chuyển mạch nước ngoài và tổ chức nước ngoài khác) kết nối với hệ thống bù trừ, chuyển mạch.

6 tháng đầu năm/năm

G-5 Thành viên kết nối bù trừ, chuyển mạch quốc tế giao dịch qua ATM

Số lượng thành viên kết nối bù trừ, chuyển mạch quốc tế giao dịch qua ATM.

6 tháng đầu năm/năm

G-6 Thành viên kết nối bù trừ, chuyển mạch quốc tế giao dịch qua POS

Số lượng thành viên kết nối bù trừ, chuyển mạch quốc tế giao dịch qua POS.

6 tháng đầu năm/năm

3.1.2. Tình hình giao dịch

a) Giao dịch qua ATM sử dụng dịch vụ bù trừ, chuyển mạch

G-7 Số lượng giao dịch qua ATM sử dụng dịch vụ bù trừ, chuyển mạch nội địa

Tổng số lượng giao dịch tài chính qua ATM sử dụng dịch vụ bù trừ, chuyển mạch nội địa.

6 tháng đầu năm/năm

G-8 Giá trị giao dịch qua ATM sử dụng dịch vụ bù trừ, chuyển mạch nội địa

Tổng giá trị giao dịch tài chính qua ATM sử dụng dịch vụ bù trừ, chuyển mạch nội địa.

6 tháng đầu năm/năm

G-9 Số lượng giao dịch qua ATM sử dụng dịch vụ bù trừ, chuyển mạch nội địa trong ngày cao điểm

Ngày cao điểm là ngày có số lượng giao dịch tài chính qua ATM sử dụng dịch vụ bù trừ, chuyển mạch nội địa lớn nhất trong kỳ báo cáo. Ngày này có thể khác ngày tại G-10.

6 tháng đầu năm/năm

G-10 Giá trị giao dịch qua ATM sử dụng dịch vụ bù trừ, chuyển mạch nội địa trong ngày cao điểm

Ngày cao điểm là ngày có giá trị giao dịch tài chính qua ATM sử dụng dịch vụ bù trừ, chuyển mạch nội địa lớn nhất trong kỳ báo cáo. Ngày này có thể khác ngày tại G-9.

6 tháng đầu năm/năm

G-11 Số lượng giao dịch rút tiền mặt qua ATM sử dụng dịch vụ bù trừ, chuyển mạch nội địa

Số lượng giao dịch rút tiền mặt qua ATM sử dụng dịch vụ bù trừ, chuyển mạch nội địa.

6 tháng đầu năm/năm

G-12 Giá trị giao dịch rút tiền mặt qua ATM sử dụng dịch vụ bù trừ, chuyển mạch nội địa

Giá trị giao dịch rút tiền mặt qua ATM sử dụng dịch vụ bù trừ, chuyển mạch nội địa.

6 tháng đầu năm/năm

G-13 Số lượng giao dịch thanh toán qua ATM sử dụng dịch vụ bù trừ, chuyển mạch nội địa

Số lượng giao dịch chuyển khoản, thanh toán hàng hóa, dịch vụ qua ATM sử dụng dịch vụ bù trừ, chuyển mạch nội địa.

6 tháng đầu năm/năm

G-14 Giá trị giao dịch thanh toán qua ATM sử dụng dịch vụ bù trừ, chuyển mạch nội địa

Giá trị giao dịch chuyển khoản, thanh toán hàng hóa, dịch vụ qua ATM sử dụng dịch vụ bù trừ, chuyển mạch nội địa.

6 tháng đầu năm/năm

G-15 Số lượng giao dịch qua ATM sử dụng dịch vụ bù trừ, chuyển mạch quốc tế

Tổng số lượng giao dịch tài chính qua ATM sử dụng dịch vụ bù trừ, chuyển mạch quốc tế. Thống kê theo từng tổ chức đối tác nước ngoài.

6 tháng đầu năm/năm

G-16 Giá trị giao dịch qua ATM sử dụng dịch vụ bù trừ, chuyển mạch quốc tế

Tổng giá trị giao dịch tài chính qua ATM sử dụng dịch vụ bù trừ, chuyển mạch quốc tế. Thống kê theo từng tổ chức đối tác nước ngoài.

6 tháng đầu năm/năm

G-17 Số lượng giao dịch có tra soát, khiếu nại qua ATM sử dụng dịch vụ bù trừ, chuyển mạch

Tổng số lượng giao dịch qua ATM có phát sinh ra soát, khiếu nại (bao gồm giao dịch bù trừ, chuyển mạch nội địa và bù trừ, chuyển mạch quốc tế).

6 tháng đầu năm/năm

G-18 Giá trị giao dịch có tra soát, khiếu nại qua ATM sử dụng dịch vụ bù trừ, chuyển mạch

Tổng giá trị giao dịch qua ATM có phát sinh tra soát, khiếu nại (bao gồm giao dịch bù trừ, chuyển mạch nội địa và bù trừ, chuyển mạch quốc tế).

6 tháng đầu năm/năm

G-19 Giao dịch qua ATM sử dụng dịch vụ bù trừ, chuyển mạch nội địa hệ thống xử lý không thành công.

Số lượng giao dịch qua ATM sử dụng dịch vụ bù trừ, chuyển mạch nội địa mà hệ thống xử lý không thành công.

6 tháng đầu năm/năm

G-20 Giao dịch qua ATM sử dụng dịch vụ bù trừ, chuyển mạch quốc tế được hệ thống xử lý không thành công.

Số lượng giao dịch qua ATM sử dụng dịch vụ bù trừ, chuyển mạch quốc tế mà hệ thống xử lý không thành công.

6 tháng đầu năm/năm

G-21 Tỷ lệ tập trung theo khối lượng

Tỷ lệ % tổng số lượng giao dịch bù trừ, chuyển mạch từ ATM của 5 thành viên nhiều nhất trên tổng số lượng giao dịch. 5 thành viên nhiều nhất về số lượng có thể khác với 5 thành viên nhiều nhất về giá trị.

6 tháng đầu năm/năm

G-22 Tỷ lệ tập trung theo giá trị

Tỷ lệ % tổng giá trị giao dịch bù trừ, chuyển mạch từ ATM của 5 thành viên nhiều nhất trên tổng giá trị giao dịch. 5 thành viên nhiều nhất về giá trị có thể khác với 5 thành viên nhiều nhất về số lượng.

6 tháng đầu năm/năm

b) Giao dịch qua POS sử dụng dịch vụ bù trừ, chuyển mạch

G-23 Số lượng giao dịch qua POS sử dụng dịch vụ bù trừ, chuyển mạch nội địa

Tổng số lượng giao dịch tài chính qua POS sử dụng dịch vụ bù trừ, chuyển mạch nội địa.

6 tháng đầu năm/năm

G-24 Giá trị giao dịch qua POS sử dụng dịch vụ bù trừ, chuyển mạch nội địa

Tổng giá trị giao dịch tài chính qua POS sử dụng dịch vụ bù trừ, chuyển mạch nội địa.

6 tháng đầu năm/năm

G-25 Số lượng giao dịch thanh toán hàng hóa, dịch vụ qua POS sử dụng dịch vụ bù trừ, chuyển mạch nội địa

Số lượng giao dịch thanh toán hàng hóa, dịch vụ qua POS sử dụng dịch vụ bù trừ, chuyển mạch nội địa.

6 tháng đầu năm/năm

G-26 Giá trị giao dịch thanh toán hàng hóa, dịch vụ qua POS sử dụng dịch vụ bù trừ, chuyển mạch nội địa

Giá trị giao dịch thanh toán hàng hóa, dịch vụ qua POS sử dụng dịch vụ bù trừ, chuyển mạch nội địa.

6 tháng đầu năm/năm

G-27 Số lượng giao dịch qua POS sử dụng dịch vụ bù trừ, chuyển mạch quốc tế

Tổng số lượng giao dịch tài chính qua POS sử dụng dịch vụ bù trừ, chuyển mạch quốc tế. Thống kê theo từng tổ chức đối tác nước ngoài.

6 tháng đầu năm/năm

G-28 Giá trị giao dịch qua POS sử dụng dịch vụ bù trừ, chuyển mạch quốc tế

Tổng giá trị giao dịch tài chính qua POS sử dụng dịch vụ bù trừ, chuyển mạch quốc tế. Thống kê theo từng tổ chức đối tác nước ngoài.

6 tháng đầu năm/năm

G-29 Số lượng giao dịch có tra soát, khiếu nại qua POS

Tổng số lượng giao dịch qua POS có phát sinh tra soát, khiếu nại (bao gồm giao dịch bù trừ, chuyển mạch nội địa và bù trừ, chuyển mạch quốc tế).

6 tháng đầu năm/năm

G-30 Giá trị giao dịch có tra soát, khiếu nại qua POS

Tổng giá trị giao dịch qua POS có phát sinh tra soát, khiếu nại (bao gồm giao dịch bù trừ, chuyển mạch nội địa và bù trừ, chuyển mạch quốc tế).

6 tháng đầu năm/năm

G-31 Giao dịch qua POS sử dụng dịch vụ bù trừ, chuyển mạch nội địa hệ thống xử lý không thành công

Số lượng giao dịch qua POS sử dụng dịch vụ bù trừ, chuyển mạch nội địa mà hệ thống xử lý không thành công.

6 tháng đầu năm/năm

G-32 Giao dịch qua POS sử dụng dịch vụ bù trừ, chuyển mạch quốc tế hệ thống xử lý không thành công

Số lượng giao dịch qua POS sử dụng dịch vụ bù trừ, chuyển mạch quốc tế mà hệ thống xử lý không thành công.

6 tháng đầu năm/năm

G-33 Tỷ lệ tập trung theo khối lượng

Tỷ lệ % tổng số lượng giao dịch bù trừ chuyển mạch từ POS của 5 thành viên nhiều nhất trên tổng số lượng giao dịch. 5 thành viên nhiều nhất về số lượng có thể khác với 5 thành viên nhiều nhất về giá trị.

6 tháng đầu năm/năm

G-34 Tỷ lệ tập trung theo giá trị

Tỷ lệ % giá trị giao dịch bù trừ, chuyển mạch từ POS của 5 thành viên nhiều nhất trên tổng giá trị giao dịch. 5 thành viên nhiều nhất về giá trị có thể khác với 5 thành viên nhiều nhất về số lượng.

6 tháng đầu năm/năm

c) Giao dịch thanh toán qua Internet, chương trình ứng dụng trên thiết bị di động sử dụng dịch vụ bù trừ, chuyển mạch

G-35 Số lượng giao dịch thanh toán qua Internet, chương trình ứng dụng trên thiết bị di động sử dụng dịch vụ bù trừ, chuyển mạch nội địa

Tổng số lượng giao dịch thanh toán qua Internet, chương trình ứng dụng trên thiết bị di động sử dụng dịch vụ bù trừ, chuyên mạch nội địa.

6 tháng đầu năm/năm

G-36 Giá trị giao dịch thanh toán qua Internet, chương trình ứng dụng trên thiết bị di động sử dụng dịch vụ bù trừ, chuyển mạch nội địa

Tổng giá trị giao dịch giao dịch thanh toán qua Internet, chương trình ứng dụng trên thiết bị di động sử dụng dịch vụ bù trừ, chuyển mạch nội địa.

6 tháng đầu năm/năm

G-37 Số lượng giao dịch thanh toán qua Internet, chương trình ứng dụng trên thiết bị di động sử dụng dịch vụ bù trừ, chuyển mạch quốc tế

Tổng số lượng giao dịch thanh toán qua Internet, chương trình ứng dụng trên thiết bị di động sử dụng dịch vụ bù trừ, chuyển mạch quốc tế.

6 tháng đầu năm/năm

G-38 Giá trị giao dịch thanh toán qua Internet, chương trình ứng dụng trên thiết bị di động sử dụng dịch vụ bù trừ, chuyển mạch quốc tế

Tổng giá trị giao dịch giao dịch thanh toán qua Internet, chương trình ứng dụng trên thiết bị di động sử dụng dịch vụ bù trừ, chuyển mạch quốc tế.

6 tháng đầu năm/năm

G-39 Giao dịch thanh toán qua Internet, chương trình ứng dụng trên thiết bị di động sử dụng dịch vụ bù trừ, chuyển mạch nội địa mà hệ thống xử lý không thành công.

Số lượng giao dịch thanh toán qua Internet, chương trình ứng dụng trên thiết bị di động sử dụng dịch vụ bù trừ, chuyển mạch nội địa mà hệ thống xử lý không thành công.

6 tháng đầu năm/năm

G-40 Giao dịch thanh toán qua Internet, chương trình ứng dụng trên thiết bị di động sử dụng dịch vụ bù trừ, chuyển mạch quốc tế mà hệ thống xử lý không thành công.

Số lượng giao dịch thanh toán qua Internet, chương trình ứng dụng trên thiết bị di động sử dụng dịch vụ bù trừ, chuyển mạch quốc tế mà hệ thống xử lý không thành công.

6 tháng đầu năm/năm

G-41 Tỷ lệ tập trung theo khối lượng

Tỷ lệ % tổng số lượng giao dịch bù trừ, chuyển mạch giao dịch thanh toán qua Internet, chương trình ứng dụng trên thiết bị di động của 5 thành viên nhiều nhất trên tổng số lượng giao dịch. 5 thành viên nhiều nhất về số lượng có thể khác với 5 thành viên nhiều nhất về giá trị.

6 tháng đầu năm/năm

G-42 Tỷ lệ tập trung theo giá trị

Tỷ lệ % tổng giá trị giao dịch bù trừ, chuyển mạch giao dịch thanh toán qua Internet, chương trình ứng dụng trên thiết bị di động của 5 thành viên nhiều nhất trên tổng giá trị giao dịch. 5 thành viên nhiều nhất về giá trị có thể khác với 5 thành viên nhiều nhất về số lượng.

6 tháng đầu năm/năm

3.2. Tình hình rủi ro

Chỉ tiêu

Định nghĩa

Định kỳ báo cáo

3.2.1. Rủi ro vận hành

R-1 Tính sẵn sàng của hệ thống

Tỷ lệ giữa thời gian hệ thống vận hành thực tế và thời gian vận hành của hệ thống theo quy định.

6 tháng đầu năm/năm

R-2 Khoảng thời gian xảy ra sự cố

Tổng số thời gian (tính theo giờ) xảy ra sự cố.

6 tháng đầu năm/năm

3.2.2. Rủi ro tín dụng

R-3 Số lần một thành viên tham gia hệ thống yêu cầu hỗ trợ thanh khoản

Số lần một thành viên tham gia hệ thống yêu cầu hỗ trợ thanh khoản trong kỳ báo cáo.

6 tháng đầu năm/năm

R-4 Số tiền một thành viên tham gia hệ thống yêu cầu hỗ trợ thanh khoản

Tổng số tiền một thành viên tham gia hệ thống yêu cầu hỗ trợ thanh khoản trong kỳ báo cáo.

6 tháng đầu năm/năm

3.2.3. Rủi ro quyết toán

R-5 Quyết toán tại các hệ thống thanh toán có liên quan

Tổng giá trị giao dịch được quyết toán tại hệ thống thanh toán có liên quan.

6 tháng đầu năm/năm

PHỤ LỤC III

(Ban hành kèm theo Thông tư số 20/2018/TT-NHNN ngày 30 tháng 8 năm 2018 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định về giám sát các hệ thống thanh toán)

ĐƠN VỊ BÁO CÁO
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: ………

…, ngày …. tháng … năm …..

BÁO CÁO TÌNH HÌNH VẬN HÀNH HỆ THỐNG THANH TOÁN QUAN TRỌNG

Kỳ báo cáo (6 tháng đầu năm …) năm ….

Kính gửi: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Vụ Thanh toán)

1. Báo cáo, đánh giá về việc tổ chức vận hành hệ thống thanh toán

- Tình hình hoạt động hệ thống thanh toán: Đánh giá về chất lượng dịch vụ, tình hình rủi ro sự cố phát sinh.

- Tình hình thành viên tham gia hệ thống: Đánh giá chung về tình hình biến động thành viên trong kỳ báo cáo.

- Tình hình nâng cấp hệ thống, những thay đổi cơ bản về tính năng của hệ thống, quy trình, thủ tục nội bộ của hệ thống.

2. Những khó khăn, vướng mắc và đề xuất, kiến nghị.


Nơi nhận:
- Như trên;
- Lưu.

NGƯỜI ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP
(Ký, ghi rõ họ tên đóng dấu)

PHỤ LỤC IV

(Ban hành kèm theo Thông tư số 20/2018/TT-NHNN ngày 30 tháng 8 năm 2018 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định về giám sát các hệ thống thanh toán)

ĐƠN VỊ BÁO CÁO
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: ………

…, ngày .. tháng …năm …

THÔNG BÁO SỰ CỐ

Kính gửi: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Vụ Thanh toán)

1. Thông tin chung

Thời điểm xảy ra sự cố (ngày, giờ xảy ra sự cố): …………………………………………

Mô tả sự cố: ……………………………………………………………………………………

Nguyên nhân gây ra sự cố: …………………………………………………………………..

Khoảng thời gian xảy ra sự cố (được tính theo phút): ………………………………………

2. Các biện pháp xử lý, khắc phục (trong đó nêu thời điểm hoàn thành khắc phục).


Nơi nhận:
- Như trên;
- Lưu.

NGƯỜI ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

PHỤ LỤC V

(Ban hành kèm theo Thông tư số 20/2018/TT-NHNN ngày 30 tháng 8 năm 2018 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định về giám sát các hệ thống thanh toán)

ĐƠN VỊ BÁO CÁO
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: ……….

…, ngày … tháng … năm …

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG THANH TOÁN

Kính gửi: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Vụ Thanh toán)i

1. Tóm tắt báo cáo

Tóm tắt những điểm chính của báo cáo, trong đó có tổng quan về hệ thống thanh toán do đơn vị báo cáo vận hành, các thành viên, các quy định pháp luật, các quy trình, thủ tục, các rủi ro chủ yếu và việc quản lý các rủi ro này.

Tóm tắt kết quả xếp hạng mức độ đáp ứng theo các nguyên tắc áp dụng đối với hệ thống thanh toán quan trọng được ban hành bởi Ủy ban các Hệ thống Thanh toán và Quyết toán thuộc Ngân hàng Thanh toán Quốc tế và Tổ chức Quốc tế các Ủy ban Chứng khoánii:

Mức độ đánh giá

Nguyên tắc số

Tỷ lệ

Đáp ứngiii

(liệt kê các nguyên tắc có cùng mức xếp hạng)

Tổng số nguyên tắc được xếp hạng ở mức này/Tổng số nguyên tắc được đánh giá

Khá đáp ứngiv

(liệt kê các nguyên tắc có cùng mức xếp hạng)

Tổng số nguyên tắc được xếp hạng ở mức này/Tổng số nguyên tắc được đánh giá

Đáp ứng một phầnv

(liệt kê các nguyên tắc có cùng mức xếp hạng)

Tổng số nguyên tắc được xếp hạng ở mức này/Tổng số nguyên tắc được đánh giá

Không đáp ứngvi

(liệt kê các nguyên tắc có cùng mức xếp hạng)

Tổng số nguyên tắc được xếp hạng ở mức này/Tổng số nguyên tắc được đánh giá

Không áp dụngvii

(liệt kê các nguyên tắc có cùng mức xếp hạng)

Tổng số nguyên tắc được xếp hạng ở mức này/Tổng số nguyên tắc được đánh giá

2. Tóm tắt các thay đổi lớn kể từ kỳ báo cáo trước

Tóm tắt những thay đổi trong tổ chức quản lý, dịch vụ, tính năng hệ thống, các quy định pháp lý, quy định pháp lý, quy trình, thủ tục và thị trường mà hệ thống thanh toán cung cấp dịch vụ kể từ kỳ báo cáo gần nhất

3. Khái quát chung về hệ thống thanh toán

3.1. Mô tả chung về hệ thống thanh toán và thị trường mà hệ thống thanh toán cung ứng dịch vụ

Mô tả ngắn gọn về các dịch vụ và chức năng của hệ thống thanh toán, tổng quan về thị trường hệ thống thanh toán cung ứng dịch vụ, trong đó bao gồm số lượng, giá trị giao dịch, các hạn mức trong ngày mà hệ thống thanh toán cấp cho thành viên (nếu có)

3.2. Tổ chức chung của hệ thống thanh toán

Nêu tổng quan về cơ cấu tổ chức và quản trị của hệ thống thanh toán, bao gồm các chính sách quản trị, cơ cấu quản trị và cơ cấu quản lý của hệ thống thanh toán.

3.3. Khuôn khổ pháp lý và quy định

Nêu tổng quan về khuôn khổ pháp lý và quy định liên quan đến hệ thống thanh toán được đánh giá, bao gồm cơ cấu pháp lý và quyền sở hữu của hệ thống thanh toán, cơ sở pháp lý cho hoạt động của hệ thống thanh toán.

3.4. Thiết kế hệ thống và các hoạt động

Mô tả ngắn gọn về thiết kế và vận hành của hệ thống thanh toán (nêu rõ về quy trình xử lý giao dịch và trách nhiệm của các bên liên quan).

4. Bản thuyết minh tóm tắt đánh giá theo từng nguyên tắc

- Tên nguyên tắc và trích dẫn nội dung của nguyên tắc.

- Thuyết minh tóm tắt: Nêu đầy đủ thông tin chi tiết, bối cảnh cũng như bất kỳ thông tin bổ sung khác về việc đáp ứng của hệ thống thanh toán đối với nguyên tắc, nên đính kèm các tài liệu tham khảo có thể công bố được để bổ sung thêm thông tin.

- Kết quả xếp hạng (đáp ứng, khá đáp ứng, đáp ứng một phần, không đáp ứng, không áp dụng).

5. Danh sách các nguồn tài liệu liên quan

Liệt kê danh sách các tài liệu liên quan, bao gồm các các tài liệu đã được tham chiếu trong báo cáo.


Nơi nhận:
- Như trên;
- Lưu.

NGƯỜI ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

Hướng dẫn lập báo cáo

i Nội dung này chỉ áp dụng đối với báo cáo của tổ chức vận hành hệ thống thanh toán ngoại tệ, hệ thống thanh toán tiền giao dịch chứng khoán, hệ thống bù trừ, chuyển mạch giao dịch tài chính.

ii Các nguyên tắc được áp dụng để đánh giá hệ thống thanh toán quan trọng được trích dẫn từ bộ Các nguyên tắc áp dụng đối với hạ tầng thị trường tài chính được Ủy ban các Hệ thống Thanh toán và Quyết toán thuộc Ngân hàng Thanh toán Quốc tế và Tổ chức Quốc tế các Ủy ban Chứng khoán ban hành vào tháng 4 năm 2012 và các văn bản sửa đổi, bổ sung, bao gồm các nguyên tắc sau:

Nguyên tắc số 1: Cơ sở pháp lý

Một hệ thống thanh toán quan trọng cần có một cơ sở pháp lý vững chắc, rõ ràng, minh bạch và có thể thực thi đối với mỗi khía cạnh quan trọng trong các hoạt động của hệ thống đó ở tất cả các thể chế pháp lý liên quan.

Nguyên tắc số 2: Quản trị điều hành

Một hệ thống thanh toán quan trọng cần có cơ chế quản lý rõ ràng và minh bạch, tăng cường an toàn, hiệu quả của hệ thống thanh toán, đảm bảo sự ổn định cho hệ thống tài chính, tạo điều kiện quan tâm đến lợi ích cộng đồng một cách thích hợp và hỗ trợ các bên liên quan đạt được mục tiêu.

Nguyên tắc số 3: Khuôn khổ quản trị rủi ro toàn diện

Một hệ thống thanh toán quan trọng cần duy trì một cơ chế quản trị rủi ro hiệu quả để quản lý toàn diện các rủi ro về pháp lý, tín dụng, thanh khoản, vận hành và các rủi ro khác.

Nguyên tắc số 4: Rủi ro tín dụng

Một hệ thống thanh toán quan trọng cần đo lường, giám sát và quản lý hiệu quả rủi ro tín dụng đối với các thành viên tham gia và các rủi ro phát sinh từ quy trình thanh toán, bù trừ, quyết toán. Một hệ thống thanh toán quan trọng cần duy trì nguồn tài chính đủ mạnh để đảm bảo chắc chắn có thể bù đắp rủi ro tín dụng đối với mỗi thành viên tham gia.

Nguyên tắc số 5: Tài sản bảo đảm

Một hệ thống thanh toán quan trọng đòi hỏi phải có tài sản bảo đảm để quản lý rủi ro tín dụng của hệ thống thanh toán đó cũng như rủi ro tín dụng của các thành viên tham gia. Khi đó, hệ thống thanh toán quan trọng cần phải chấp nhận tài sản bảo đảm với rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản và rủi ro thị trường ở mức thấp. Một hệ thống thanh toán quan trọng cũng cần áp dụng tỷ lệ chiết khấu, hạn mức tập trung nắm giữ tài sản ở mức hợp lý.

Nguyên tắc số 7: Rủi ro thanh khoản

Một hệ thống thanh toán quan trọng cần đo lường, giám sát và quản lý rủi ro thanh khoản một cách hiệu quả. Hệ thống thanh toán quan trọng nên duy trì đủ nguồn lực thanh khoản bằng tất cả các loại tiền tệ liên quan để đảm bảo chắc chắn thực hiện các nghĩa vụ tài chính trong cùng một ngày và khi cần, có thể thực hiện các nghĩa vụ tài chính trong ngày và trong nhiều ngày theo hàng loạt các kịch bản rủi ro có thể xảy ra. Những kịch bản này có thể bao gồm sự cố mất khả năng thanh toán của thành viên và các đơn vị phụ thuộc của họ có khả năng tạo ra tổng nghĩa vụ thanh toán lớn nhất cho hệ thống thanh toán quan trọng đó trong điều kiện thị trường rất khó khăn có thể xảy ra.

Nguyên tắc số 8: Quyết toán dứt điểm

Một hệ thống thanh toán quan trọng nên thực hiện quyết toán dứt điểm một cách rõ ràng và chính xác, tối thiểu là vào thời điểm kết thúc ngày giá trị. Trong trường hợp cần thiết hoặc thích hợp hơn, một hệ thống thanh toán quan trọng cần phải tiến hành quyết toán trong ngày hoặc theo thời gian thực.

Nguyên tắc số 9: Quyết toán tiền

Một hệ thống thanh toán quan trọng nên tiến hành quyết toán thông qua Ngân hàng Trung ương, nếu khả thi và sẵn sàng. Trường hợp không quyết toán qua Ngân hàng Trung ương thì hệ thống thanh toán quan trọng nên giảm thiểu và kiểm soát chặt chẽ rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản phát sinh từ việc quyết toán qua ngân hàng thương mại.

Nguyên tắc số 12: Hệ thống quyết toán chuyển giao giá trị

Trường hợp hệ thống thanh toán quan trọng thực hiện các giao dịch có liên quan đến việc thanh toán hai nghĩa vụ có liên hệ với nhau (ví dụ: giao dịch chứng khoán hoặc giao dịch ngoại hối), hệ thống thanh toán quan trọng cần loại bỏ rủi ro mất vốn thông qua quy định thực hiện quyết toán nghĩa vụ này trên cơ sở đã hoàn thành quyết toán nghĩa vụ kia.

Nguyên tắc số 13: Các quy tắc và thủ tục quản lý thành viên tham gia bị mất khả năng thanh toán

Một hệ thống thanh toán quan trọng cần thiết lập các quy tắc và thủ tục rõ ràng, hiệu quả để quản lý tình trạng mất khả năng thanh toán của thành viên tham gia. Những quy tắc và thủ tục này cần được xây dựng theo hướng đảm bảo hệ thống thanh toán quan trọng có thể có các hành động kịp thời để ngăn chặn các thiệt hại và giảm áp lực thanh khoản, đồng thời duy trì khả năng thực hiện các nghĩa vụ của hệ thống thanh toán quan trọng đó.

Nguyên tắc số 15: Rủi ro kinh doanh chung

Một hệ thống thanh toán quan trọng cần phải xác định, giám sát, quản lý rủi ro kinh doanh và nắm giữ đầy đủ tài sản ròng có tính thanh khoản cao từ nguồn vốn chủ sở hữu đủ để bù đắp những tổn thất kinh doanh có thể xảy ra. Điều này giúp hệ thống thanh toán quan trọng có thể tiếp tục hoạt động và cung cấp dịch vụ một cách bình thường ngay cả khi có xảy ra thua lỗ. Hơn nữa, tài sản thanh khoản ròng ở mọi thời điểm cần phải đủ để đảm bảo phục hồi hoặc giảm dần một cách hợp lý các hoạt động và dịch vụ quan trọng.

Nguyên tắc số 16: Rủi ro lưu ký và đầu tư

Một hệ thống thanh toán quan trọng cần bảo toàn tài sản của mình cũng như của các thành viên, đồng thời giảm thiểu nguy cơ mất mát và chậm trễ trong việc tiếp cận các tài sản này. Hệ thống thanh toán quan trọng nên đầu tư vào các công cụ có mức rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường và rủi ro thanh khoản thấp nhất.

Nguyên tắc số 17: Rủi ro vận hành

Một hệ thống thanh toán quan trọng nên xác định các nguồn rủi ro vận hành một cách hợp lý, cả từ bên trong và bên ngoài, đồng thời cần giảm thiểu tác động của các rủi ro này bằng cách áp dụng các hệ thống, quy định, thủ tục và biện pháp kiểm soát thích hợp. Hệ thống phải được thiết kế theo hướng đảm bảo mức độ bảo mật và độ tin cậy hoạt động cao cũng như cần có dung lượng đủ lớn và có khả năng mở rộng thêm. Quản lý hoạt động liên tục cần đưa ra mục đích để phục hồi kịp thời các hoạt động và thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của hệ thống thanh toán quan trọng, ngay cả trong các trường hợp xảy ra tình trạng gián đoạn ở quy mô rộng hoặc gián đoạn lớn, có tính chất trọng yếu.

Nguyên tắc số 18: Các yêu cầu về tiếp cận và tham gia

Một hệ thống thanh toán quan trọng cần phải đưa ra các tiêu chí tham gia đảm bảo tính khách quan, dựa trên rủi ro và được thông báo rộng rãi nhằm đảm bảo các tổ chức được phép tiếp cận một cách công bằng và công khai.

Nguyên tắc số 19: Thỏa thuận tham gia theo cấp độ

Một hệ thống thanh toán quan trọng nên xác định, giám sát và quản lý các rủi ro quan trọng có thể xảy ra đối với hệ thống thanh toán quan trọng đó mà phát sinh từ những thỏa thuận tham gia theo cấp độ.

Nguyên tắc số 21: Hiệu suất và hiệu quả

Một hệ thống thanh toán quan trọng phải đảm bảo hiệu suất, hiệu quả trong việc đáp ứng các yêu cầu của thành viên tham gia và thị trường mà hệ thống thanh toán quan trọng đó phục vụ.

Nguyên tắc số 22: Các thủ tục và tiêu chuẩn thông tin truyền thông

Một hệ thống thanh toán quan trọng nên sử dụng hoặc ít nhất là phải tương thích với các tiêu chuẩn về thông tin truyền thông có liên quan đã được chấp nhận ở phạm vi quốc tế nhằm tạo điều kiện thực hiện thanh toán, bù trừ, quyết toán một cách hiệu quả.

Nguyên tắc số 23: Công bố các quy tắc, thủ tục quan trọng và dữ liệu thị trường

Một hệ thống thanh toán quan trọng cần có những quy định, thủ tục rõ ràng và toàn diện, đồng thời cung cấp đầy đủ thông tin nhằm cho phép những thành viên tham gia có thể hiểu chính xác về những rủi ro, phí và các chi phí quan trọng khác mà họ phải chịu khi tham gia vào hệ thống thanh toán đó. Tất cả các quy tắc và thủ tục có liên quan cần được công bố rộng rãi.

iii Hệ thống thanh toán đáp ứng nguyên tắc: Bất kỳ vấn đề thiếu sót được xác định không phải là vấn đề cấp thiết, quan trọng, hệ thống thanh toán có thể cân nhắc xử lý các vấn đề này trong quá trình hoạt động bình thường.

iv Hệ thống thanh toán khá đáp ứng các nguyên tắc: Việc đánh giá xác định một hoặc nhiều vấn đề mà hệ thống thanh toán nên giải quyết và theo dõi trong một thời gian (từ 01 năm đến 03 năm).

v Hệ thống thanh toán đáp ứng một phần các nguyên tắc: Việc đánh giá xác định một hoặc nhiều vấn đề có thể trở nên nghiêm trọng nếu không được giải quyết kịp thời. Hệ thống thanh toán nên dành ưu tiên cao cho việc giải quyết những vấn đề này.

vi Hệ thống thanh toán không đáp ứng các nguyên tắc: Việc đánh giá đã xác định một hoặc nhiều vấn đề nghiêm trọng phải xử lý ngay lập tức. Do đó, hệ thống thanh toán nên dành ưu tiên cao nhất cho việc giải quyết những vấn đề này.

vii Các nguyên tắc không áp dụng cho hệ thống thanh toán đang được đánh giá do quy định pháp lý, các tính năng đặc thù của hệ thống thanh toán.

STATE BANK OF VIETNAM
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
---------------

No. 20/2018/TT-NHNN

Hanoi, August 30, 2018

 

CIRCULAR

PRESCRIBING OVERSIGHT AND SUPERVISION OF PAYMENT SYSTEMS

Pursuant to the Law on State Bank of Vietnam dated June 16, 2010;

Pursuant to the Law on Credit Institutions dated June 16, 2010 and the Law on Amending and Supplementing certain Articles of the Law on Credit Institutions dated November 20, 2017;

Pursuant to the Government's Decree No. 16/2017/ND-CP dated February 17, 2017, defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the State Bank of Vietnam;

Pursuant to the Government's Decree No. 101/2012/ND-CP dated November 22, 2012 on non-cash payment and the Decree No. 80/2016/ND-CP dated July 1, 2016 amending and supplementing certain articles of the Government’s Decree No.101/2012/ND-CP dated November 22, 2012 on non-cash payment;

Upon the request of the Director of the Payments Authority;

The Governor of the State bank of Vietnam hereby promulgates the Circular prescribing oversight and supervision of payment systems.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

GENERAL PROVISIONS

Article 1. Scope

This Circular prescribes oversight and supervision of important payment systems.

Article 2. Subjects of application

1. Organizations operating important payment systems.

2. Organizations or individuals involved in oversight and supervision of important payment systems.

Article 3. Definition

For the purposes of this Circular, terms used herein shall be construed as follows:

1. Payment system means the system constituted by payment instruments, regulations, processes, procedures, technical infrastructure, operating organization and members involved in processing, clearing and settlement of payment transactions between participating members.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) It is the sole payment system or accounts for a large proportion of transactions in total payment value to those carried out through payment systems of same kind; or

b) It is the system designed for processing of high-value payment transactions; or

c) It is the system used for settlement of transactions in lieu of other payment systems or of transactions arising on the financial market.

Important payment systems referred to herein shall comprise the National Interbank Payment System; the Foreign Exchange Settlement System (controlled by the Joint Stock Commercial Bank for Foreign Trade of Vietnam); the Securities Transaction Payment System; the System for Clearing and Switching of Financial Transactions.

3. Organization operating important payment system (hereinafter referred to as operating organization) means a body directly running an important payment system.

4. Settlement bank means a bank opening payment accounts held by members participating in a payment system to carry out the settlement of financial obligations arising from transactions between these members in that system.

5. Liquidity risk means a risk incurred from the situation where a member participating in a payment system fails to fulfill its financial obligations arising in that payment system by due date even though that member may implement these obligations in the future.

6. Credit risk means a risk incurred from the situation where a member participating in a payment system fails to fulfill its financial obligations arising in that payment system by due date and at any future time.

7. Systematic risk means a risk that is incurred from a member’s inability to secure its financial obligations in a payment system by due date which entails other members’ failure to fulfill their financial obligations by due dates, and is likely to be spread to other payment systems.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

9. Operational risk means a risk that interrupts or stops operation of a payment system due to errors arising from hardware, software, communication system, human faults or effects of external incidents.

10. Oversight and supervision of payment systems means the monitoring and assessment of operations of payment systems, issue of warnings and recommendations where necessary.

11. Supervising unit means a unit as part of the organizational structure of the State Bank of Vietnam (hereinafter referred to as State Bank) which is charged with overseeing and supervising payment systems.

12. Payment versus payment (PvP) means a mechanism in a foreign exchange settlement system to ensure that a final transfer of one currency occurs only if a final transfer of the other currency or currencies also takes place at the exchange rate agreed upon between parties involved in such exchange.

13. Delivery versus payment (DvP) means a settlement mechanism used in securities transactions to ensure that the delivery of securities takes place only if payment is made for them.

Article 4. Objectives of oversight and supervision of important payment systems

1. Ensure safety, stability and efficiency of important payment systems.

2. Ensure their compliance with legislative regulations.

3. Punctually detect and give warnings to operating organizations in order to minimize risks arising during the process of operating important payment systems.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 5. Tasks involved in the process for oversight and supervision of important payment systems

The supervising unit shall carry out oversight and supervision of important payment systems with respect to supervised issues specified in Chapter II hereof by performing the following tasks:

1. Keeping track of the performance of important payment systems through:

a) Collecting materials, data and information from the following sources:

(i) Reports prescribed by existing laws on the reporting and statistical regime applied to credit institutions and foreign bank branches;

(ii) Data about the performance of the National Interbank Payment System as provided in the Appendix I hereto attached, which are collected and mined from relevant information systems of the State Bank;

(iii) Other reports of an operating organization as provided in Article 7 hereof;

(iv) Assessment reports on the performance of the National Interbank Payment System according to the Appendix V hereto attached, which are made by the supervising unit once every 3 years;

(v) Tools and software designed for oversight and supervision of important payment systems of the State Bank;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

(vii) Information relating to important payment systems which are published on mass media;

(viii) Information provided by competent regulatory authorities;

(ix) Feedbacks received from members participating in important payment systems and payment service clients;

(x) Other information sources serving the needs of oversight and supervision of important payment systems;

b) Comparing, collating and checking the accuracy of data:

(i) Comparing and collating collected materials, information and data with historical data in order to detect any abnormalities;

(ii) Comparing and collating materials, information and data collected from different sources as per point a of this clause in order to ensure consistency;

(iii) Judging and assessing the rationality of materials, information and data. If any shortcoming, error or inappropriacy is found in materials, information and data, the operating organization shall be requested to make a timely report and re-send correct ones;

c) Synthesizing and analyzing materials, information and data collected, compared, collated, checked or inspected as per point a and b of this clause.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Based on materials, information and data collected in accordance with clause 1 of this Article, the supervising unit shall carry out the assessment of each important payment system and prepare reports for submission to the State Bank's Governor, including:

a) Reports on the performance of the National Interbank Payment System, made every quarter, in the first half of the reporting year or every year;

b) Reports on the performance of the foreign exchange payment system, the securities payment system and the clearing and switching system for financial transactions, made in the first half of the reporting year or every year;

c) Ad-hoc reports on risks and incidents arising from operations of important payment systems.

3. Giving warnings and recommendations

In case where the supervising unit discovers any potential risks posing danger to safety and stability of important payment systems or resulting in the consequence that operating organizations breach legislative regulations relating to important payment systems, the supervising unit shall report to the State Bank's Governor and recommend him to issue a written document stating warnings and recommendations to these operating organizations.

Article 6. On-the-spot check and inspection

1. The supervising unit shall counsel the State Bank’s Governor to issue the policy for establishment of the inspection group to pay an inspection visit to the office of the operating organization in the event that the supervising organization discovers that any error, mistake or inappropriacy found in materials, information and data and is yet to be corrected, or that there are issues relating to risks about which more materials, information or data must be collected.

2. Depending on contents and nature of each case, the State Bank’s Governor shall decide composition of members and working duration of the inspection group.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

4. The operating organization shall be obliged to make required preparations based on the informed inspection contents; provide reporting materials, information and data and grant access to its information technology system for inspection purposes; clearly explain and interpret presented information and reports upon request.

5. The inspection group makes a report on inspection activities with signatures of the representative of the inspection group and the operating organization.

6. The inspection group reports to the State Bank’s Governor on the inspection results within 30 working days from the date of completion of the inspection.

Article 7. Reporting and information provision

1. b) The organization operating the foreign exchange payment system, the securities payment system and the clearing and switching system for financial transactions shall be responsible for reporting to and providing information for the State Bank on the payment system under its control as follows:

a) Making the data report on the performance of the foreign exchange payment system, the securities payment system and the clearing and switching system for financial transactions, made according to the Appendix II hereto attached;

b) Making the assessment report on operation of the important payment system, made in the first half of the reporting year or every year, according to the Appendix III hereto attached;

c) Informing the supervising unit immediately after detecting any breakdown causing an operational interruption of the payment system for more than 30 minutes in order to capture and keep track of the incident response process; send an incident notification issued according to the Appendix IV hereto attached within 30 days after completion of incident resolution;

d) Preparing an assessment report on the performance of the payment system by using the sample report given in the Appendix V hereto attached once every 3 years under regulations on the applied report submission methods, standards and duration in the State Bank’s written request;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

e) The reporting form stated in point a and b of this clause shall be regulated as follows:

(i) Electronic report in the format of an electronic file transmitted via the computer network or sent via the information-bearing article, having the electronic signature of the legally authorized representative of the reporting organization by using symbols, information transmission codes and file structures regulated by the State Bank;

(ii) Written (paper) report which is accepted in the event of failure to make reports through the electronic reporting system and bears the signature of the legally authorized representative of the reporting organization;

g) Determination of the reporting period and deadline prescribed in point a and b of this clause shall be regulated as follows:

(i) The reporting day determined on the basis of a working day; operating organizations shall send this report no later than 14 hours in the working day following the reporting period;

(ii) The reporting month that starts on the first date to ends on the final date of that month; operating organizations shall send reports no later than the 12th day of the month following the reporting period;

(iii) The first half of the reporting year which starts on January 1 and ends on June 30; operating organizations shall send reports no later than the 15th day of the month following the reporting period;

(iv) The reporting year which starts on January 1 to ends on December 31; operating organizations shall send reports no later than the 15th day of the month following the reporting period.

2. The organization operating the National Interbank Payment System shall be responsible for providing the following information:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) Developing tools and software that the supervising unit uses to have remote access to the National Interbank Payment System for the online monitoring of the performance of this system in conformity with the principles that ensure information safety, security, avoidance of interruption or any impact on the processing speed of the National Interbank Payment System, including:

(i) Permission to have full access to the list of and basic information about members participating in the National Interbank Payment System;

(ii) Permission to oversee and supervise operation of the National Interbank Payment System;

(iii) Permission to have access to warning information about abnormalities of the National Interbank Payment System;

(iv) Permission to have access to information about the liquidity situation of each participating member, including information about balances of payment accounts, net debt limits, overdraft limits of participating members, those participating members have signs of liquidity difficulties (having transactions which have not been processed due to a lack of account balances or the deficiency in the payment capacity during the clearing and settlement process, or having transactions that are cancelled at the end of a day due to a lack of balances), and participating members giving rise to liquidity support demands.

Chapter II

TASKS OF OVERSIGHT AND SUPERVISION OF IMPORTANT PAYMENT SYSTEMS

Article 8. National Interbank Payment System

1. General situations of the National Interbank Payment System, including information about operating time, current conditions of participating members, current status of payment transactions with respect to specific services (e.g. high-value payment service, low-value payment service, foreign exchange payment service and net settlement service for other payment systems).

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. Compliance with legislative regulations relating to management and operation of the National Interbank Payment System.

4. Changes in the operation of the National Interbank Payment System, including changes in functions of the system, internal processes and procedures of the system.

Article 9. Foreign exchange payment system

1. General situations of the foreign exchange payment system, including situations of participating members and payment transactions.

2. Situations and management of risks, such as operational risk, credit risk, liquidity risk and settlement risk, arising in the foreign exchange payment system.

3. Compliance with legislative regulations relating to management and operation of the foreign exchange payment system.

4. Changes in the operation of the foreign exchange payment system, including changes in functions of the system, internal processes and procedures of the system.

Article 10. Securities payment system

1. General situations of the securities payment system, including situations of participating members and payment transactions.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. Compliance with legislative regulations relating to management and operation of the securities payment system.

4. Changes in the operation of the securities payment system, including changes in functions of the system, internal processes and procedures of the system.

Article 11. Clearing and switching system for financial transactions

1. General situations of the clearing and system for financial transactions, including situations of participating members and transactions with respect to specific services.

2. Situations and management of risks, such as operational risk, credit risk, liquidity risk and settlement risk, arising in the clearing and switching system for financial transactions.

3. Compliance with legislative regulations relating to management and operation of the clearing and switching system for financial transactions.

4. Changes in the operation of the clearing and switching system for financial transactions, including changes in functions of the system, internal processes and procedures of the system.

Chapter III

RESPONSIBILITIES OF ORGANIZATIONS OR INDIVIDUALS INVOLVED IN OVERSIGHT AND SUPERVISION OF IMPORTANT PAYMENT SYSTEMS

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Implement responsibilities of the supervising unit for important payment systems as provided in this Circular.

2. Collaborate with the Information Technology Department in establishing the electronic reporting system to receive, synthesize, mine and store reporting data in accordance with clause 1 Article 7 hereof.

3. Collaborate with the Information Technology Department in developing tools for collection and mining of data about the performance of the National Interbank Payment System as provided in the Appendix I hereto attached from relevant information systems of the State Bank.

4. Appeal to the State Bank Governor to request in writing the organization operating the foreign exchange payment system, the securities payment system and the clearing and switching system for financial transactions to make reports on assessment of important payment systems.

5. Preside over and collaborate with relevant affiliates of the State Bank in formulating reports on assessment of the National Interbank Payment System under point a (iv) clause 1 Article 5 hereof..

6. Provide information for the Bank Supervision and Inspection Agency when detecting any violation or breach of legislative regulations on organization and operation of important payment systems under the control of the operating organization.

Article 13. Responsibilities of the Information Technology Department

1. Inform the Payments Authority about the results of inspection and monitoring of implementation of and compliance with applicable laws related to technical infrastructure of operating organizations, assurance of safety and security for the information technology system intended for operation of important payment systems.

2. Collaborate with the Payments Authority in carrying out on-the-spot checks and inspections of operation of the foreign exchange payment system, the securities payment system and the clearing and switching system for financial transactions upon request.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

4. Preside over and collaborate with the Payments Department in developing tools for collection and mining of data about the performance of the National Interbank Payment System as provided in the Appendix I hereto attached from relevant information systems of the State Bank.

5. Collaborate with the Payments Authority and relevant affiliates of the State Bank in formulating reports on assessment of the National Interbank Payment System under clause 5 Article 12 hereof..

6. Provide information about the National Interbank Payment System in accordance with clause 2 Article 7 hereof.

Article 14. Responsibilities of the Bank Supervision and Inspection Agency

1. Provide the supervising unit with the list of member credit institutions and foreign bank branches of important payment systems which are subject to the early intervention measure or special control decision.

2. Receive information from the Payments Authority as provided in clause 6 Article 12 and consider imposing sanctions under laws.

3. Collaborate with the Payments Authority in carrying out on-the-spot check and inspection at the operating organization wherever needed.

Article 15. Responsibilities of the organization operating the foreign exchange payment system, the securities payment system and the clearing and switching system for financial transactions

1. Implement responsibilities of the operating organization as provided by this Circular.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. Assign an in-charge officer to assume responsibility for cooperating with the supervising unit in reporting and provision of information, and dealing with risks and incidents that may arise; inform the supervising unit on time whenever there is any change in that officer.

4. Organize the implementation of the State Bank’s recommendations and report such implementation to the supervising unit.

Chapter IV

IMPLEMENTARY PROVISIONS

Article 16. Entry into force

This Circular shall enter into force from January 1, 2019.

Article 17. Implementation

The Office Chief, the Director of the Payments Authority, the Heads of affiliates of the State Bank, the Directors of the State Bank’s branches in centrally-affiliated cities and provinces, the Chairs of the Management Boards (the Members’ Boards), and the Director General (Director) of organizations operating important payment systems, shall be responsible for implementing this Circular./.

 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

PP. GOVERNOR
DEPUTY GOVERNOR




Nguyen Kim Anh

 

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 20/2018/TT-NHNN ngày 30/08/2018 quy định về giám sát các hệ thống thanh toán do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


16.484

DMCA.com Protection Status
IP: 18.219.47.239
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!