Hệ số trượt giá BHXH năm 2024 mới nhất như thế nào? Hệ số trượt giá ảnh hưởng đến những khoản tiền nào của người lao động?
Hệ số trượt giá BHXH năm 2024 mới nhất như thế nào?
Ngày 29 tháng 12 năm 2023, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội vừa ban hành Thông tư 20/2023/TT-BLĐTBXH về Quy định mức điều chỉnh tiền lương và thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội
Theo đó, tại Điều 4 Thông tư 20/2023/TT-BLĐTBXH có nêu rõ Thông tư 20/2023/TT-BLĐTBXH có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 02 năm 2024, các quy định tại Thông tư 20/2023/TT-BLĐTBXH áp dụng kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2024.
Như vậy hệ số trượt giá BHXH năm 2024 dưới đây sẽ được áp dụng từ ngày 1/1/2024
Bảng 1: Hệ số trượt giá tiền lương đóng bảo hiểm xã hội
Năm | Trước 1995 | 1995 | 1996 | 1997 | 1998 | 1999 | 2000 | 2001 | 2002 | 2003 | 2004 |
Mức điều chỉnh | 5,43 | 4,61 | 4,36 | 4,22 | 3,92 | 3,75 | 3,82 | 3,83 | 3,68 | 3,57 | 3,31 |
Năm | 2005 | 2006 | 2007 | 2008 | 2009 | 2010 | 2011 | 2012 | 2013 | 2014 | 2015 |
Mức điều chỉnh | 3,06 | 2,85 | 2,63 | 2,14 | 2,0 | 1,83 | 1,54 | 1,41 | 1,33 | 1,27 | 1,27 |
Năm | 2016 | 2017 | 2018 | 2019 | 2020 | 2021 | 2022 | 2023 | 2024 | ||
Mức điều chỉnh | 1,23 | 1,19 | 1,15 | 1,12 | 1,08 | 1,07 | 1,03 | 1,0 | 1,0 |
Bảng 2: Hệ số trượt giá thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội
Năm | 2008 | 2009 | 2010 | 2011 | 2012 | 2013 | 2014 | 2015 | 2016 |
Mức điều chỉnh | 2,14 | 2,0 | 1,83 | 1,54 | 1,41 | 1,33 | 1,27 | 1,27 | 1,23 |
Năm | 2017 | 2018 | 2019 | 2020 | 2021 | 2022 | 2023 | 2024 | |
Mức điều chỉnh | 1,19 | 1,15 | 1,12 | 1,08 | 1,07 | 1,03 | 1,0 | 1,0 |
Hệ số trượt giá BHXH năm 2024 mới nhất như thế nào? Hệ số trượt giá ảnh hưởng đến những khoản tiền nào của người lao động? (Hình từ Internet)
Công thức tính mức điều chỉnh tiền lương tháng, thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội năm 2024 như thế nào?
Căn cứ theo Điều 2, Điều 3 Thông tư 20/2023/TT-BLĐTBXH có nêu rõ công thức tính mức điều chỉnh tiền lương tháng, thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội năm 2024 như sau:
(1) Mức điều chỉnh tiền lương tháng đã đóng bảo hiểm xã hội năm 2024
Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội sau điều chỉnh của từng năm | = | Tổng tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội x của từng năm | X | Mức điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội của năm tương ứng |
Lưu ý: Công thức trên áp dụng cho tiền lương tháng đã đóng bảo hiểm xã hội đối với đối tượng:
- Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 trở đi, hưởng bảo hiểm xã hội một lần hoặc bị chết mà thân nhân được hưởng trợ cấp tuất một lần trong thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 2024 đến ngày 31 tháng 12 năm 2024
- Người lao động đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định, hưởng lương hưu, trợ cấp một lần khi nghỉ hưu, bảo hiểm xã hội một lần hoặc bị chết mà thân nhân được hưởng trợ cấp tuất một lần trong thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 2024 đến ngày 31 tháng 12 năm 2024
Đối với người lao động vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 trở đi và tiền lương tháng đã đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định được điều chỉnh theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Thông tư 20/2023/TT-BLĐTBXH
(2) Công thức tính mức điều chỉnh thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội
Thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện sau điều chỉnh của từng năm | = | Tổng thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội của từng năm | X | Mức điều chỉnh thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội của năm tương ứng |
Lưu ý: Công thức trên áp dụng cho thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội đối với đối tượng điều chỉnh thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 134/2015/NĐ-CP là người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện hưởng lương hưu, trợ cấp một lần khi nghỉ hưu, bảo hiểm xã hội một lần hoặc bị chết mà thân nhân được hưởng trợ cấp tuất một lần trong thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 2024 đến ngày 31 tháng 12 năm 2024
- Đối với người lao động vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện thì thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được điều chỉnh theo quy định tại khoản 1 Điều này; tiền lương tháng đã đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được điều chỉnh theo quy định tại Điều 10 Nghị định 115/2015/NĐ-CP và Điều 2 Thông tư 20/2023/TT-BLĐTBXH.
Mức bình quân tiền lương và thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội làm căn cứ tính hưởng lương hưu, trợ cấp một lần khi nghỉ hưu, bảo hiểm xã hội một lần và trợ cấp tuất một lần được tính theo quy định tại khoản 4 Điều 11 Nghị định 115/2015/NĐ-CP và khoản 4 Điều 5 Nghị định 134/2015/NĐ-CP.
Hệ số trượt giá ảnh hưởng đến những khoản tiền nào của người lao động?
Theo quy định tại Điều 10 Nghị định 115/2015/NĐ-CP và Điều 63 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì:
Tiền lương tháng/thu nhập đóng BHXH sau điều chỉnh sẽ được dùng để tính mức bình quân tiền lương tháng/thu nhập đóng BHXH (Mbqtl) của người lao động:
Mbqtl = Tổng số tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội sau điều chỉnh / Tổng số tháng đóng bảo hiểm xã hội
Như vậy, hệ số trượt giá bảo hiểm xã hội sẽ ảnh hưởng đến mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của người lao động
Do đó, những khoản tiền thưởng bảo hiểm xã hội được tính dựa trên mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội sẽ ảnh hưởng theo bao gồm:
(1) Tiền BHXH 1 lần theo công thức:
Mức hưởng BHXH 1 lần = (1,5 x Mbqtl x Thời gian đóng BHXH trước năm 2014) + (2 x Mbqtl x Thời gian đóng BHXH sau năm 2014)
(2) Mức hưởng lương hưu hằng tháng theo công thức:
Lương hưu = Tỷ lệ hưởng x Mbqtl
(3) Mức trợ cấp 01 lần khi về hưu
Nếu đóng BHXH vượt quá số năm được tính hưởng tỷ lệ 75%.
Mức trợ cấp một lần được tính theo số năm đóng BHXH cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75%, cứ mỗi năm đóng BHXH thì được tính bằng 0,5 tháng mức bình quân tiền lương/thu nhập tháng đóng BHXH.
(4) Trợ cấp tuất 01 lần:
- Người đang hưởng lương hưu chết:
Mức hưởng = 48 x Lương hưu - 0,5 x (Số tháng đã hưởng lương hưu - 2) x Lương hưu
- Người lao động đang đóng BHXH hoặc đang bảo lưu thời gian đóng chết:
Mức hưởng = 1,5 x Mbqtl x Số năm đóng BHXH trước năm 2014 + 2 x Mbqtl x số năm đóng BHXH từ năm 2014 trở đi.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn hạch toán thuế môn bài theo Thông tư 133 và Thông tư 200? Cách hạch toán thuế môn bài đúng quy định?
- Thực tập sinh có được thưởng Tết không? Người lao động đang thử việc, nghỉ Tết có được hưởng lương không?
- Người dân tộc thiểu số rất ít người được tuyển sinh theo chế độ cử tuyển không? Sinh viên theo chế độ cử tuyển hưởng học bổng chính sách bao nhiêu?
- Dự án dầu khí ở nước ngoài là gì? Để thực hiện hoạt động hình thành dự án dầu khí ở nước ngoài nhà đầu tư được làm những gì?
- Có được đầu tư ra ngoài doanh nghiệp bằng hình thức mua trái phiếu đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ?