Hành vi vi phạm pháp luật dẫn đến thiệt hại về sức khỏe cho người khác thì việc tính toán để xác định mức độ thiệt hại này khi giải quyết bồi thường thế nào?
- Hành vi vi phạm pháp luật dẫn đến thiệt hại về sức khỏe cho người khác thì việc tính toán để xác định mức độ thiệt hại này khi giải quyết bồi thường thế nào?
- Gây thiệt hại về sức khỏe trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng thì có phải bồi thường thiệt hại không?
- Gây thiệt hại về sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng thì có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Hành vi vi phạm pháp luật dẫn đến thiệt hại về sức khỏe cho người khác thì việc tính toán để xác định mức độ thiệt hại này khi giải quyết bồi thường thế nào?
Tại Điều 590 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm có bao gồm chi phí cho việc cứu chữa người bị thiệt hại và thu nhập thực tế bị mất; chi phí của người chăm sóc người bị thiệt hại và các thiệt hại khác.
Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao có quy định tại Điều 7 Nghị quyết 02/2022/NQ-HĐTP như sau:
(1) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại bao gồm:
- Chi phí khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh cho người bị thiệt hại; thuê phương tiện đưa người bị thiệt hại đến cơ sở khám chữa bệnh và trở về nơi ở;
- Chi phí bồi dưỡng sức khỏe cho người bị thiệt hại được xác định là 01 ngày lương tối thiểu vùng tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cho 01 ngày khám bệnh, chữa bệnh theo số ngày trong hồ sơ bệnh án;
- Chi phí phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút là các chi phí cho việc phục hồi, hỗ trợ, thay thế một phần chức năng của cơ thể bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại.
(2) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại được xác định như sau:
- Trường hợp người bị thiệt hại có thu nhập ổn định từ tiền lương, tiền công thì được xác định theo mức tiền lương, tiền công của người bị thiệt hại trong khoảng thời gian tiền lương, tiền công bị mất hoặc bị giảm sút;
- Trường hợp người bị thiệt hại có thu nhập không ổn định từ tiền lương, tiền công được xác định căn cứ vào mức tiền lương, tiền công trung bình của 03 tháng liền kề trước thời điểm thiệt hại xảy ra.
Trường hợp không xác định được 03 tháng lương liền kề trước thời điểm thiệt hại xảy ra thì căn cứ vào thu nhập trung bình của lao động cùng loại tại địa phương trong khoảng thời gian thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút.
Nếu không xác định được thu nhập trung bình của lao động cùng loại tại địa phương thì thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút được bồi thường là 01 ngày lương tối thiểu vùng tại nơi người bị thiệt hại cư trú cho 01 ngày bị thiệt hại.
Ngày lương tối thiểu vùng được xác định là 01 tháng lương tối thiểu vùng do Nhà nước quy định chia cho 26 ngày.
(3) Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại được xác định như sau:
- Chi phí hợp lý cho người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị bao gồm: tiền tàu, xe đi lại, tiền thuê nhà trọ theo giá trung bình ở địa phương nơi người bị thiệt hại điều trị (nếu có);
- Thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị (được xác định như đối với người bị thiệt hại về thu nhập thực tế bị mất);
- Trường hợp người bị thiệt hại mất khả năng lao động và phải có người thường xuyên chăm sóc thì chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại được xác định là 01 ngày lương tối thiểu vùng tại nơi người bị thiệt hại cư trú cho 01 ngày chăm sóc người bị thiệt hại.
Gây thiệt hại về sức khỏe (Hình từ Internet)
Gây thiệt hại về sức khỏe trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng thì có phải bồi thường thiệt hại không?
Gây thiệt hại về sức khỏe trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng thì có phải bồi thường không, thì theo Điều 594 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:
Bồi thường thiệt hại trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng
Người gây thiệt hại trong trường hợp phòng vệ chính đáng không phải bồi thường cho người bị thiệt hại.
Người gây thiệt hại do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải bồi thường cho người bị thiệt hại.
Như vậy, người gây thiệt hại do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải bồi thường cho người bị thiệt hại.
Gây thiệt hại về sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng thì có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Gây thiệt hại về sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng thì có bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 136 Bộ luật Hình sự 2015 như sau:
Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội
1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội, thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:
a) Đối với 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên.
3. Phạm tội dẫn đến chết người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe cho 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm.
Do đó, gây thiệt hại về sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng tùy theo mức độ và tính chất của hành vi mà có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 03 Mẫu Biên bản bàn giao thiết bị cho mượn thông dụng nhất? Hướng dẫn soạn Mẫu Biên bản bàn giao thiết bị?
- Đình chỉ hoạt động trung tâm khác thực hiện nhiệm vụ giáo dục thường xuyên theo Nghị định 125 như thế nào?
- Khi bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp viên chức trợ giúp viên pháp lý có được kết hợp nâng bậc lương không?
- Thời hiệu xử lý kỷ luật của Đảng là gì? Đảng viên sinh hoạt đảng tạm thời nếu vi phạm thì xử lý kỷ luật như thế nào?
- Mẫu bài phát biểu tổng kết cuối năm 2024 ngắn gọn cho cơ quan, tổ chức? Những bài phát biểu tổng kết hay cuối năm 2024?