Hành vi nào được xem là hành vi gây lãng phí trong mua sắm, trang bị, quản lý, sử dụng phương tiện đi lại trong khu vực nhà nước?
Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong mua sắm, trang bị, sửa chữa phương tiện đi lại
Căn cứ Điều 28 Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí 2013 quy định về mua sắm, trang bị, sửa chữa phương tiện đi lại như sau:
"Điều 28. Mua sắm, trang bị, sửa chữa phương tiện đi lại
1. Mua sắm, trang bị phương tiện đi lại phải đúng đối tượng, phục vụ thiết thực cho công việc; không vượt định mức, tiêu chuẩn, chế độ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và phải thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu thầu và pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước.
2. Sửa chữa, thay thế phương tiện đi lại phải căn cứ vào định mức, tiêu chuẩn, chế độ và các quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
3. Cơ quan, tổ chức được giao quản lý, sử dụng phương tiện đi lại có trách nhiệm:
a) Xác định mục tiêu, chỉ tiêu tiết kiệm và yêu cầu chống lãng phí trong mua sắm, sửa chữa, thay thế phương tiện đi lại;
b) Hàng năm, xây dựng kế hoạch mua sắm, trang bị mới, sửa chữa phương tiện đi lại hoặc thực hiện điều chuyển từ nơi thừa sang nơi thiếu để thực hiện mục tiêu, chỉ tiêu tiết kiệm được giao, bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ."
Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong mua sắm, trang bị, sửa chữa phương tiện đi lại được thực hiện theo như quy định nêu trên.
Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong quản lý, sử dụng phương tiện đi lại
Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong quản lý, sử dụng phương tiện đi lại
Căn cứ Điều 29 Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí 2013 quy định về quản lý, sử dụng phương tiện đi lại như sau:
"Điều 29. Quản lý, sử dụng phương tiện đi lại
1. Sử dụng phương tiện đi lại của cơ quan, tổ chức phải đúng mục đích, đối tượng và không vượt định mức, tiêu chuẩn, chế độ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân được giao quản lý, sử dụng phương tiện đi lại có trách nhiệm:
a) Xác định mục tiêu, chỉ tiêu tiết kiệm và yêu cầu chống lãng phí trong sử dụng phương tiện đi lại;
b) Thực hiện các biện pháp thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong việc bảo quản phương tiện đi lại, sử dụng nhiên liệu theo đúng định mức tiêu hao để thực hiện mục tiêu, chỉ tiêu tiết kiệm được giao.
3. Phương tiện đi lại không còn sử dụng được phải được thanh lý và nộp tiền thu được vào ngân sách nhà nước kịp thời theo quy định của pháp luật.
4. Chính phủ quy định và tổ chức thực hiện chế độ quản lý, sử dụng phương tiện đi lại theo các phương thức sau đây:
a) Trang bị phương tiện đi lại theo chức danh, chức vụ, địa bàn, ngành nghề công tác;
b) Thuê phương tiện đi lại của doanh nghiệp dịch vụ để phục vụ công việc;
c) Khoán kinh phí cho người có tiêu chuẩn, chế độ sử dụng phương tiện đi lại."
Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong quản lý, sử dụng phương tiện đi lại được thực hiện theo như quy định nêu trên.
Hành vi nào được xem là hành vi gây lãng phí trong mua sắm, trang bị, quản lý, sử dụng phương tiện đi lại?
Căn cứ Điều 32 Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí 2013 quy định về hành vi gây lãng phí trong mua sắm, trang bị, quản lý, sử dụng phương tiện đi lại, phương tiện, thiết bị làm việc và phương tiện thông tin, liên lạc như sau:
"Điều 32. Hành vi gây lãng phí trong mua sắm, trang bị, quản lý, sử dụng phương tiện đi lại, phương tiện, thiết bị làm việc và phương tiện thông tin, liên lạc
1. Phê duyệt mua sắm, trang bị phương tiện đi lại, phương tiện, thiết bị làm việc và phương tiện thông tin, liên lạc không đúng đối tượng; vượt định mức, tiêu chuẩn, chế độ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.
2. Bố trí sử dụng phương tiện đi lại, phương tiện, thiết bị làm việc và phương tiện thông tin, liên lạc không đúng mục đích; vượt định mức, tiêu chuẩn, chế độ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.
3. Sử dụng phương tiện đi lại, phương tiện, thiết bị làm việc và phương tiện thông tin, liên lạc không vì mục đích công vụ hoặc sử dụng vào mục đích sản xuất, kinh doanh dịch vụ, cho thuê, liên doanh, liên kết khi chưa có quyết định của cấp có thẩm quyền.
4. Không xử lý theo thẩm quyền hoặc báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý kịp thời đối với phương tiện đi lại, phương tiện, thiết bị làm việc và phương tiện thông tin, liên lạc không có nhu cầu sử dụng hoặc sử dụng không hiệu quả.
5. Thiếu trách nhiệm trong việc bảo quản phương tiện đi lại, phương tiện, thiết bị làm việc và phương tiện thông tin, liên lạc gây hư hỏng, thất thoát tài sản.
6. Không xây dựng biện pháp để thực hiện mục tiêu, chỉ tiêu tiết kiệm và yêu cầu chống lãng phí trong cơ quan, tổ chức."
Như vậy, hành vi sử dụng phương tiện đi lại không vì mục đích công vụ hoặc sử dụng vào mục đích sản xuất, kinh doanh dịch vụ, cho thuê, liên doanh, liên kết khi chưa có quyết định của cấp có thẩm quyền được xem là hành vi gây lãng phí trong mua sắm, trang bị, quản lý, sử dụng phương tiện đi lại.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu báo cáo thu chi nội bộ Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa mới nhất theo quy định?
- Thủ tục phân bổ, cấp địa chỉ Internet, số hiệu mạng từ ngày 25/12/2024 theo Nghị định 147 như thế nào?
- Mẫu giấy đề nghị tạm ứng theo hợp đồng xây dựng mới nhất? Thời hạn, thời điểm thanh toán hợp đồng xây dựng là khi nào?
- Công ty tặng quà tết cho nhân viên, khách hàng có phải xuất hóa đơn không? Hướng dẫn xuất hóa đơn cho quà tết?
- Mẫu cam kết về chất lượng sản phẩm hàng hóa? Tranh chấp giữa người mua với người nhập khẩu thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án?