Hành vi làm giả giấy nhập viện có con dấu của bệnh viện thì có bị đi tù theo quy định của pháp luật hay không?
Mục đích của việc cấp giấy nhập viện? Nhiệm vụ của bệnh viện được quy định như thế nào?
Về mục đích của việc cấp giấy nhập viện: tùy vào nhiều nguyên nhân khác nhau của bệnh nhân mà mục đích của việc cấp giấy nhập viện có thể kể đến như:
- Xin được xác nhận đã điều trị tại bệnh viện;
- Làm căn cứ để xin nghỉ việc do ốm đau khi chưa có giấy ra viện;
- Xác định thời gian nghỉ ốm để được hưởng chế độ bảo hiểm;
- Hoàn thiện các thủ tục hành chính của bệnh viên;
- ...
Về nhiệm vụ của bệnh viện: Bệnh viện là cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cho người bệnh và có các nhiệm vụ được quy định tại Mục 1 Phần 1 Quyết định 1895/1997/QĐ-BYT ban hành Quy chế tổ chức bệnh viện năm 1997 cụ thể như sau:
- Khám bệnh, chữa bệnh:
+ Bệnh viện là nơi tiếp nhận mọi người bệnh đến cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh nội trú và ngoại trú theo các chế độ chính sách Nhà nước quy định.
+ Tổ chức khám sức khỏe và chứng nhận sức khỏe theo quy định của Nhà nước.
- Đào tạo cán bộ:
Bệnh viện là cơ sở thực hành để đào tạo cán bộ y tế. Các thành viên trong bệnh viện phải mẫu mực trong thực hiện quy chế bệnh viện và quy định kỹ thuật bệnh viện.
- Nghiên cứu khoa học:
Bệnh viện là nơi thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học, ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào việc khám bệnh, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe người bệnh.
- Chỉ đạo tuyến:
Hệ thống các bệnh viện được tổ chức theo tuyến kỹ thuật. Tuyến trên có trách nhiệm chỉ đạo kỹ thuật cho tuyến dưới.
- Phòng bệnh:
Song song với khám bệnh, chữa bệnh, phòng bệnh là nhiệm vụ quan trọng của bệnh viện.
- Hợp tác quốc tế:
Theo đúng các quy định của Nhà nước.
- Quản lý kinh tế trong bệnh viện:
Thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của Nhà nước về thu, chi ngân sách của bệnh viện từng bước tổ chức thực hiện việc hạch toán chi phí về khám bệnh, chữa bệnh trong bệnh viện.
Hành vi làm giả giấy nhập viện có con dấu của bệnh viện thì có bị đi tù hay không?
Căn cứ tại Điều 341 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi Khoản 126 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 về tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức như sau:
Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức
1. Người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ giả thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 02 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
a) Có tổ chức;
b) Phạm tội 02 lần trở lên;
c) Làm từ 02 đến 05 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác;
d) Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng;
đ) Thu lợi bất chính từ 10.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;
e) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
a) Làm 06 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác trở lên;
b) Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;
c) Thu lợi bất chính 50.000.000 đồng trở lên.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
Như vậy, đối với hành vi “làm giả tài liệu, con dấu của cơ quan tổ chức”, cụ thể ở đây là hành vi làm giả giấy nhập viện có con dấu của bệnh viện thì ngoài việc phải chịu trách nhiệm xử lý hành chính từ 30 đến 100 triệu đồng thì đối tượng vi phạm khi đủ yếu tố kết luận vi phạm hình sự sẽ phải chịu mức xử lý thấp nhất là phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm; mức phạt tù cao nhất đối với hành vi này lên tới 07 năm.
Hành vi làm giả giấy nhập viện có con dấu của bệnh viện thì có bị đi tù hay không? (Hình từ Internet)
Cơ quan báo chí có được tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm theo quy định của pháp luật?
Căn cứ tại điểm d khoản 1 Điều 5 Thông tư liên tịch 01/2017/TTLT-BCA-BQP-BTC-BNN&PTNT-VKSNDTC về trách nhiệm tiếp nhận, thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm như sau:
Trách nhiệm tiếp nhận, thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm
1. Các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm:
a) Cơ quan điều tra;
b) Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra;
c) Viện kiểm sát các cấp;
d) Các cơ quan, tổ chức quy định tại điểm b khoản 2 Điều 145 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 gồm: Công an xã, phường, thị trấn, Đồn Công an, Trạm Công an; Tòa án các cấp; Cơ quan báo chí và các cơ quan, tổ chức khác.
Như vậy, theo quy định trên thì cơ quan báo chí cũng có trách nhiệm tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm theo quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khi Nhà nước thu hồi đất, chủ sở hữu cây trồng được tự thu hồi cây trồng, vật nuôi trước khi bàn giao lại đất cho Nhà nước không?
- Nguyên tắc đặt tên giao dịch quốc tế của trường cao đẳng sư phạm? Trường CĐSP phải công khai giải trình thể hiện ở những hoạt động nào?
- 23 nguyên tắc cơ bản trong tố tụng dân sự? Tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án có bao gồm tranh chấp đất đai?
- Người tham gia đấu giá tài sản có quyền khiếu nại đối với quyết định của Hội đồng đấu giá tài sản khi nào?
- Khi đấu giá theo phương thức đặt giá xuống mà chỉ có một người đăng ký tham gia đấu giá thì cuộc đấu giá thực hiện như nào?