Hành vi cố ý thông tin sai lệch kết quả trúng thưởng đặt cược bóng đá quốc tế so với kết luận của Trọng tài chính bị xử lý thế nào?
- Ai là người có vai trò quyết định kết quả đặt cược bóng đá quốc tế? Trách nhiệm công bố kết quả đặt cược của doanh nghiệp thế nào?
- Hành vi cố ý thông tin sai lệch kết quả trúng thưởng đặt cược bóng đá quốc tế so với kết luận của Trọng tài chính bị xử lý thế nào?
- Việc trả thưởng đối với người trúng thưởng đặt cược bóng đá quốc tế được thực hiện qua phương thức nào?
Ai là người có vai trò quyết định kết quả đặt cược bóng đá quốc tế? Trách nhiệm công bố kết quả đặt cược của doanh nghiệp thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 19 Nghị định 06/2017/NĐ-CP về các nguyên tắc xác định kết quả đặt cược để trả thưởng. Cụ thể như sau:
Nguyên tắc xác định kết quả đặt cược để trả thưởng
1. Doanh nghiệp phải công bố kết quả của từng sự kiện đặt cược ngay sau khi sự kiện đặt cược đó kết thúc và công bố này là cơ sở để trả thưởng cho người chơi. Việc công bố kết quả của sự kiện đặt cược được căn cứ trên các cơ sở sau:
a) Đối với đặt cược đua ngựa, đặt cược đua chó: Căn cứ vào kết quả cuộc đua ngựa, đua chó do Trọng tài xác định và được Hội đồng giám sát cuộc đua xác nhận theo quy định tại khoản 3 Điều 29 của Nghị định này và công bố thông tin chính thức lần đầu tiên;
b) Đối với đặt cược bóng đá quốc tế: Căn cứ vào kết luận của Trọng tài chính điều khiển trận đấu đối với sản phẩm đặt cược dựa trên sự kiện, kết quả trận đấu bóng đá quốc tế hoặc căn cứ công bố thông tin chính thức lần đầu tiên từ Ban tổ chức sự kiện đối với sản phẩm đặt cược dựa vào sự kiện, kết quả liên quan đến giải thi đấu bóng đá quốc tế.
2. Doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực về thông tin công bố kết quả của các sự kiện đặt cược.
Như vậy, theo quy định trên thì doanh nghiệp có trách nhiệm phải công bố kết quả của từng sự kiện đặt cược ngay sau khi sự kiện đặt cược đó kết thúc. Việc công bố kết quả của sự kiện đặt cược được căn cứ vào các cơ sở nêu trên.
Đối với kết quả đặt cược bóng đá quốc tế, người có vai trò quyết định kết quả đặt cược bóng đá quốc tế là Trọng tài chính điều khiển trận đấu.
Ngoài ra, doanh nghiệp kinh doanh đặt cược cũng có thể quyết định kết quả đặt cược bóng đá quốc tế dựa vào công bố thông tin chính thức lần đầu tiên từ Ban tổ chức sự kiện đối với sản phẩm đặt cược dựa vào sự kiện, kết quả liên quan đến giải thi đấu bóng đá quốc tế.
Hành vi cố ý thông tin sai lệch kết quả trúng thưởng đặt cược bóng đá quốc tế so với kết luận của Trọng tài chính bị xử lý thế nào? (Hình từ Internet)
Hành vi cố ý thông tin sai lệch kết quả trúng thưởng đặt cược bóng đá quốc tế so với kết luận của Trọng tài chính bị xử lý thế nào?
Việc xử lý đối với hành vi cố ý thông tin sai lệch kết quả trúng thưởng đặt cược bóng đá quốc tế so với kết luận của Trọng tài chính điều khiển trận đấu được thực hiện dựa vào quy định tại Điều 20 Nghị định 137/2021/NĐ-CP.
Cụ thể như sau:
Hành vi vi phạm quy định về trả thưởng, tỷ lệ trả thưởng và phương thức trả thưởng
1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện đúng quy định về thời gian trả thưởng cho khách hàng trúng thưởng.
2. Phạt tiền từ 180.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Cố ý thông tin kết quả trúng thưởng sai lệch, không đúng so với biên bản xác nhận của Hội đồng giám sát cuộc đua hoặc kết luận của Trọng tài chính điều khiển trận đấu bóng đá quốc tế hoặc kết quả đã được Ban tổ chức sự kiện công bố chính thức lần đầu;
b) Thực hiện phương thức trả thưởng trái với quy định của pháp luật;
c) Xây dựng tỷ lệ trả thưởng kế hoạch thấp hơn mức tối thiểu là 65% trên doanh thu bán vé đối với từng loại hình sản phẩm đặt cược;
d) Xác nhận tiền trúng thưởng không đúng đối tượng trúng thưởng hoặc không đúng với giá trị trúng thưởng thực tế.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh đặt cược từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 2 Điều này.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thực hiện trả thưởng cho người chơi theo đúng quy định tại Thể lệ đặt cược đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 1, các điểm a, b và c khoản 2 Điều này;
b) Buộc thu hồi giấy xác nhận tiền trúng thưởng không đúng đối tượng trúng thưởng hoặc không đúng với giá trị trúng thưởng thực tế đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại điểm d khoản 2 Điều này.
Căn cứ điểm a khoản 2 Điều 20 Nghị định 137/2021/NĐ-CP, khoản 3 Điều 20 Nghị định 137/2021/NĐ-CP và điểm a khoản 4 Điều 20 Nghị định 137/2021/NĐ-CP nêu trên, việc cố ý thông tin sai lệch kết quả trúng thưởng đặt cược bóng đá quốc tế so với kết luận của Trọng tài chính bị xử lý như sau:
- Phạt tiền từ 180.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng;
- Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh đặt cược từ 03 tháng đến 06 tháng;
- Buộc thực hiện trả thưởng cho người chơi theo đúng quy định.
Việc trả thưởng đối với người trúng thưởng đặt cược bóng đá quốc tế được thực hiện qua phương thức nào?
Căn cứ vào Điều 10 Nghị định 06/2017/NĐ-CP quy định như sau:
Phương thức trả thưởng
1. Phương thức trả thưởng đặt cược bao gồm:
a) Phương thức trả thưởng cố định;
b) Phương thức trả thưởng biến đổi theo doanh thu;
c) Kết hợp cả hai phương thức trả thưởng quy định tại điểm a và điểm b khoản này.
2. Căn cứ các phương thức trả thưởng quy định tại khoản 1 Điều này, doanh nghiệp lựa chọn phương thức trả thưởng phù hợp cho từng loại hình sản phẩm đặt cược.
Theo đó, doanh nghiệp kinh doanh đặt cược có thể trả thưởng đối với người trúng thưởng đặt cược bóng đá quốc tế qua 01 trong 3 phương thức sau đây:
- Phương thức trả thưởng cố định;
- Phương thức trả thưởng biến đổi theo doanh thu;
- Kết hợp cả hai phương thức trả thưởng nêu trên.
Lưu ý, doanh nghiệp sẽ căn cứ vào 03 phương thức trên để lựa chọn phương thức trả thưởng phù hợp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổ chức thực hiện thanh lý rừng trồng trong trường hợp nào? Chi phí thanh lý rừng trồng được thực hiện như thế nào?
- Mã dự án đầu tư công trên Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư công có phải là mã số định danh duy nhất?
- Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở có quyền và nghĩa vụ gì trong quan hệ lao động? Được thành lập nhằm mục đích gì?
- Mẫu tổng hợp số liệu về đánh giá xếp loại chất lượng đơn vị và công chức, viên chức, người lao động theo Quyết định 3086?
- Việc thông báo lưu trú có phải ghi vào sổ tiếp nhận lưu trú không? Sổ tiếp nhận lưu trú được sử dụng như thế nào?