Hành vi bơm nước vào gia súc trước khi giết mổ bị xử phạt như thế nào? Cơ quan nào có thẩm quyền xử phạt đối với hành vi bơm nước vào gia súc trước khi giết mổ?
Xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi bơm nước vào gia súc trước khi giết mổ như thế nào?
Căn cứ tại Điều 29 Nghị định 14/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Vi phạm quy định về hoạt động chăn nuôi, đối xử nhân đạo với vật nuôi, kiểm soát giết mổ động vật trên cạn
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi đánh đập, hành hạ tàn nhẫn đối với vật nuôi.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với cơ sở giết mổ tập trung có một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không có nơi lưu giữ vật nuôi bảo đảm vệ sinh trước khi giết mổ;
b) Đánh đập vật nuôi trước khi giết mổ;
c) Không có biện pháp gây ngất vật nuôi trước khi giết mổ.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi cản trở, phá hoại, xâm phạm trái phép hoạt động chăn nuôi hợp pháp.
4. Hành vi đưa vật thể lạ, bơm nước cưỡng bức hoặc các chất khác vào cơ thể động vật trên cạn trước khi giết mổ bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với trường hợp tổng khối lượng động vật vi phạm dưới 100 kg;
b) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với trường hợp tổng khối lượng động vật vi phạm từ 100 kg đến dưới 500 kg;
c) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với trường hợp tổng khối lượng động vật vi phạm từ 500 kg đến dưới 1.000 kg;
d) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với trường hợp tổng khối lượng động vật vi phạm từ 1.000 kg trở lên.
5. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật vi phạm đối với hành vi phá hoại hoạt động chăn nuôi được quy định tại khoản 3 Điều này;
b) Đình chỉ hoạt động của cơ sở từ 01 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả
Buộc xử lý nhiệt đối với động vật thuộc hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này; trường hợp tái phạm thì buộc tiêu hủy.
Như vậy theo quy định trên hành vi bơm nước vào gia súc trước khi giết mổ là hành vi vi phạm pháp luật. Người thực hiện hành vi bơm nước vào gia súc trước khi giết mổ có thể bị phạt tiền lên đến 50.000.000 đồng, đồng thời cơ sở có hành vi bơm nước vào gia súc trước khi giết mổ bị đình chỉ hoạt động từ 01 tháng đến 06 tháng và bị buộc xử lý nhiệt đối với động vật, trường hợp tái phạm thì buộc tiêu hủy.
Hành vi bơm nước vào gia súc trước khi giết mổ bị xử phạt như thế nào? Cơ quan nào có thẩm quyền xử phạt đối với hành vi bơm nước vào gia súc trước khi giết mổ? (Hình từ Internet)
Cơ quan nào có thẩm quyền xử phạt đối với hành vi bơm nước vào gia súc trước khi giết mổ?
Căn cứ tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều 44 Nghị định 14/2021/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 13 Điều 4 Nghị định 07/2022/NĐ-CP) quy định như sau:
Phân định thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp, cơ quan Thanh tra, cơ quan Hải quan, cơ quan Quản lý thị trường, Công an nhân dân, Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển
1. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp:
a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã xử phạt đối với những hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 1 Điều 9; khoản 1, 2 và 3 Điều 10; khoản 1 Điều 14; khoản 1, khoản 2 Điều 15; khoản 1 Điều 16; khoản 1 và khoản 2 Điều 17; khoản 1 Điều 18; điểm a khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều 25; điểm a và điểm b khoản 1 Điều 26; khoản 1 Điều 27; khoản 1, điểm a và điểm b khoản 2 Điều 28; khoản 1 và khoản 2 Điều 29; điểm a, điểm b khoản 1, điểm a khoản 2 và điểm a khoản 3 Điều 30; Điều 31 và khoản 1 Điều 33 Nghị định này;
b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xử phạt đối với những hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 6; Điều 7; Điều 8; Điều 9; Điều 10; Điều 11; Điều 13; Điều 14; Điều 15; Điều 16; Điều 17; Điều 18; Điều 19; Điều 20; Điều 22; Điều 23; Điều 24; Điều 25; Điều 26; Điều 27; khoản 1, 2 và 3 Điều 28; Điều 29; Điều 30; Điều 31; Điều 32; Điều 33 và Điều 35 Nghị định này.
c) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xử phạt đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 6; Điều 7; Điều 8; Điều 9; Điều 10; Điều 11; Điều 12; Điều 13; Điều 14; Điều 15; Điều 16; Điều 17; Điều 18; Điều 19; Điều 20; Điều 21; Điều 22; Điều 23; Điều 24; Điều 25; Điều 26; Điều 27; Điều 28; Điều 29; Điều 30; Điều 31; Điều 32; Điều 33; Điều 34 và Điều 35 Nghị định này.
2. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Thanh tra:
a) Chánh Thanh tra Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục trưởng Chi cục có chức năng quản lý chuyên ngành về chăn nuôi, thú y; Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Cục Chăn nuôi; Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Chi cục có chức năng quản lý chuyên ngành về chăn nuôi, thú y xử phạt đối với những hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 6; Điều 7; Điều 8; Điều 9; Điều 10; Điều 11; Điều 12; Điều 13; Điều 14; Điều 15; Điều 16; Điều 17; Điều 18; Điều 19; Điều 20; Điều 21; Điều 22; Điều 23; Điều 24; Điều 25; Điều 26; Điều 27; khoản 1, 2 và 3 Điều 28; Điều 29; Điều 30; Điều 31; Điều 32; Điều 33 và Điều 35 Nghị định này;
b) Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành về chăn nuôi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xử phạt đối với những hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 6; Điều 7; Điều 8; Điều 9; Điều 10; Điều 11; Điều 12; Điều 13; Điều 14; Điều 15; Điều 16; Điều 17; Điều 18; Điều 19; Điều 20; Điều 21; Điều 22; Điều 23; Điều 24; Điều 25; Điều 26; Điều 27; khoản 1, 2 và 3, điểm a khoản 4 Điều 28; Điều 29; Điều 30; Điều 31; Điều 32; Điều 33 và Điều 35 Nghị định này;
c) Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật; Chi cục trưởng Chi cục Kiểm dịch thực vật vùng thuộc Cục Bảo vệ thực vật; Chi cục trưởng Chi cục có chức năng quản lý chuyên ngành bảo vệ thực vật; Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Cục Bảo vệ thực vật xử phạt đối với những hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 3, điểm b khoản 4, khoản 5 và khoản 6 Điều 17; Điều 19; khoản 1 và khoản 2 Điều 20; Điều 22 Nghị định này;
d) Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản; Chi cục trưởng Chi cục có chức năng quản lý chuyên ngành về quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản; Chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản Trung Bộ, Chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản Nam Bộ thuộc Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản; Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản xử phạt đối với những hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 4 Điều 29 và Điều 35 Nghị định này;
đ) Cục trưởng Cục Thú y; Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Cục Thú y; Chi cục trưởng Chi cục Thú y vùng; Chi cục trưởng Chi cục Kiểm dịch động vật vùng thuộc Cục Thú y xử phạt đối với những hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 3, điểm b khoản 4, khoản 5 và khoản 6 Điều 17; Điều 19; khoản 1 và khoản 2 Điều 20; Điều 22; Điều 29 và Điều 35 Nghị định này;
e) Chánh Thanh tra Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Cục trưởng Cục Chăn nuôi xử phạt đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 6; Điều 7; Điều 8; Điều 9; Điều 10; Điều 11; Điều 12; Điều 13; Điều 14; Điều 15; Điều 16; Điều 17; Điều 18; Điều 19; Điều 20; Điều 21; Điều 22; Điều 23; Điều 24; Điều 25; Điều 26; Điều 27; Điều 28; Điều 29; Điều 30; Điều 31; Điều 32; Điều 33; Điều 34 và Điều 35 Nghị định này.
3. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Công an nhân dân:
a) Trưởng Công an cấp xã, Trưởng đồn Công an, Trưởng trạm Công an cửa khẩu, khu chế xuất, Trưởng Công an cửa khẩu Cảng hàng không quốc tế, Thủy đội trưởng xử phạt đối với những hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 1 Điều 29 Nghị định này;
b) Trưởng Công an cấp huyện, Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát giao thông; Trưởng phòng Công an cấp tỉnh gồm Trưởng phòng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường, Trưởng phòng An ninh kinh tế, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu, Thủy đoàn trưởng xử phạt đối với những hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 1 Điều 6; khoản 1 Điều 7; khoản 2 Điều 13; khoản 4 Điều 14; điểm a, điểm b khoản 3, khoản 4 và khoản 5 Điều 17; khoản 2 Điều 20; điểm c khoản 3 Điều 22; Điều 24; điểm b khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều 25; điểm c khoản 1, khoản 3, điểm a khoản 4 và khoản 5 Điều 26; khoản 3 Điều 27; khoản 3 Điều 28; khoản 1, khoản 3 và điểm a, điểm b khoản 4 Điều 29; Điều 30; Điều 31; điểm b khoản 2 và khoản 3 Điều 32 Nghị định này;
c) Giám đốc Công an cấp tỉnh xử phạt đối với những hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 6; Điều 7; khoản 2 Điều 13; khoản 4, 5, 6 và 7 Điều 14; điểm a, điểm b khoản 3, khoản 4 và khoản 5 Điều 17; khoản 1 và khoản 2 Điều 20; điểm c khoản 3, khoản 4 và khoản 5 Điều 22; Điều 24; điểm b khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều 25; điểm c khoản 1, khoản 3, 4, 5 và 6 Điều 26; khoản 3 Điều 27; khoản 3 Điều 28; khoản 1, 3 và 4 Điều 29; Điều 30; Điều 31; khoản 2 và khoản 3 Điều 32; khoản 5 Điều 33; điểm b khoản 1 và khoản 2 Điều 35 Nghị định này;
d) Cục trưởng Cục cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường; Cục trưởng Cục cảnh sát giao thông; Cục trưởng Cục An ninh kinh tế, Cục trưởng Cục cảnh sát điều tra tham nhũng, kinh tế, buôn lậu xử phạt đối với những hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 6; Điều 7; khoản 2 Điều 13; khoản 4, 5, 6 và 7 Điều 14; điểm a và điểm b khoản 3, khoản 4, khoản 5 Điều 17; khoản 1 và khoản 2 Điều 20; điểm c khoản 3, khoản 4 và khoản 5 Điều 22; Điều 24; điểm b khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều 25; điểm c khoản 1, khoản 3, 4, 5 và 6 Điều 26; khoản 3 Điều 27; khoản 3 và khoản 4 Điều 28; khoản 1, 3 và 4 Điều 29; Điều 30; Điều 31; khoản 2 và khoản 3 Điều 32; khoản 5 Điều 33; điểm b khoản 1 và khoản 2 Điều 35 Nghị định này.
...
Như vậy theo quy định trên Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cơ quan Thanh tra, cơ quan Công an nhân dân có thẩm quyền xử phạt đối với hành vi bơm nước vào gia súc trước khi giết mổ.
Ai có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính về hành vi bơm nước vào gia súc?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 36 Nghị định 14/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính
1. Người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính về chăn nuôi gồm:
a) Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về chăn nuôi quy định tại các điều từ Điều 37 đến Điều 43 Nghị định này;
b) Công chức, viên chức trong các cơ quan quy định tại Điều 37, Điều 38, Điều 42 và Điều 43 Nghị định này được giao nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra phát hiện vi phạm hành chính về chăn nuôi;
c) Người thuộc lực lượng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân quy định tại Điều 39, Điều 40 và Điều 41 Nghị định này được giao nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra phát hiện vi phạm hành chính về chăn nuôi.
2. Người có thẩm quyền lập biên bản quy định tại khoản 1 Điều này có trách nhiệm ra quyết định xử phạt theo thẩm quyền hoặc chuyển cấp có thẩm quyền quy định tại các điều từ Điều 37 đến Điều 43 Nghị định này ra quyết định xử phạt.
Do hành vi bơm nước vào gia súc thuộc lĩnh vực chăn nuôi. Cho nên dựa vào quy định trên người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính đối với hành vi này bao gồm:
- Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về chăn nuôi quy định tại các điều từ Điều 37 đến Điều 43 Nghị định 14/2021/NĐ-CP;
- Công chức, viên chức trong các cơ quan quy định tại Điều 37, Điều 38, Điều 42 và Điều 43 Nghị định 14/2021/NĐ-CP được giao nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra phát hiện vi phạm hành chính về chăn nuôi;
- Người thuộc lực lượng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân quy định tại Điều 39, Điều 40 và Điều 41 Nghị định 14/2021/NĐ-CP này được giao nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra phát hiện vi phạm hành chính về chăn nuôi.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chạy xe quá tải phạt bao nhiêu 2025? Thời hạn có hiệu lực của giấy phép lưu hành xe quá tải trọng?
- Mẫu Quyết định thành lập Tiểu ban Văn kiện Đại hội Đảng bộ là mẫu nào? Tải mẫu? Đại hội Đảng bộ được xem là hợp lệ khi nào?
- Mẫu quyết định bầu Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty cổ phần mới nhất? Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty cổ phần do ai bầu?
- Kịch bản điều hành Đại hội chi bộ có cấp ủy? Tải về Kịch bản điều hành Đại hội chi bộ có cấp ủy?
- Bài viết chào mừng ngày 9 1 kỷ niệm 75 năm ngày truyền thống học sinh sinh viên? Ngày 9 1 1950 là ngày gì?