Hành khách muốn đổi chỗ từ hạng thấp lên hạng cao phải mua vé tàu hỏa bổ sung có đúng hay không?

Cho tôi hỏi, hành khách muốn đổi chỗ từ hạng thấp lên hạng cao có phải mua vé tàu hỏa bổ sung hay không? Trong trường hợp hàng khách bị mất thẻ lên tàu thì sẽ được giải quyết như thế nào? Xin cảm ơn. Câu hỏi của anh H (Quảng Bình).

Trường hợp hành khách muốn đổi chỗ từ hạng thấp lên hạng cao thì có phải mua vé tàu hỏa bổ sung hay không?

Căn cứ theo Điều 8 Thông tư 09/2018/TT-BGTVT có quy định về trường hợp mua vé tàu bổ sung như sau:

Vé bổ sung
1. Các trường hợp hành khách, người đi tàu phải mua vé bổ sung:
a) Hành khách muốn đi quá ga đến ghi trên vé;
b) Hành khách muốn đổi chỗ từ hạng thấp lên hạng cao;
c) Người đi tàu không có vé hoặc vé không hợp lệ.
2. Doanh nghiệp bán vé tàu bổ sung cho hành khách, người đi tàu thuộc quy định tại khoản 1 Điều này trên cơ sở khả năng đáp ứng của doanh nghiệp, không ảnh hưởng đến hành khách khác.
3. Trường hợp doanh nghiệp không thể bán vé bổ sung cho hành khách, người đi tàu do không đáp ứng quy định tại khoản 2 Điều này thì giải quyết như sau: Đối với hành khách, người đi tàu quy định tại điểm a, điểm c khoản 1 Điều này phải xuống tàu khi tàu chưa chạy hoặc xuống tàu tại ga gần nhất tàu có đỗ và phải thanh toán các chi phí theo quy định của doanh nghiệp; đối với hành khách quy định tại điểm b khoản 1 Điều này, tiếp tục sử dụng đúng chỗ ngồi đã ghi trên vé.

Theo đó, hành khách phải mua vé tàu hỏa bổ sung khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

- Hành khách muốn đi quá ga đến ghi trên vé;

- Hành khách muốn đổi chỗ từ hạng thấp lên hạng cao;

- Người đi tàu không có vé hoặc vé không hợp lệ.

Như vậy, trường hợp hành khách muốn đổi chỗ từ hạng thấp lên hạng cao thì phải mua vé tàu hỏa bổ sung theo quy định nêu trên.

Hành khách muốn đổi chỗ từ hạng thấp lên hạng cao phải mua vé tàu hỏa bổ sung đúng hay không?

Hành khách muốn đổi chỗ từ hạng thấp lên hạng cao phải mua vé tàu hỏa bổ sung đúng hay không? (Hình từ Internet)

Hành khách bị mất thẻ lên tàu thì được giải quyết như thế nào?

Theo Điều 22 Thông tư 09/2018/TT-BGTVT có quy định về mất vé, thẻ lên tàu như sau:

Mất vé, thẻ lên tàu
1. Trường hợp hành khách bị mất vé cứng thì hành khách báo cho nhân viên của doanh nghiệp. Trường hợp hành khách chứng minh được quyền sở hữu vé, doanh nghiệp có trách nhiệm cấp Giấy xác nhận để hành khách tiếp tục đi tàu. Mẫu Giấy xác nhận do doanh nghiệp quy định.
2. Trường hợp hành khách bị mất thẻ lên tàu thì giải quyết như sau:
a) Hành khách phải cung cấp cho doanh nghiệp về các thông tin của mình khi mua vé;
b) Trên cơ sở dữ liệu quản lý vé điện tử đã bán cho hành khách, đại diện doanh nghiệp cung cấp lại thẻ lên tàu cho hành khách đã mua.
3. Trường hợp doanh nghiệp không có đủ cơ sở để xác minh được là hành khách đã có vé đi tàu thì hành khách phải mua vé bổ sung theo quy định của doanh nghiệp hoặc hành khách phải xuống tàu tại ga gần nhất tàu có đỗ.

Như vậy, nếu hành khách bị mất thẻ lên tàu thì doanh nghiệp giải quyết như sau:

- Hành khách phải cung cấp cho doanh nghiệp về các thông tin của mình khi mua vé;

- Trên cơ sở dữ liệu quản lý vé điện tử đã bán cho hành khách, đại diện doanh nghiệp cung cấp lại thẻ lên tàu cho hành khách đã mua.

Ngoài ra, hành khách đi tàu phải mua vé bổ sung hoặc hành khách phải xuống tàu tại ga gần nhất tàu có đỗ trong trường hợp doanh nghiệp không có đủ cơ sở để xác minh được là hành khách đã có vé đi tàu.

Hành khách mua vé đi tàu hỏa có được đổi vé trước giờ tàu chạy hay không?

Tại Điều 9 Thông tư 09/2018/TT-BGTVT có quy định về trả lại vé, đổi vé đi tàu như sau:

Trả lại vé, đổi vé đi tàu
Hành khách có quyền trả lại vé, đổi vé trước giờ tàu chạy. Doanh nghiệp quy định cụ thể mức khấu trừ tương ứng với thời gian trả lại vé, đổi vé và các nội dung khác có liên quan đến việc trả lại vé, đổi vé của hành khách.

Theo quy định này, hành khách có thể đổi vé đi tàu trước giờ tàu hỏa chạy. Bên cạnh đó, hành khách sẽ chịu mức khấu trừ tiền vé đã mua tương ứng với thời gian trả lại vé và các nội dung khác có liên quan, mức khấu trừ sẽ cho doanh nghiệp kinh doanh vận tải hành khách quy định cụ thể.

Ai là đối tượng được ưu tiên khi xếp hàng mua vé tàu hỏa?

Đối tượng được ưu tiên khi xếp hàng mua vé tàu lửa được quy định tại Điều 7 Thông tư 09/2018/TT-BGTVT như sau:

Ưu tiên xếp hàng mua vé đi tàu
Đối tượng được ưu tiên xếp hàng mua vé đi tàu tại địa điểm bán vé theo thứ tự sau đây:
1. Người có bệnh nặng mà có yêu cầu của cơ quan y tế phải nhanh chóng chuyển đi.
2. Thương binh, bệnh binh.
3. Người khuyết tật.
4. Phụ nữ có thai.
5. Người đi tàu kèm trẻ nhỏ dưới 24 tháng tuổi.
6. Người già từ đủ 60 tuổi trở lên.
7. Các đối tượng ưu tiên khác do doanh nghiệp quy định.

Như vậy, những đối tượng được ưu tiên xếp hàng mua vé tàu hỏa tại điểm bán vé tàu bao gồm:

- Người có bệnh nặng mà có yêu cầu của cơ quan y tế phải nhanh chóng chuyển đi.

- Thương binh, bệnh binh.

- Người khuyết tật.

- Phụ nữ có thai.

- Người đi tàu kèm trẻ nhỏ dưới 24 tháng tuổi.

- Người già từ đủ 60 tuổi trở lên.

- Các đối tượng ưu tiên khác do doanh nghiệp quy định.

Giao thông vận tải đường sắt
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Nguyên tắc xây dựng giá dịch vụ Điều hành giao thông vận tải đường sắt được quy định như thế nào?
Pháp luật
Việc phân bổ và công bố biểu đồ chạy tàu có nằm trong nội dung điều hành giao thông vận tải đường sắt không?
Pháp luật
Khi điều hành giao thông vận tải đường sắt có phải tuân thủ biểu đồ chạy tàu đã công bố hay không?
Pháp luật
Vé tàu hỏa hợp lệ phải đáp ứng điều kiện gì? Người đi tàu có con nhỏ dưới 24 tháng tuổi có được ưu tiên xếp hàng mua vé tàu hỏa hay không?
Pháp luật
Hành khách muốn đổi chỗ từ hạng thấp lên hạng cao phải mua vé tàu hỏa bổ sung có đúng hay không?
Pháp luật
Người gửi hành lý ký gửi phải có trách nhiệm như thế nào khi sử dụng dịch vụ vận tải đường sắt quốc gia?
Pháp luật
Nội dung đề án đầu tư tuyến đường sắt tốc độ cao trục Bắc - Nam theo kết luận của Chính phủ?
Pháp luật
Tổ chức điều hành giao thông vận tải đường sắt là gì? Người nhận được tin báo về tai nạn giao thông đường sắt có được báo cho tổ chức không?
Pháp luật
Phương án giá dịch vụ điều hành giao thông vận tải đường sắt được phê duyệt và điều chỉnh như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Giao thông vận tải đường sắt
Phạm Thị Thục Quyên Lưu bài viết
1,119 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Giao thông vận tải đường sắt

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Giao thông vận tải đường sắt

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào