Hàng xóm xây nhà bít lối đi chung ra đường công cộng thì phải làm sao? Và có thể nhờ Ủy ban nhân dân xã đứng ra giải quyết được không?
- Hàng xóm xây nhà bít lối đi chung ra đường công cộng thì phải làm sao?
- Hàng xóm xây nhà bít lối đi chung ra đường công cộng thì có thể nhờ Ủy ban nhân dân xã đứng ra giải quyết được không?
- Nếu Ủy ban nhân dân xã vẫn không hòa giải được về việc hàng xóm xây nhà bít lối đi chung ra đường công cộng thì phải làm sao?
Hàng xóm xây nhà bít lối đi chung ra đường công cộng thì phải làm sao?
Hàng xóm xây nhà bít lối đi chung ra đường công cộng thì phải làm sao? (Hình từ Internet)
Về vấn đề này, tại Điều 254 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau:
Quyền về lối đi qua
1. Chủ sở hữu có bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản của các chủ sở hữu khác mà không có hoặc không đủ lối đi ra đường công cộng, có quyền yêu cầu chủ sở hữu bất động sản vây bọc dành cho mình một lối đi hợp lý trên phần đất của họ.
Lối đi được mở trên bất động sản liền kề nào mà được coi là thuận tiện và hợp lý nhất, có tính đến đặc điểm cụ thể của địa điểm, lợi ích của bất động sản bị vây bọc và thiệt hại gây ra là ít nhất cho bất động sản có mở lối đi.
Chủ sở hữu bất động sản hưởng quyền về lối đi qua phải đền bù cho chủ sở hữu bất động sản chịu hưởng quyền, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
2. Vị trí, giới hạn chiều dài, chiều rộng, chiều cao của lối đi do các bên thỏa thuận, bảo đảm thuận tiện cho việc đi lại và ít gây phiền hà cho các bên; nếu có tranh chấp về lối đi thì có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác xác định.
3. Trường hợp bất động sản được chia thành nhiều phần cho các chủ sở hữu, chủ sử dụng khác nhau thì khi chia phải dành lối đi cần thiết cho người phía trong theo quy định tại khoản 2 Điều này mà không có đền bù.
Theo quy định trên thì có thể hiểu rằng đây là một quyền đặc biệt của người sử dụng, sở hữu bất động sản. Nếu như bất động sản của họ bị vây bọc bởi các bất động sản của những chủ sở hữu khác mà không có hoặc không đủ lối đi ra đường công cộng thì họ có quyền yêu cầu chủ sở hữu bất động sản vây bọc dành cho mình một lối đi hợp lý trên phần đất của họ.
Việc mở lối đi này sẽ trên nguyên tắc tại nơi được coi là thuận tiện và hợp lý nhất, có tính đến yếu tố lợi ích của bất động sản bị vây bọc và thiệt hại gây ra là ít nhất cho bất động sản có mở lối đi, và khi yêu cầu mở lối đi cho mình thì mình phải thực hiện việc đền bù cho chủ sở hữu bất động sản có lối đi qua đó, trừ trường hợp nếu mình có thỏa thuận khác với nhau.
Về vị trí, giới hạn chiều dài, chiều rộng và chiều cao của lối đi do các bên tự thỏa thuận trên nguyên tắc bảo đảm thuận tiện cho việc đi lại và ít gây phiền hà cho các bên. Trong trường hợp có phát sinh tranh chấp về lối đi thì có quyền yêu cầu cầu Tòa hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định.
Cho nên trong trường hợp này nếu mình đang chuẩn bị xây nhà thì có thể liên hệ trao đổi trước với nhà hàng xóm của mình để trao đổi với họ về việc mở lối đi này tạo điều kiện cho mình ra đường công cộng để họ có sự chuẩn bị trước khi xây dựng. Trường hợp không thể thỏa thuận được thì có thể liên hệ với Ủy ban nhân dân để được hỗ trợ thêm.
Hàng xóm xây nhà bít lối đi chung ra đường công cộng thì có thể nhờ Ủy ban nhân dân xã đứng ra giải quyết được không?
Tại Điều 202 Luật Đất đai 2013 quy định như sau:
Hòa giải tranh chấp đất đai
1. Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở.
2. Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức việc hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phương mình; trong quá trình tổ chức thực hiện phải phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác. Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân cấp xã được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.
4. Việc hòa giải phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên và có xác nhận hòa giải thành hoặc hòa giải không thành của Ủy ban nhân dân cấp xã. Biên bản hòa giải được gửi đến các bên tranh chấp, lưu tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp.
5. Đối với trường hợp hòa giải thành mà có thay đổi hiện trạng về ranh giới, người sử dụng đất thì Ủy ban nhân dân cấp xã gửi biên bản hòa giải đến Phòng Tài nguyên và Môi trường đối với trường hợp tranh chấp đất đai giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau; gửi đến Sở Tài nguyên và Môi trường đối với các trường hợp khác.
Phòng Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường trình Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định công nhận việc thay đổi ranh giới thửa đất và cấp mới Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Hàng xóm xây nhà bít lối đi chung ra đường công cộng thì nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải nếu không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.
Nếu Ủy ban nhân dân xã vẫn không hòa giải được về việc hàng xóm xây nhà bít lối đi chung ra đường công cộng thì phải làm sao?
Tại Điều 203 Luật Đất đai 2013 quy định như sau:
Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai
Tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành thì được giải quyết như sau:
1. Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết;
2. Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây:
a) Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 Điều này;
b) Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự;
...
Nếu Ủy ban nhân dân xã vẫn không hòa giải được về việc hàng xóm xây nhà bít lối đi chung ra đường công cộng thì nộp đơn lên cấp có thẩm quyền cao hơn để giải quyết cho phù hợp. Tùy vào trường hợp và điều kiện cụ thể mà có thể lựa chọn tòa án hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện/tỉnh để giải quyết.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Noel là ngày gì? Noel là ngày 24 hay 25? Lễ Giáng sinh người lao động có được nghỉ làm để đi chơi Noel không?
- Hình thức tổ chức họp báo cho báo chí của Bộ Công thương mấy tháng một lần? Do ai chủ trì thực hiện?
- Hành vi hành chính của cơ quan nào bị khiếu kiện thuộc thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm của Tòa án cấp tỉnh?
- Bộ luật Hình sự mới nhất hiện nay quy định những gì? Bộ luật Hình sự có nhiệm vụ gì? Nguyên tắc xử lý người phạm tội và pháp nhân thương mại phạm tội?
- Phương tiện đo nhóm 2 không có quy trình kiểm định thì có chuyển sang hiệu chuẩn thay thế được không?