Hàng siêu trường, hàng siêu trọng là gì? Lưu hành phương tiện vận chuyển hàng siêu trường, hàng siêu trọng trên đường bộ như thế nào?

Hiện nay, tôi muốn biết hàng siêu trường, hàng siêu trọng là gì? Phương tiện vận chuyển hàng siêu trường, hàng siêu trọng là phương tiện gì? Ngoài ra, lưu hành phương tiện vận chuyển hàng siêu trường, hàng siêu trọng trên đường bộ như thế nào? Mong nhận được câu trả lời sớm nhất. Xin cảm ơn! Thắc mắc đến từ bạn L.K sống ở Bình Dương.

Hàng siêu trường, hàng siêu trọng là gì?

Quy định về hàng siêu trường, hàng siêu trọng được giải thích theo Điều 12 Thông tư 46/2015/TT-BGTVT cụ thể:

- Hàng siêu trường là hàng không thể tháo rời, khi xếp lên phương tiện vận chuyển có một trong các kích thước bao ngoài (của tổ hợp phương tiện và hàng hóa xếp trên phương tiện) như sau:

+ Chiều dài lớn hơn 20,0 mét;

+ Chiều rộng lớn hơn 2,5 mét;

+ Chiều cao tính từ điểm cao nhất của mặt đường xe chạy trở lên lớn hơn 4,2 mét; đối với xe chở container lớn hơn 4,35 mét.

- Hàng siêu trọng là hàng không thể tháo rời, có trọng lượng lớn hơn 32 tấn.

Vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng trên đường bộ

Lưu hành phương tiện vận chuyển hàng siêu trường, hàng siêu trọng trên đường bộ như thế nào? (Hình từ Internet)

Phương tiện vận chuyển hàng siêu trường, hàng siêu trọng là phương tiện gì?

Phương tiện vận chuyển hàng siêu trường, hàng siêu trọng quy định ở Điều 13 Thông tư 46/2015/TT-BGTVT cụ thể:

Phương tiện vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng
1. Phương tiện vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng là phương tiện có kích thước, tải trọng phù hợp với loại hàng hóa vận chuyển; đồng thời phù hợp với các thông số ghi trong Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe.
2. Trường hợp các rơ moóc kiểu module có tính năng ghép nối được với nhau sử dụng để chở hàng siêu trường, siêu trọng, cơ quan đăng kiểm xác nhận vào Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe với nội dung: “Được phép ghép nối các module với nhau và phải có Giấy phép lưu hành xe do cơ quan có thẩm quyền cấp phép”.

Theo đó, phương tiện vận chuyển hàng siêu trường, hàng siêu trọng là phương tiện có kích thước, tải trọng phù hợp với loại hàng hóa vận chuyển; đồng thời phù hợp với các thông số ghi trong Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe.

Lưu ý:

Trường hợp các rơ moóc kiểu module có tính năng ghép nối được với nhau sử dụng để chở hàng siêu trường, siêu trọng, cơ quan đăng kiểm xác nhận vào Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe với nội dung:

“Được phép ghép nối các module với nhau và phải có Giấy phép lưu hành xe do cơ quan có thẩm quyền cấp phép”.

Lưu hành phương tiện vận chuyển hàng siêu trường, hàng siêu trọng trên đường bộ như thế nào?

Lưu hành phương tiện vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng trên đường bộ theo Điều 14 Thông tư 46/2015/TT-BGTVT cụ thể:

- Phương tiện vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng lưu hành trên đường bộ phải thực hiện theo các quy định tại Điều 11 Thông tư 46/2015/TT-BGTVT như sau:

Lưu hành xe quá tải trọng, xe quá khổ giới hạn, xe bánh xích trên đường bộ
1. Việc lưu hành xe quá tải trọng, xe quá khổ giới hạn, xe bánh xích trên đường bộ phải bảo đảm an toàn giao thông và an toàn cho công trình đường bộ.
2. Tổ chức, cá nhân là chủ phương tiện, người vận tải, người thuê vận tải hoặc người điều khiển phương tiện khi lưu hành xe quá tải trọng, xe quá khổ giới hạn, xe bánh xích trên đường bộ phải thực hiện các quy định sau:
a) Có Giấy phép lưu hành xe quá tải trọng, xe quá khổ giới hạn, xe bánh xích trên đường bộ do cơ quan có thẩm quyền cấp;
b) Tuân thủ các quy định được ghi trong Giấy phép lưu hành xe.
3. Xe chở hàng hóa vượt quá khối lượng hàng hóa cho phép của xe theo thiết kế của nhà sản xuất hoặc vượt quá khối lượng hàng hóa cho phép ghi trong Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe không được phép lưu hành trên đường bộ.

- Người điều khiển phương tiện vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng khi lưu thông trên đường bộ phải tuân thủ các điều kiện quy định ghi trong Giấy phép lưu hành xe; đồng thời tuân thủ chỉ dẫn của người điều hành hỗ trợ dẫn đường, hộ tống (nếu có).

- Các trường hợp phải có xe hỗ trợ dẫn đường, hộ tống:

+ Khi xếp hàng hóa lên phương tiện vận chuyển có một trong các kích thước bao ngoài (của tổ hợp phương tiện và hàng hóa xếp trên phương tiện) như sau: chiều rộng lớn hơn 3,5 mét; chiều dài lớn hơn 20 mét;

+ Tại vị trí công trình phải gia cường đường bộ.

- Các trường hợp phải khảo sát đường bộ:

+ Khi xếp hàng lên phương tiện có một trong các kích thước bao ngoài như sau: chiều rộng lớn hơn 3,75 mét hoặc chiều cao lớn hơn 4,75 mét hoặc chiều dài lớn hơn 20 mét đối với đường cấp IV trở xuống hoặc lớn hơn 30 mét đối với đường cấp III trở lên;

+ Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ có tổng trọng lượng của xe hoặc có tải trọng trục xe vượt quá khả năng khai thác của đường bộ.

Hàng siêu trường
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Hàng siêu trường, hàng siêu trọng là gì? Lưu hành phương tiện vận chuyển hàng siêu trường, hàng siêu trọng trên đường bộ như thế nào?
Pháp luật
Hàng siêu trường là gì? Cơ quan nào chịu trách nhiệm quy định về vận tải hàng siêu trường trên đường sắt?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Hàng siêu trường
Nguyễn Anh Hương Thảo Lưu bài viết
2,080 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Hàng siêu trường

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Hàng siêu trường

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào